Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

Ý kiến chuyên gia về sửa đáp án môn Sử

Sau khi Bộ GD&ĐT công bố đáp án, một luồng ý kiến của các giảng viên, độc giả đã nêu lên sự sai sót gây thiệt thòi cho thí sinh. Bộ GD&ĐT đã điều chỉnh đáp án môn Lịch sử khối C như sau: Trong câu số 4a (Phần riêng): "Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời kỳ Chiến tranh lạnh".

Thời gian trước đó, PV Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS Đặng Thanh Toán (Giảng viên khoa Lịch sử - ĐH Sư phạm Hà Nội) về đáp án đề thi của Bộ Giáo dục trong bài viết: Đáp án ĐH môn Sử của Bộ GD: Vừa thừa, vừa thiếu, bất lợi cho thí sinh? Theo ông, đáp án được nêu ra có đến 3/4 nội dung còn sai sót. 

LTS: Xoay quanh “sự cố đáp án” môn Lịch sử trong kỳ thi tuyển sinh Đại học 2012, Báo Giáo dục Việt Nam nhận được khá nhiều phản hồi của độc giả về việc nên hay không nên điều chỉnh đáp án lần hai của Bộ GD&ĐT. Để rộng đường cho dư luận, chúng tôi xin đăng tải lá thư của độc giả Hạnh Đức.

Chiều 17/7/2012, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga khi trả lời một tờ báo điện tử, đã khẳng định: “Đáp án môn Sử đã chuẩn rồi và không cần chỉnh sửa gì nữa”.

Là những giáo viên dạy Sử ở bậc học THPT, chúng tôi xin gửi đến lãnh đạo Bộ tiếng nói chung nhất, phổ biến nhất rằng: Hình như Bộ đang né tránh công luận và không quan tâm đến tiếng nói của đông đảo thí sinh, phụ huynh, giáo viên môn Sử trên cả nước? Rất nhiều thí sinh đã thi đại học môn Sử năm nay, kể cả nhiều em học sinh giỏi thật sự băn khoăn, lo lắng về kết quả môn Sử của mình sắp tới với “thông báo cuối cùng” của Bộ GD&ĐT.
Nếu Thứ trưởng Bùi Văn Ga cùng các cơ quan chức năng hữu quan của Bộ chịu khó truy cập internet, chịu khó nghe ngóng thông tin (đâu có thiếu ) và cố gắng thử “vi hành” vì quyền lợi của thí sinh, vì nỗi niềm của các bậc phụ huynh và nỗi lo của số đông giáo viên Sử, có lẽ chuyện đã khác rất nhiều. Rất tiếc đó chỉ là giả sử, mà lịch sử thì không nên dùng trạng từ “nếu”!

Vì quyền lợi của đa số thí sinh, vì Lịch sử vẫn luôn là một bộ môn khoa học đòi hỏi sự chính xác, đa số giáo viên dạy Sử chúng tôi vẫn tái khẳng định: Đáp án môn Sử thi Đại học lần 2 mà Bộ đã điều chỉnh vẫn không chuẩn và rất nhiều thí sinh vẫn bị mất điểm vì đáp án đó. Từ khoa cử thời phong kiến đến thi tuyển sinh thời nay, việc phải sửa đổi đáp án đến lần thứ 2 đâu đã có tiền lệ. Và chúng tôi vẫn khó tin là Bộ sẽ công bố đáp án môn Sử lần thứ 3, dẫu biết rằng “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi…”!

Đến thời điểm này, một số trường đại học đã và đang chấm khẩn trương (thậm chí có Hội đồng chấm thi còn chấm cả buổi tối từ 19h30), nhiều Hội đồng chấm thi đã hoàn thành việc chấm bài môn Lịch sử. Chúng tôi thiết nghĩ, Ban đề thi của Bộ dù “đã nghiên cứu rất kỹ” (theo lời của Thứ trưởng Bùi Văn Ga), nhưng chỉ với số ít các chuyên gia và chỉ rất ít với các giáo viên dạy Sử, chúng tôi vẫn khẳng định: Đa số giáo viên dạy Sử ở bậc THPT trên toàn quốc không tán thành với lời khẳng định của Thứ trưởng về đáp án lần 2 của Bộ là “chuẩn rồi và không cần chỉnh gì nữa”!

Theo thông tin mà chúng tôi nhận được của rất nhiều (số đông) giáo viên dạy Sử cốt cán của các trường chuyên, vấn đề “sự cố đáp án môn Sử” sẽ được họ trao đổi một cách thẳng thắn, tranh luận một cách cởi mở, góp ý một cách chân thành với Bộ GD&ĐT trong Hội nghị tập huấn giáo viên cốt cán trường chuyên tại Đà Lạt từ ngày 30/7 đến 4/8/2012 sắp tới. Dù rằng, đến thời điểm đó thì mọi việc liên quan đến môn Sử coi như “việc đã rồi”, hầu hết các trường đại học đã công bố điểm và nhiều thí sinh đều được đón nhận và phải chấp nhận kết quả môn Sử có thể với nhiều cung bậc cảm xúc vui buồn không giống nhau.



Trong cuộc trò chuyện lần này, PGS.TS Đặng Thanh Toán chia sẻ: "Tôi rất thất vọng trước việc điều chỉnh đáp án của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tôi cho rằng điểm thi Sử thường thấp là do nhiều nguyên nhân, trong đó có đề thi và đáp án".

PGS. TS Đặng Thanh Toán, giảng viên Khoa Lịch sử - ĐH Sư phạm Hà Nội

Câu 1: Những sai sót không được chỉnh sửa, không có lý do

Cụ thể, TS. Đặng Thanh Toán cho rằng: Trong phần đáp án, câu số 1 Bộ GD & ĐT không chỉnh sửa theo kiến nghị của nhiều người, điều này vẫn chưa được rõ lý do: "Tại sao Bộ Giáo dục lại không tiến hành tranh luận? Thử hỏi với đáp án này thí sinh nêu cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai có được không? Hoặc trình bày nội dung và tác động cuộc khai thác lần thứ hai?"

PGS.TS Đặng Thanh Toán nhận định: "Câu này theo tôi trọng tâm là phân tích ảnh hưởng cuộc khai thác thuộc địa chứ không phải là nêu cuộc khai thác thuộc địa. Vì vậy cuộc khai thác thuộc địa chỉ là đặt nền để phân tích tác động của nó".

TS. Đặng Thanh Toán cũng nêu quan điểm: Cần hiểu thế nào là khai thác thuộc địa? Đó là đầu tư vốn, công nghệ vào các nghành kinh tế nhằm bóc lột nhân lực tài nguyên và thị trường tiêu thụ để phục vụ cho chính quốc. Bản chất cuộc khai thác lần hai không có gì khác trước, hết sức hạn chế sự phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp nặng nhằm cột chặt nền kinh tế nước ta lệ thuộc vào Pháp và không cạnh tranh với Pháp.

Theo ông, trong phần đáp án đề thi của Bộ Giáo dục, đây là câu tranh luận nhiều nhất và sẽ có những thí sinh nêu tác động cuộc khai thác bị thiệt thòi. Bởi thang điểm cho việc nói về cuộc khai thác chỉ nên chiếm 1/3 số điểm toàn bộ câu 1 là cùng, thế nhưng Bộ Giáo dục lại cho tới 1,5 điểm trên 2 điểm là vô lý. 

TS. Đặng Thanh Toán đề nghị Bộ cần xem lại câu này. Đề thi đã quá rõ ràng không thể có nhiều cách trả lời khác nhau được.

Câu 2: Nên có đáp án mở

Theo TS Đặng Thanh Toán, nên có đáp án mở, không nhất thiết phải đúng như đáp án, chủ yếu nêu được hai giai đoạn 1945-1946, 1946-1954, vừa kháng chiến vừa kiến quốc.

Câu 3: Không có thí sinh nào làm đúng theo đáp án của Bộ

TS. Đặng Thanh Toán cho rằng, nếu theo đáp án của Bộ GD & ĐT thì sẽ chẳng có em nào làm đúng cả. Đáp án cần phù hợp với trình độ của học sinh phổ thông, không thể lấy tư duy người lớn, nhà nghiên cứu để xem xét. Điều này rõ ràng là bất lợi cho thí sinh.

Sách giáo khoa lịch sử lớp 12 ban nâng cao (trang 259) có ghi: Sau thắng lợi Chiến dịch Tây Nguyên và Chiến dịch Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị... nhận định, thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam, từ đó đi đến quyết định phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kĩ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa.

Vậy ở đây đã rõ cơ sở nào đề ra quyết định đó rồi. Đương nhiên, nếu xét cơ sở trước đó cũng không có gì sai, bởi vì bao giờ những thắng lợi sau đều có cơ sở từ trước, thậm chí còn lâu dài trước cuối năm 1974-1975. TS Đặng Thanh Toán nhận định: "Đây cũng là điều cần phải thống nhất".

Câu 4a: Mốc thời gian vẫn chưa được điều chỉnh

TS Toán đặt câu hỏi cho Bộ Giáo dục: Tại sao Bộ không điều chỉnh về mốc thời gian, chính đáp án nói đến học thuyết Kaiphu (1991)? Chính sách Trở về châu Á, bình thường hoá với Trung Quốc tại sao lại không đề cập tới?

Ông cũng không tán thành mốc thời gian trong đáp án của Bộ Giáo dục là 1973- 1989 mà phải là mốc năm 1973-1991 theo đúng lịch sử đã chia.

Câu 4b: Thí sinh mất 0,5 điểm một cách vô lý

TS. Đặng Thanh Toán có nêu: Chính sách đối ngoại của Ấn độ đã được ghi trong sách giáo khoa ban nâng cao (trang 49): Ấn Độ thi hành chính sách hoà bình, trung lập tích cực, luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc. Ấn Độ là một trong những nước sáng lập phong trào không liên kết. Vị thế của Ấn Độ ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Vậy tại sao đáp án lại thêm câu nhận xét cuối cùng làm gi mà chiếm tới 0,5 điểm ?


Theo GS.TS Đỗ Thanh Bình - Giảng viên khoa Lịch sử - ĐH Sư phạm Hà Nội thì mỗi năm số người đạt điểm 0 môn Lịch sử tương đối nhiều, lý do không phải do giáo viên dạy tồi đi mà là vì đề thi đã làm khó thí sinh, các em viết lạc hết so với đáp án chứ không phải các em để giấy trắng

LTS: Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án môn thi Lịch sử hệ đại học năm 2012, Báo Giáo dục Việt Nam nhận được phản hồi của một số giảng viên dạy sử, độc giả quan tâm về sai sót trong đáp án. GS.TS. Đỗ Thanh Bình, Khoa Lịch sử, ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận ra sai sót, có chỉnh sửa đáp án, nhưng còn làm theo kiểu chắp vá. Vì vậy, cần được bổ khuyết để rút kinh nghiệm cho những năm sau.

Điểm 0 môn sử do... đề làm khó thí sinh

Cũng theo ý kiến của GS.TS Đỗ Thanh Bình thì mỗi năm số người đạt điểm 0 môn Lịch sử tương đối nhiều, lý do không phải do giáo viên dạy tồi đi mà là vì đề thi đã làm khó thí sinh. Theo TS, các em viết lạc hết so với đáp án chứ không phải các em để giấy trắng. TS Đỗ Thanh Bình cho rằng, cần trả lời cho thỏa đáng ở mọi đề thi. Nhìn nhận về đáp án đề thi năm nay, TS có những giải đáp sau:

Câu 1: Câu trả lời và cách cho điểm của Bộ GD&ĐT vô lý

Đề thi môn lịch sử câu 1 có hỏi: "Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã có tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam?"

Theo GS.TS Đỗ Thanh Bình, câu này trọng tâm là phân tích ảnh hưởng cuộc khai thác thuộc địa chứ không phải là nêu cuộc khai thác thuộc địa. Vì vậy cuộc khai thác thuộc địa chỉ là đặt nền để phân tích tác động của nó. Thí sinh phải khái quát ngắn gọn về cuộc khai thác như là lời dẫn mở đầu cho câu hỏi mà thôi. Quan trọng là nêu lên được những tác động về kinh tế theo chiều hướng tích cực và tiêu cực.

Cụ thể, theo ý nghĩa thích cực thì sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai làm cho cơ cấu kinh tế và trình độ phát triển nước ta phát triển nhanh, mạnh hơn trước, do được đầu tư về kỹ thuật, vốn, nhân lực. Nền kinh tế tư bản Việt Nam xuất hiện dần mở rộng, chuyển biến từ kinh tế phong kiến sang kinh tế tư bản chủ nghĩa, hòa nhập với kinh tế thế giới. Về tiêu cực: Nền kinh tế Việt Nam mất cân đối, mang tính chất cục bộ, chỉ ở một số vùng, còn bao trùm lên vẫn là nền kinh tế lạc hậu, phụ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế Pháp.

Như vậy, điểm chính của câu hỏi vẫn thuộc về tác động của khai thác thuộc địa vào nền kinh tế nước ta chứ không phải khái quát cuộc khai thác. Điều này cho thấy, cách trả lời và phân bố điểm thi giữa các ý trong câu 1 của Bộ GD&ĐT hoàn toàn không hợp lý.


GS.TS. Đỗ Thanh Bình, Khoa Lịch sử, ĐH Sư phạm Hà Nội

Câu 3: Đáp án vênh nhiều với kiến thức chuẩn

Đề bài nêu ra: "Cuối tháng 3 năm 1975, Bộ chính trị đã có quyết định gì để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam? Quyết định đó được đề ra dựa trên cơ sở nào? Tóm tắt chiến dịch Hồ Chí Minh?".

Trong câu hỏi này phải đặt ra 3 vấn đề cần trả lời: Thứ nhất: Tháng 3 năm 1975, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã có quyết định gì để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam? Thứ hai là quyết định đó được đề ra trên những cơ sở nào? Thứ ba cần tóm tắt diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh. 

Trong phần cơ sở đề ra quyết định hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam phải nêu lên: Sau chiến thắng Phước Long hoặc sau cuối năm 1974, đầu năm 1975, tình hình so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng Việt Nam, Bộ chính trị đã đề ra cách mạng giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 hoặc 1976. Nhưng tháng 3 năm 1975, Bộ chính trị lại đưa ra quyết tâm chiến lược là giải phóng miền Nam ngay trong 1975. Trên cơ sở đó giải thích được lý do tại sao Bộ chính trị đã có quyết định để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam. 

Trước ngày 10/3, ta mở chiến dịch Tây Nguyên, liên tiếp giành thắng lợi. Ta vừa thắng lớn ở Phước Long, bây giờ lại thắng lớn ở Tây Nguyên, chuyển cuộc kháng chiến sang giai đoạn mới từ tiến công chiến lược (Tây Nguyên) sang tổng tiến công chiến lược (toàn miền Nam). Trong cơ sở này cần phải nói quá trình chiến thắng Phước Long.

Diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh đòi hỏi thí sinh thuộc bài, trình bày ngắn gọn là: Sau chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng, Bộ chính trị cho rằng thời cơ đã đến, quyết định giải phóng Sài Gòn - Gia Định được mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh.

Ý thứ hai ta phải làm rõ là ta tiến công Xuân Lộc, Phan Rang, căn cứ phòng thủ để bảo vệ Sài Gòn, sau đó mới đến đến diễn biến:
 
Ngày 26 - 4, quân ta được lệnh nổ súng mở đầu chiến dịch. Năm cánh quân vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng. 

Ngày 30 - 4, quân ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn. Dương Văn Minh - Tổng thống chính quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng không điều kiện. 

Như vậy, trong đáp án của Bộ GD&ĐT đã đi lệch khá xa nội dung trên.

Câu 4a. Đáp án "chắp ghép"

Đề thi Đại học nêu lên: "Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời kì chiến tranh lạnh".

Theo TS Đỗ Thanh Bình, khi làm bài thí sinh cần nâng tầm vấn đề lên mức cao hơn chứ không phải chỉ nhặt ý trong SGK là đủ. Đáp án của Bộ GD&ĐT chỉ là sự chắp ghép giai đoạn trong SGK mà thôi, bằng cách chia ra các giai đoạn: Từ năm 1947 đến năm 1952, từ năm 1952 đến năm 1973, từ năm 1973 đến năm 1989.

Trong phần trả lời, thí sinh cần chú trọng nêu lên quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản (1978). Sự “trở về châu Á” là một nội dung quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản chưa đề cập đến trong đáp án.

Thí sinh cần nêu rõ: Từ năm 1952 đến năm 1973, Nhật Bản tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ (Hiệp ước An ninh Nhật Mỹ được kéo dài vĩnh viễn). Năm 1956, Nhật Bản bình thường hóa quan hệ với Liên Xô và tham gia Liên Hiệp Quốc. 

Từ đầu những năm 70, đặc biệt là nửa sau những năm 70 của thế kỷ XX, đường lối đối ngoại của Nhật Bản có sự điều chỉnh. Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 9 năm 1973, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1973, ký hiệp ước hòa bình Nhật- Trung năm 1978.

Đặc biệt, thí sinh cần phải làm rõ, tháng 8 năm 1977, học thuyết Pucưda ra đời (Thủ tướng Phucưda đưa ra học thuyết của mình). Học thuyết này đánh dấu sự trở về Châu Á của Nhật Bản, vẫn coi trọng quan hệ với Mỹ và Tây Âu. Nội dung của học thuyết này là củng cố quan hệ Nhật Bản với các nước ASEAN và là bạn hàng lớn của các nước ASEAN.

Trong câu hỏi này, thí sinh cần lưu ý rằng, đề bài hỏi trong thời kỳ chiến tranh lạnh, cho nên chỉ trả lời đến học thuyết Pucưda mà thôi. Còn học thuyết Kaiphu ra đời 1991, học thuyết Miyadaoa ra đời năm 1993, học thuyết Hasimôtô ra đời 1997 là những học thuyết mới để tiếp tục theo học thuyết Pucưda trong hoàn cảnh mới (sau chiến tranh lạnh). Sau chiến tranh lạnh không nằm trong nội dung câu hỏi nên không được đưa nội dung này vào phần bài làm.

Đáp án Bộ GD&ĐT đưa cả cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản vào phân câu 4a,  nhưng cuộc đấu tranh nhân dân Nhật Bản là đối nội chứ đâu phải đối ngoại? Sau đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo có cắt ý này trong đáp án, nhưng vẫn gọi là "chắp vá" thôi chứ không đúng mang tính chất câu hỏi là khái quát.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét