Cử nhân tài chính đạp xe, treo biển tìm việc
"Tôi cần một công việc. Tôi có bằng đại học ngành Tài
chính ngân hàng, có các chứng chỉ UBCKNN (uỷ ban Chứng khoán Nhà nước);
biết lập trình MATLAB, C++, VBA for EXCEL. Liên hệ: ...”, đó là nội dung
được ghi vào hai tấm giấy carton gắn vào mặt trước ghi đông và mặt yên
sau xe đạp của Huỳnh Ngọc Thành, 22 tuổi, tân cử nhân ĐH Tài chính
Marketing TP.HCM. Cậu đã đạp xe với "biển tiếp thị cá nhân" rong ruổi cả
ngày trời khắp các con phố Sài thành để tìm việc.
Hành động "khác người" của Thành xuất phát từ lý do tốt
nghiệp từ tháng 7/2011 đến thời điểm hiện tại (2/1012), cậu bạn người
Cam Ranh, Khánh Hòa vẫn chưa đầu quân vào công ty nào. Thành cho biết đã
nộp hồ sơ vào nhiều công ty nhưng vẫn chưa được gọi, có công ty đăng
quảng cáo trên mạng nhưng đến nơi lại gặp môi giới đa cấp, phải đóng
tiền, nơi gọi phỏng vấn thì chưa thấy trả lời. Không thể nằm chờ mãi,
cậu đã chọn hình thức tự tiếp thị cá nhân thế này để mong có nhà tuyển
dụng nào đó tình cờ để mắt đến.
Thành cũng thú thật, lúc đầu hơi e ngại, mặc cảm nhưng
vì "miếng cơm manh áo" nên cậu vẫn liều. Một điều nữa, cậu quyết định
chọn đi xe đạp bởi điều này sẽ gây được chú ý cho mọi người, đạp xe tốc
độ vừa phải, mọi người có thể đọc thấy kỹ thông tin, số điện thoại nếu
cần thì liên lạc. Và tất nhiên, trong giỏ xe của Huỳnh Ngọc Thành luôn
có sẵn tập hồ sơ đầy đủ giấy tờ để khi có người cần sẽ trao tận tay.
“Nếu tôi không có khả năng thì chắc chắn cũng không dám
chọn hình thức “tự giới thiệu” thế này đâu. Tôi tự tin vào khả năng có
thể đáp ứng tốt nhất về lao động ở chuyên ngành mình được đào tạo”,
Thành khẳng định.
Cũng may sau chiêu tự quảng cáo này, một số nhà tuyển dụng đã gọi Thành tới phỏng vấn.
Hiện Thành đang thuê phòng trọ ở chung với cậu em trai
làm ngành bất động sản, cũng đang gặp khó khăn. Người mẹ già 70 tuổi ở
quê nhà thì không còn khả năng để lao động.
Giảng viên gập mình "Xin đừng sờ lên đầu rùa" ở Văn Miếu
Phạm Huy Thông quỳ mọp trong tư thế giống như tượng rùa đá cõng bia ở nhà bia Tiến sĩ của Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội. |
Sau khi hàng loạt bức ảnh nam sinh, nữ sinh ngồi lên đầu rùa ở Văn Miếu
- Quốc Tử Giám gây bức xúc dư luận thì hành động của Phạm Huy Thông
(giảng viên ĐH Kiến trúc Hà Nội) cúi gập người cầu khẩn "Xin đừng sờ đầu
rùa" được đồng loạt mọi người tán dương.
Chủ nhân hình ảnh "kỳ quặc"… quỳ gập mình “xin đừng sờ
đầu rùa” này cho rằng, thông điệp không có gì quá sâu xa mà đơn giản anh
muốn nhắc mọi người hãy hành động và bảo vệ những giá trị văn hóa, lịch
sử quý rất cần được bảo tồn, lưu giữ này cho tốt.
Giảng viên, họa sĩ này chia sẻ: “Khoảng chục năm gần
đây xuất hiện việc mọi người tin rằng sờ đầu rùa sẽ được may mắn, thi cử
đỗ đạt. Trước hình ảnh đó tôi có nói chuyện với Ban quản lý Văn Miếu
- Quốc Tử Giám vì những cái đầu rùa đã phải tô trát bằng xi măng rồi.
Thế nên tôi mới làm việc đó đưa lên trang cá nhân ngày 8/7/2010, vào đợt
thi đại học lần 2, năm 2010” – anh Huy Thông cho biết thêm.
Phạm Huy Thông cũng không quên khẳng định rằng, hình ảnh đó không phải quỳ lạy mọi người đi qua mà ở đây Thông hiện vai giống con rùa để gửi thông điệp: Đừng sờ vào đầu rùa.
Dù với lý do nào chăng nữa thì hành động của Thông đều
được các thành viên trên mạng đồng tình, ngưỡng mộ và đáng học tập. Một
hành động nhắc nhở không hề ồn ào mà lại thiết thực, không hề đao to búa
lớn nhưng lại văn minh, sâu sắc khiến cho người phạm lỗi phải đỏ mặt vì
xấu hổ.
Hình ảnh chàng trai Nguyễn Duy Biểu (sinh năm 1987,
Biểu đã tốt nghiệp hệ trung cấp Cao đẳng Mỹ thuật Đồng Nai, quê ở Lâm
Đồng) lang thang đạp xe bán cà phê dạo trên các tuyến phố cổ tại Hà Nội đã gây sự chú ý đặc biệt trong dư luận.
Ngắn gọn, rõ ràng, dòng chữ gắn trên giỏ xe "Cà phê
arabica Đà Lạt nguyên chất và rang mộc 15.000 đồng/ly" đã đập ngay vào
mắt những ai nhìn thấy chiếc xe đạp này. Biểu lý giải, khẩu vị của người
Việt đang hỏng dần vì hàng loạt loại cà phê rởm khi pha trộn các thứ
như ngô, đỗ tương, hóa chất. Với tấm biển quảng cáo cà phê arabica
"nguyên chất và rang mộc", Biểu ước rằng chiếc xe dạo này sẽ góp phần
truyền bá thói quen uống arabica Việt, cũng như cà phê nguyên chất đến
người dân Thủ đô.
Ngay sau khi những thông tin về kiểu bán hàng độc đáo
này được đăng tải trên mạng, hàng nghìn bạn đọc trên cả nước đã bày tỏ
sự ủng hộ nhiệt tình với cách làm của Nguyễn Duy Biểu.
Không chỉ dừng lại ở đó, trên trang mạng xã hội của
mình, Biểu nhận được hàng nghìn lời mời kết bạn, những lời nhắn động
viên mong được thưởng thức đồ uống của chàng trai này cùng hàng loạt đơn
"đặt hàng" cà phê giao tận nơi. Từ một ngày bán được khoảng 10 đến 20
cốc, đến nay số lượng này đã tăng lên gấp nhiều lần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét