Một số bạn trở thành sinh viên rồi nhưng vẫn có một số thứ chẳng biết gì! Suốt ngày cứ "lơ mơ" hệt như một chú gà công nghiệp.
Hành trang trở thành một tân sinh viên không chỉ gói gọn trong niềm
vui đỗ ĐH. Với nhiều bạn đây là cánh cửa mở ra một thế giới mới. Đó có
thể là một cuộc sống xa nhà với bao buồn vui nhưng cũng có thể là một
bước ngoặt mới để teen thay đổi chính mình. Thế nhưng, có nhiều teen lại
vô tư không biết gì, không chuẩn bị gì để trở thành một tân sinh viên.
Không biết về đường sá
Khăn
gói hành trang lên thành phố học nhiều teen choáng ngợp với những tòa
nhà cao tầng, những con đường ồn ào xe cộ, những dòng người tấp nập…
Thay vì đi tìm hiểu, dạo quanh phố xá xung quanh trường học, quanh nhà
trọ thì nhiều teen lại ở lỳ trong phòng, không chịu bước ra khỏi nhà.
Hầu như con đường của những teen ấy đi chỉ thẳng một lối từ nhà tới
trường và từ trường về nhà.
Ánh Tuyết ( SV năm 1 ĐH KT) kể rằng:
“Mình có một nhỏ bạn mới quen, là người Quảng Trị. Bạn ấy ra Đà Nẵng
được khoảng hơn 2 tuần rồi nhưng suốt ngày cứ quanh quẩn ở trong nhà
không đi đâu hết. Nhà trọ thì cũng gần trường nên ngoài việc học trên
trường bạn ấy hầu như không đi đâu cả.
Thế
rồi trong một lần đi photo tài liệu gần trường, không hiểu sao bạn ấy
lại đi lạc vòng vèo qua vài con đường. Bị lạc đường như vậy nhưng vẫn
không chịu hỏi đường đi để quay lại trường, cuối cùng càng đi càng xa.
Trời gần tối mới chịu điên thoại cho mình nói là đang bị lạc đường.”
Một
số bạn khác thì cho rằng chưa thích nghi được với đường sá và cuộc sống
ở môi trường mới nên tạm thời không thích đi đâu cả. Ban bè cũng chưa
có nhiều nên cứ hết học là về thẳng nhà mà không la cà ở ngoài.
Chi tiêu cho bản thân
Việc
ổn định chi tiêu cho bản thân khi là một sinh viên là một điều rất cần
thiết. Để tránh tình trạng đầu tháng ăn chơi xả láng, cuối tháng lại đi
vay mượn thì teen nên chi tiêu mọi thứ một cách hợp lý nhất.
Có
lẻ với nhiều bạn đầu sẽ chưa thích nghi được với cuộc sống đắt đỏ ở
thành phố, hoặc chưa rành về đường sá nên còn khá lúng túng khi đi chợ
nấu ăn. Điều này chúng ta có thể thông cảm được. Tuy nhiên, không thể ỷ
lại vì là mới nhập học nên được ba mẹ cho nhiều tiền mà suốt ngày teen
cứ “ăn sang” hoặc cứ ăn cơm bụi suốt ngày.
Tuyết Mai (SV năm 1 ĐH NN) thì vô tư kể rằng: “Ba
mẹ cho tớ khá nhiều tiền để mua đồ dùng sinh hoạt cho phòng trọ. Nhưng
bữa trước đi dạo vài vòng phố xá thấy nhiều shop áo quần đẹp quá, tớ mua
vài bộ. Mua về nhà thì lại thiếu hụt tiền mua vật dụng, không lẽ tớ lại
xin tiền tiếp bố mẹ, cũng không thể vay mượn mấy bạn mới quen được. Bây
giờ không biết sao nữa, thôi thì tới đâu hay tới đó vậy.”
Sống chung với bạn cùng phòng
Ban
đầu có lẽ teen sẽ được sắp xếp ngẫu nhiên với một bạn nào đó. Đây là
vấn đề rắc rối muôn thuở của sinh viên. Vì chưa biết rõ được tính tình,
thói quen của bạn mình mà nhiều tình huống dở khóc dở cười xảy ra.
Việc
góp ý chân thành và nói ra những thói quen của mình ngay từ lúc sống
chung là một điều cần thiết. Để tránh những khó chịu khi không hòa nhập
với bạn mình thì teen nên ý tứ một chút về cuộc sống của bạn đó. Nếu đã
biết rõ bạn ấy như thế mà vẫn cố tình hoặc vô tư coi như không có chuyện
gì thì rất dễ gây xích mích.
Yến Nhi (SV năm 1 ĐH SP) chia sẻ: “Mới
đầu thì tớ có thể cho qua việc bạn ấy chưa quen nên để bừa bộn cũng
được, nhưng đã hơn một tuần trôi qua mà bạn ấy vẫn chứng nào tật nấy. Tớ
không chịu nổi cái tính tiểu thư của bạn ấy nữa, suốt ngày điệu đà mà
đồ đạc, áo quần vứt lung tung. Đến khi tắm lại tắm hơn cả tiếng đồng hồ,
ở nhà sống như thế nào thì kệ chứ, ra đây sống chung với người khác mà
vẫn giữ nguyên cái tính ấy là tớ rất khó chịu. Nhiều lần góp ý nhưng vẫn
bạn ấy vẫn như vậy. Mới sống chung như vậy liệu không biết sau này có
lâu dài được không nữa”.
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoa và Gia sư hóa và gia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét