iệc nhận
lớp và bám trụ được với lớp là điều không dễ đối với SV. Khó khăn thường
gặp nhất là thái độ của phụ huynh đối với gia sư. Không phải ai cũng
may mắn gặp được phụ huynh cởi mở, dễ tính. Nhiều người cứ kè kè bên con
mình, giám sát nhất cử nhất động của gia sư làm họ mất tự nhiên, cảm
thấy không được tôn trọng.
Bạn Thu Út (SV năm 4, Đại học Sư phạm TP.HCM) kể, lần
ấy Út dạy một bé lớp ba với mức lương khá cao, nhưng suốt buổi dạy bà mẹ
cứ ngó nghiêng quan sát làm Út rất khó chịu. Vả lại họ yêu cầu quá cao
về điểm số của con họ. Họ chỉ lấy những điểm thấp của con ra để trách
gia sư... trong khi những điểm tiến bộ của con thì họ không chú ý tới.
“Vì vậy nên chỉ sau một tháng mình đã quyết định nghỉ dạy.” - Út nói.
Nhưng điều khổ nhất với các gia sư thường đến từ các
học trò của mình. Học trò quá lười, quá chậm hiểu, ham chơi... dạy hoài
không tiến bộ, gia sư nản và... tự xin nghỉ. Vì “Nhận đồng tiền của
người ta mà con người ta không tiến bộ, mình thấy áy náy lắm!” - Nguyễn
Thị Lệ (Văn 3A, ĐH Sư phạm) tâm sự. Còn đối với những học sinh quá hiếu
động, lanh lợi lại hay đưa ra những câu hỏi hóc búa. Lệ kể việc dạy một
bé lớp một, bé rất nghịch ngợm. Một lần bé phạm lỗi bị mình đánh đòn,
thế là bé nói: “Đây là nhà cô hay nhà con mà cô dám đánh con?”... làm Lệ
rất bối rối”.
Dạy học trò nhỏ khổ đã đành, học trò lớn lại có nỗi khổ
riêng. Nhất là dạy môn văn, gia sư thường gặp rắc rối vì những thắc mắc
của học sinh về sự không thống nhất giữa cô dạy trên lớp và cô dạy ở
nhà. Khổ nỗi văn chương mỗi người cảm mỗi khác là lẽ thường tình. Cũng
có một số học sinh xem gia sư như người có thể giải đáp mọi thắc mắc, kể
cả những chuyện kiểu như “Thắc mắc biết hỏi ai”, làm gia sư rất khó xử.
Một học sinh lớp bốn đã hỏi Lệ: “Cô ơi, con đi đường hay thấy ở công
viên cảnh người lớn ngồi trên xe ôm nhau... vậy là sao hả cô?” Câu hỏi
mà đến giờ Lệ vẫn chưa biết trả lời sao với học trò mình.
Có trường hợp trò thân thiết cô quá mức rồi không cho
mẹ tắm mà bắt cô tắm. Thế là mỗi buổi cô phải đến sớm một chút để tắm
cho trò, phụ huynh đành phải trả thêm tiền tắm cho gia sư.
Nhiều khi, cũng vì phụ huynh quá lo làm ăn mà giao tất
cả mọi việc cho gia sư. Vì vậy ngoài nhiệm vụ giảng bài, gia sư còn phải
đóng vai trò của bảo mẫu, kể cả việc giữ nhà. Bạn Tuyết Mai (Trường ĐH
KHXH & NV TP. HCM) là một trường hợp như thế. Mai thường phải đến
sớm để đốc thúc học trò ăn cơm, tắm rửa... còn phụ huynh chỉ khi nào trả
lương mới giáp mặt gia sư. Gặp những trường hợp đó, gia sư vừa mệt mỏi
và bất mãn vì mang trách nhiệm quá nặng.
Tuy nhiên, việc dạy kèm đôi khi cũng có những niềm vui
nho nhỏ. Thanh Thúy (Văn 3B ĐH Sư Phạm) bộc bạch: “Hiện nay mình dạy ba
lớp, tuy vất vả nhưng rất thoải mái. Tất cả các học sinh xem mình như
người chị, người bạn thân thiết. Phụ huynh thì xem mình như con cháu
trong nhà, đối đãi rất tốt”. Nhưng những trường hợp như thế không phải
là nhiều.
Và phần biệt”đẳng cấp”!
Hiện nay xu hướng chung của các bậc phụ huynh là mong
con em mình học toán, lý, hóa... thuộc ban tự nhiên. Trong khi cả ban xã
hội thì duy chỉ có môn tiếng Anh là được “trọng dụng” tương đương. Bởi
vậy, sinh viên ban xã hội thường phải “cày bừa” vất vả với nghề gia sư
thì thu nhập mới “vừa đủ xài”.
Anh Thi, Thanh Thúy... là những SV viên phải “cày bừa”
cực khổ suốt bảy buổi/tuần/ba lớp... thì mới kiếm nổi tám trăm đến một
triệu một tháng! Thi và Thúy bảo cả tuần rảnh mỗi buổi sáng và buổi trưa
ngày chủ nhật, các ngày còn lại hầu như rảnh lúc nào cày lúc đó, lắm
khi thời gian cày bừa còn chiếm hết cả thời gian lên lớp nếu lịch học
xếp sau bị trùng giờ lịch dạy thêm.
Vì các lớp mà Thi, Thúy có thể đảm nhiệm là những học
sinh tiểu học, yêu cầu kiến thức chuyên ngành không cao mà chỉ cần dạy
tổng quát các môn, nói chung là từ A đến Z. Bởi vậy, dân học sư phạm văn
như các bạn có thể đảm nhiệm nhiều lớp tiểu học một lúc nếu siêng năng
và chịu khó.
Thu nhập cao đương nhiên thuộc về SV khoa toán và khoa
ngoại ngữ tiếng Anh. Trường hợp như cậu bạn cùng quê tôi (hiện đang học
năm hai, khoa toán tin, ĐH Sư phạm TP.HCM) là một minh chứng. Cậu dạy ba
lớp với lịch dạy rất thưa. Có lớp một tuần chỉ dạy một buổi nhưng cuối
tháng vẫn được hơn 200.000 đồng, vị chi 50.000 đồng/một buổi hai tiếng
đồng hồ.
Bởi lẽ, học viên của cậu là một cô giáo cấp hai đang
học tại chức, muốn nắm rõ hơn kiến thức nên chịu thuê cậu với giá cao.
Bên cạnh đó, cậu chỉ cần dạy thêm hai lớp khác, mỗi lớp dạy chỉ hai đến
ba buổi một tuần nhưng thu nhập mỗi tháng tổng cộng gần hai triệu đồng.
Từ ngày đi dạy thêm cậu hầu như tự lo được các khoản chi phí học tập cho
mình.
Đương nhiên để có được mối dạy “ngon ăn” như vậy, điều
quan trọng là bạn phải đảm bảo được chất lượng của các buổi học bằng vốn
kiến thức vững vàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét