Ngày càng nhiều bình luận mang tính chất hung hăng nhưng vô nghĩa xuất hiện trên mạng.
Nhờ mạng Internet, mọi người được tiếp cận với thông
tin dễ dàng hơn bao giờ hết. Bạn có thể bày tỏ quan điểm về những điều
cảm thấy thích, không thích hoặc thậm chí rất ghét.
Nhưng có một thực tế rằng, ngày càng nhiều bình luận
mang tính chất hung hăng nhưng vô nghĩa xuất hiện trên mạng. Chúng không
giúp giải quyết vấn đề và cuối cùng chẳng ai chịu nhận sai. Điều này
vừa mất thời gian vừa gây ức chế cho người trong cuộc.
Nếu việc đấu khẩu trực tuyến không thoải mái và còn
hại sức khỏe, vậy tại sao chúng ta vẫn làm? Theo Art Maskman, Giáo sư
tâm lý của trường Đại học Texas (Mỹ), một loạt yếu tố xảy ra đồng thời
là nguyên nhân gây sự nóng nảy và thô lỗ khi bình luận trên mạng.
Đầu tiên, người tham gia tranh luận thường dùng tên ảo
và không phải chịu trách nhiệm cho bình luận gửi đi. Thứ hai, họ có xu
hướng thích đối đầu với những thứ kém hài lòng chứ không chấp nhận bỏ
qua dù chẳng ảnh hưởng gì đến mình. Thứ ba, hành động viết bày tỏ sự khó
chịu đơn giản hơn việc nói ra chúng.
Bên cạnh đó, việc tranh luận ảo thường không giống đời
thực. Người tham gia có thể viết dài miên man chỉ để tăng thêm độ tin
tưởng cho quan điểm. Nhưng trong thực tế, điều này khó xảy ra bởi
hiếm người giữ được bình tĩnh để nghe đối phương trình bày khi đang
tranh luận.
Giáo sư Edward Wasserman thuộc Đại học Washington and
Lee (Mỹ) nhận định, truyền thông là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng
trên. Ông chia sẻ: "Âm điệu của giọng
nói và cử chỉ có thể tác động rất lớn đến khả năng tiếp thu của bạn khi
nghe người khác nói. Càng xa rời những cuộc nói chuyện trực tiếp, mặt
đối mặt thì càng khó giao tiếp".
Đối với người trong cuộc, bạn nên tìm kiếm con người
thật khi trò chuyện. Phải chấp nhận sự thực rằng, luôn có những người
bất đồng quan điểm với bạn tại bất kỳ đâu, dù ở ngoài đời hay trong thế
giới ảo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét