Ông Lê Ngọc Điệp: "Đối với học sinh tiểu học hiện nay, không yêu cầu phải nâng cao, mở rộng kiến thức mà chỉ cần cho học sinh học đúng kĩ năng đã có trong sách giáo khoa là đủ, còn nếu em nào có năng khiếu thì có thể học thêm" |
Nếu sau khi học trên lớp, trẻ về nhà đi chơi, rồi ngủ như vậy cũng không phải là tốt. Vì vậy, sau khi trẻ về nhà, nếu cha mẹ bỏ ra một ít thời gian để trò chuyện, trao đổi với trẻ đó là điều rất tốt. Tôi rất khuyến khích phụ huynh nên hỏi con hôm nay cô đã dạy con cái gì, con phải chuẩn bị cái gì cho ngày mai, để có thể những buổi học đó nếu học sinh có những điều rất tốt thì cha mẹ nên khen con và ngược lại nếu như học sinh làm chưa tốt thì phụ huynh cũng cần hỗ trợ để con tiến bộ.
Đối với học sinh tiểu học hiện nay, không yêu cầu phải nâng cao, mở rộng kiến thức mà chỉ cần cho học sinh học đúng kĩ năng đã có trong sách giáo khoa là đủ, còn nếu em nào có năng khiếu thì có thể học thêm.
Còn việc giao bài tập về nhà ở đây, chúng ta phải hiểu đó là việc giáo viên cứ ra hết bài này đến bài khác để học sinh làm, hay đưa những bài khó hơn cho học sinh để học sinh tìm tòi hoàn thành thì hoàn toàn không được. Chúng ta phải hiểu rằng mỗi bài, mỗi môn học hay mỗi ngày học đều có những kĩ năng khác nhau, có yêu cầu khác nhau đòi hỏi học sinh phải học tập, còn nếu đạt được thì học làm gì nữa.
- Thực tế, có nhiều phụ huynh gặp riêng cô giáo để xin bài tập về nhà hoặc thuê gia sư về dạy con học để giảm thời gian chơi điện tử, xem ti vi...Theo ông, phụ huynh chọn cách này có hợp lý?
Tìm cách học cho con đó là trách nhiệm của cha mẹ nhưng không phải là cách
giáo dục tốt. Những phụ huynh này họ làm như vậy vì họ chỉ muốn cho xong việc,
muốn có việc cho học sinh làm để mình được được rảnh rang.
Và đó là lỗi của phụ huynh chứ không phải của giáo dục. Giáo dục không yêu
cầu cha mẹ học sinh tìm bài cho con vì những bài này học sinh đã có kiến thức và
kĩ năng học trên lớp và đã có thể làm được rồi.
Tôi rất khuyến khích những phụ huynh sau mỗi ngày học sinh học trên lớp, dành
một khoảng thời gian để trao đổi với con. Ví dụ hôm nay trẻ học âm e, cha mẹ có
thể hỏi, hôm này trong lớp con tìm được tiếng nào có âm e, hay bạn con tìm được
tiếng nào đó là cách ôn tập tốt.
Tất nhiên, phụ huynh có cách nghĩ của phụ huynh, nhiều phụ huynh quan niệm
rằng cứ ra nhiều bài tập cho trẻ mà không có bề dọc, không có bề ngang nào, điều
này chỉ gây áp lực cho con.
- Một số giáo viên và phụ huynh đánh giá chương trình giáo dục tiểu học hiện nay nặng, nếu không ra bài tập về nhà cho học sinh khó có thể đảm bảo được đúng chương trình?
- Một số giáo viên và phụ huynh đánh giá chương trình giáo dục tiểu học hiện nay nặng, nếu không ra bài tập về nhà cho học sinh khó có thể đảm bảo được đúng chương trình?
Chương trình giáo dục tiểu học hiện nay không có gì là nặng nhưng phương pháp
và cách dạy của chúng ta làm cho nó trở nên nặng. Ví dụ hôm nay trẻ đọc âm e, và
biết được âm e có tiếng mẹ, tiếng bé thế là được rồi. Tại sao các giáo viên và
phụ huynh cứ mong muốn con mình phải biết thêm cái này, thêm cái khác. Phương
pháp, cách thức dạy cũng làm cho nó trở nên nặng nề, đôi lúc sai sư phạm.
Chúng ta phải hiểu đối với lớp 1, viết là tập viết, văn là tập làm văn, đọc
là tập đọc. Và Giáo viên cũng như phụ huynh phải hiểu được tập là cái gì và
chương trình là yêu cầu trẻ tập chứ không phải làm được ngay. Đối với môn tập
viết đòi hỏi phải viết chữ đẹp thì trước hết phải viết đúng, trong viết đúng đó
nếu có những em sáng tạo thì nên học viết đẹp.
Đưa bé đến trường là để được giáo dục, được học hỏi chứ đâu phải để phục vụ.
Nếu hiểu như vậy thì nhẹ nhàng lắm.
- Ông có lời khuyên nào khi nhiều phụ huynh vì lo lắng nên cho con học
trước khi vào lớp 1?
Việc học trước là hoàn toàn không nên. Chương trình ở mầm non đã cho bé làm
quen chữ viết, nhìn và đọc.
Ví dụ có thể trẻ biết chữ e, nhưng cấu tạo như thế nào cách đặt bút, nối nét
thì nó chưa biết. Nhưng khi vào trường trẻ sẽ được dạy cấu tạo như thế nào, đặt
bút ở đâu và viết như thế nào đón mới là giáo dục. Cha mẹ không nên suy nghĩ
rằng con biết âm e đã là đúng, tại sao các phụ huynh lại cứ làm điều này.
Kể cả cách phát âm cũng vậy, đứa bé có thể đọc được nhưng nếu phát âm chưa
chính xác thì phải học. Vì vậy không nên cho trẻ học trước, như vậy sẽ gây ra
tâm lý chủ quan, trẻ cũng không phát hiện được những cái hay, những cái được
giáo dục trên lớp thì buổi học đó sẽ không còn hứng thú đối với trẻ.
- Như phân tích của ông thì việc kết hợp giữa giáo dục nhà trường và giáo
dục gia đình đúng cách sẽ có hiệu quả. Nhưng để làm tốt điều này thì gia đình và
nhà trường cần phải làm như thế nào?
Ngày xưa trẻ em đến trường là để học chữ, viết chữ, nhưng giáo dục bây giờ
luôn nói tới việc đổi phương pháp vì vậy đối với việc dạy và học cũng nên có
những phương pháp mới. Ngoài việc học sinh vào trường để học kiến thức, thì nên
có những trải nghiệm, những hoạt động cho trẻ được tham gia.
Đối với phụ huynh ở Việt nam điều rất tốt là chúng ta thường hay nói là trăm
sự nhờ thầy nhưng thực tế lại không làm theo thầy. Vì vậy cha mẹ nên lắng nghe
con trẻ học được cái gì và cùng với nhà trường để khuyên trẻ làm theo.
Nhiều phụ huynh hay bảo không dạy cho học sinh những kĩ năng sống đó là sai
lầm nhưng thực tế phụ huynh đâu có đọc những cuốn sách đạo đức, những cuốn sách
công dân trong khi những cái đó đã có hết trong chương trình. Vì vậy phụ huynh
cũng cần giúp trẻ, nhưng nên tin tưởng vào thầy cô.
- Cảm ơn ông!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét