Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

Dựa vào đâu để cân nhắc bỏ hay giữ “học lễ”?

Thống nhất nghĩa gốc của “lễ” để khỏi bàn cãi vô bổ
Cứ làm như chúng ta có quyền đưa ra khái niệm “lễ” cho thời hiện đại. Không đâu! Chữ “lễ” (trong “tiên học lễ”) là di sản ngàn năm, sửa đổi tuỳ tiện là mắc tội. Sửa đổi đến mất cả nghĩa gốc thì tội nặng lắm. Với di sản vật thể cũng vậy. 
Ngày xưa, tổ tiên ta học “Lễ” đúng với nghĩa gốc của Lễ; và học “Văn” cũng đúng nghĩa của Văn (để làm quan văn). Ngày nay, vẫn y nguyên “tiên học lễ, hậu học văn” nhưng cách giải thích thì đủ kiểu. Ngoài ra, nhiếu ý kiến khăng khăng “phải học lễ”, nhưng học gì, thì bỏ lửng… Chỉ khổ các cháu: bị thúc “học đi” mà chẳng biết học gì, ở đâu, ai dạy...
Trước năm 1945, “lễ” được dạy ngay từ bậc tiểu học, trong môn Luân Lý (gọi tắt của Luân Thường và Đạo Lý). Học sinh dưới 10 tuổi phải học ứng xử trong nhiều mối quan hệ - chủ yếu là quan hệ với người “bậc trên” - gồm tới mấy chục bài. Dẫu vậy, cái quy tắc cốt lõi toát ra từ các bài vẫn thể hiện trung thành nghĩa gốc của khái niệm “lễ”.
Ngày nay, hô hào học sinh cả nước học “lễ” mà không có nội dung học , không có sách giáo khoa, và bói không ra thầy dạy “lễ”.    
Khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn ở Văn Miếu- Quốc Tử Giám
Cái quy tắc cốt lõi
Phương châm “tiên học lễ, hậu học văn” thâm nhập nước ta rất sớm: trước khi ta có Văn Miếu. Không thể thay đổi bất cứ chữ nào trong cụm từ 6 chữ này mà không làm biến dạng (kể cả làm méo mó, xuyên tạc) nghĩa gốc của cụm từ.
Bởi vậy, không thể tuỳ tiện giải thích chữ “lễ” khi nó nằm ở phương châm trên.
“Lễ” đưa quy tắc ứng xử (giao tiếp), trước hết là với bậc trên, rồi đến bậc ngang hàng và bậc dưới. Trẻ em chủ yếu ứng xử với bậc trên.
Vậy thì quy tắc thép khi ứng xử với “bậc trên” là: Kính cẩn (khúm núm) và Tuân phục (cấm cãi). Thay đổi quy tắc này thì chữ “lễ” của đức Khổng Tử sẽ thành chữ “lễ” mà cá nhân ông A hay bà B nào đó, đang tuỳ tiện sử dụng ở thời nay.
Bởi vậy làm rõ khái niệm mà “lễ” vốn có, chúng ta sẽ dễ thống nhất:
1)    được phép thay đổi “lễ” tới mức nào (để nghĩa gốc vẫn còn);
2)    Cần duy trì nó, hay cần thay thế nó. 
Té ra, một đứa trẻ có vô thiên lủng “bậc trên”
- Với người lớn, “bậc trên” cũng đủ nhiều.
Không chỉ có thần linh và Quân - Sư - Phụ... Mà ngay trong những quan hệ tưởng như bình đẳng, vẫn có trên - dưới: Anh là bậc trên của em (quyền huynh thế phụ), chồng bậc trên của vợ (xuất giá tòng phu). Vẫn phải áp dụng quy tắc kính cẩn và tuân phục.
- Với đứa trẻ, số “bậc trên” còn nhiều kinh khủng.
Đứa trẻ vừa sinh ra (khóc oe oe) đã thấy quanh mình toàn là bậc trên: anh chị, cha mẹ, ông bà… Bước chân vào mẫu giáo cũng vẫn vậy: Bạn ngang tuổi thì ít (chỉ 1-2 triệu), nhưng các anh chị lớp trên rất nhiều (20 triệu) và người lớn càng nhiều (60-70 triệu)…


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét