Tìm kiếm một partime
Hầu
hết các tân sinh viên đều mong muốn kiếm một công việc nào đó để làm
như một sự đánh dấu quan trọng, thoát ra khỏi vỏ bọc của học sinh cấp 3.
Với sinh viên thì các công việc phổ biến thường là làm thêm tại các
quán cà phê, trà sữa, nhà hàng, phát tờ rơi quảng cáo, làm gia sư…
Đi
làm thêm là việc tiếp xúc trực tiếp với xã hội khác, đồng thời cũng là
cơ hội để teen tự tay làm ra chính đồng tiền của mình. Đó là một điều
đáng quý. Đi làm thêm sẽ giúp teen trang trải bớt một phần nào chi phí
sinh hoạt, giúp teen nâng cao khả năng giao tiếp…
Nếu
muốn cọ xát với ngành học của mình một cách cụ thể thì teen nên tìm
những công việc có liên quan tới ngành học của mình. Như thế, thì việc
làm thêm sẽ bổ trợ cho kiến thức thực tế bản thân rất nhiều.
Thùy Dương (SV năm 2 ĐH Xã hội Nhân văn) cho hay:
“Mình học ngành Báo chí nên muốn có kinh nghiệm viết lách nhiều hơn.
Chính vì thế mà mình đăng kí làm cộng tác viên cho một số tờ báo mạng và
báo giấy, vừa có thu nhập lại vừa giúp mình có điều kiện để nâng cao
tay nghề của bản thân. Ngoài việc viết báo thì mình còn đi làm gia sư
nữa để có thêm kinh nghiệm sống.”
Tìm hiểu về ngôi trường mình học
Chịu
khó bỏ ra một chút thời gian nghiên cứu về trường mình học sẽ có vô vàn
những điều hay ho mà teen không ngờ tới. Teen có thể tìm hiểu trường
mình thông qua các website, forum, hoặc có thể dò la tin tức từ các anh
chị đi trước.
Một điều khá thú vị là những anh
chị khóa trước sẽ nhiệt tình chỉ bảo cho teen biết trường mình học có
chỗ nào đẹp, chỗ nào yên tĩnh, thầy cô nào khó tính, nên đăng kí học
giáo viên nào là tốt, hay trường mình có những hoạt động ngoại khóa nào…
Những kinh nghiệm của “ma cũ” sẽ giúp cho teen chúng mình một phần nào
an tâm hơn rồi đấy.
Như Mai (SV năm 2 ĐH Ngoại ngữ) chia sẻ:
“Ban đầu mình cũng rất bỡ ngỡ khi bước vào trường. Lúc ấy mình chỉ muốn
thu mình vào một góc, không dám tiếp xúc với ai hết. Tình cờ quen được
một chị học khóa trên, chị ấy khá cởi mở nên chỉ thoáng chốc đã rủ rê
mình vào câu lạc bộ mà chị ấy tham gia. Thế là, chỉ trong một thời gian
ngắn mình đã không còn rụt rè nữa. Hiện tại, mấy anh chị còn đề cử mình
làm MC cho chương trình đón tân sinh viên sắp tới nữa đấy.”
Đối diện sự thay đổi về phương pháp học
Nhiều
teen tỏ ra rất hào hứng khi biết được rằng khi lên đại học thì việc học
trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Thầy cô không còn kiểm tra gắt gao như
cấp 3 nữa, sự tự học của sinh viên mới đóng vai trò cốt lõi. Tự học
nghĩa là teen tự làm chủ thời gian và phương pháp học của mình. Vì thế,
teen sẽ không còn cảm giác lo sợ mỗi lần bị kêu lên trả bài.
Nhiều
tân sinh viên cảm thấy rất thỏa mái với kiểu học này, không cần đi học
đều đặn chỉ cần điểm danh là đủ, vì thế mà những dịch vụ như đi học
thuê, hay điểm danh giùm diễn ra rất phổ biến ở môi trường ĐH. Tuy nhiên
việc mạo hiểm học kiểu đối phó này có rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Không đi học thường xuyên sẽ khiến teen ỷ lại, rồi từ đó việc học giảm
sút rất nhiều.
Mai Trang (SV năm 3 ĐH Sư Phạm) nói rằng:
“Việc tự học trên ĐH khá là nhẹ nhàng, với một số trường thì có hết
trong giáo trình nên nhiều bạn cứ ỷ lại rồi nghỉ học hoài, đến khi kiểm
tra thì vắt chân lên cổ mà chạy đua. Đừng nghĩ rằng không học thì đã có
người đi học hộ. Học ĐH dễ hay khó là tùy thuộc vào bản thân của chính
mình.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét