Nhập học được vài tháng, teen có những dấu hiệu sa sút về tinh thần và
thể chất. Càng ngày những teen ấy càng mất niềm tin vào ngành mình học
và một câu hỏi được đặt ra là: Mình đang học cái gì đây?
Không hứng thú vào chuyên ngành
Đừng
nghĩ rằng chỉ có SV nguyện vọng 2 mới không hứng thú vào ngành đã chọn
vì họ vẫn còn đang ấp ủ những dự định thi lại. Ngay cả những sinh viên
đậu nguyện vọng 1 vẫn có rất nhiều trường hợp rơi vào tình trạng chán
nản, nhận thấy ngành mình đã chọn ban đầu hoàn toàn không thích hợp với
mình. Đó là lý do khiến rất nhiều teen lên lớp chỉ học đối phó và học
chỉ với suy nghĩ cho đủ điểm mà thôi.
K.Loan (SV năm 1 ĐH Ngoại ngữ) nói rằng: “Học
được một thời gian mới phát hiện ra mình thật sự không đủ đam mê để
tiếp tục học ngành này, cứ nghĩ rằng mình thích học tiếng Trung nhưng
học rồi mới biết mình hoàn toàn không có khả năng để học tiếp. Bây giờ
lên trường học, mình hoàn toàn không có chữ nào vào đầu cả, vẫn đi học
đấy nhưng chỉ mong đủ điểm và mình đang tích cực ôn thi lại".
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Tham gia quá nhiều công tác xã hội
Ai
cũng biết những mặt tốt của việc tham gia vào các hoạt động xã hội,
nhưng việc lạm dụng và dành quá nhiều thời gian cho nó sẽ khiến cho việc
học bị chi phối rất nhiều. Có nhiều teen thậm chí bỏ cả việc học, một
tuần chỉ “viếng thăm” lớp học 2, 3 buổi còn thời gian còn lại dành cho
Đoàn - Hội. Đến khi kiểm tra thì không có một chút kiến thức nào ở trong
đầu.
T.Tùng (SV năm 1 ĐH Bách Khoa) được bạn bè nhận xét rằng:
“Nó thì năng nổ hoạt động lắm, việc gì cũng xung phong đi liền nên lớp
cũng được lợi từ nó nhiều. Nhưng mình không đồng ý khi nó bỏ việc học để
tham gia vào công tác. Dẫu biết rằng hoạt động tích cực sẽ được cộng
điểm, nhưng dù sao thì tấm bằng chuyên môn của mình vẫn hơn nhiều so với
các hoạt động".
Chính
vì thế mà chúng ta cần biết cân bằng giữa việc học và việc tham gia
hoạt động xã hội, hoàn thành tốt 2 bên là điều chúng ta cần cố gắng rất
nhiều, nhưng lại không dễ dàng làm được điều này đâu.
Chơi nhiều hơn học
Ở
một số trường, việc học rất đơn giản, chỉ cần lên trường điểm danh và
có mặt lúc thi là đủ. Chính vì môi trường học tự do như thế nên nhiều
tân sinh viên dường như đã quên đi mục đích của mình khi đã là sinh
viên.
Ngoài
ra, tâm lý teen là khi đã là sinh viên thì nên có một công việc làm
thêm để trang trải chi tiêu. Vì thế mà những sinh viên năm 1 đã nhanh
chóng kiếm cho mình những công việc khác nhau như gia sư, bán hàng…Vì
nghĩ rằng năm 1 học hành thoải mái và thời gian còn nhiều nên teen vô tư
làm những việc mình thích mà chẳng để tâm gì đến việc học. Vì thế khi
những kì thi đến gần cũng là lúc teen nhận ra mình đã mất quá nhiều bài
học.
Để
tạo thêm tình đoàn kết và sự thân thiện với nhau, ở một số lớp thường
xuyên tổ chức những cuộc đi chơi. Nhưng đi chơi quá nhiều làm teen hao
hụt “ngân khố” và buộc teen phải kiếm thêm việc làm, như thế thời gian
học ở nhà thường bị cắt xén tối đa. Nhiều teen đi làm về thì chỉ muốn
ngã ra giường làm một giấc chứ không thể học bài nổi được.
Tạm kết
Nếu
nhận thấy mình có những biểu hiện sa sút trong học tập thì teen nên
chấn chỉnh lại kịp thời, sớm nhận ra hướng đi nào là đúng cho riêng mình
để cố gắng thật sự. Dù có bận rộn như thế nào thì teen cũng phải ý thức
hơn trong việc học của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét