Tại
TP Thái Nguyên, gần như hầu hết các em học sinh và bố mẹ có con đang
học cũng như từng học đều biết đến tên trung tâm dạy học thầy Tuấn “roi”
hoặc thầy Tuấn “đô thị” (Phạm Minh Tuấn) có tên đầy đủ là Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp II.
Sự
việc một số học sinh bị thầy giáo dạy học bằng roi được phát hiện tại
cơ sở giáo dục bồi dưỡng kiến thức cho học sinh từ lớp 7 lên lớp 8 bắt
đầu từ ngày 06/6 đến ngày 16/6 vừa qua.
Trao đổi với PV Dân trí, Bà N.V.O (vợ ông Tuấn) cho biết, người thầy giáo dùng roi đánh học sinh trong video phát tán trên mạng tên là Nguyễn Văn Thành (quê Định Hóa, Thái Nguyên) đã tốt nghiệp khoa Toán Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên.
Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp II của ông Phạm Minh Tuấn.
Trong
đoạn video ngắn, từng học sinh cả nam lẫn nữ chừng 13-14 tuổi lần lượt
nằm úp lên mặt bàn, im lặng chịu đòn từ người thầy giáo còn khá trẻ,
khỏe mạnh. Thầy giáo vừa dạy bảo học sinh bằng lời vừa nghiêng mình lấy
đà để vút roi xuống mỗi học sinh đang nằm trên bàn. Cứ sau mỗi nhát roi,
thầy Thành lại lấy tay mình vỗ vào mông của học sinh nam để chỉnh lại
tư thế cho học sinh nằm gọn lại để đón nhận đòn tiếp theo. Một số học
sinh tỏ ra thắc mắc và van xin những vẫn bị đánh đủ số roi với lỗi vi
phạm.
Nguyên nhân trận đòn được xác định là do những học sinh học kém, bài kiểm tra dưới điểm 5. Những
học sinh đạt điểm 5 trở xuống sẽ lập tức bị gọi lên ăn đòn với các mức:
0 - 3 điểm bị 3 roi, 4 điểm bị 2 roi, 5 điểm bị 1 roi. Nạn nhân của vụ việc hôm đó có 3 học sinh Trường THCS Gia Sàng (TP Thái Nguyên).
Trung tâm thầy Tuấn “roi” ở ngõ 300 đường Cách mạng tháng 8, phường Phan Đình Phùng - TP Thái Nguyên có
khoảng 20 giáo viên đứng lớp để dạy các học sinh từ lớp 6 tới lớp 9.
Trước khi sự việc xảy ra, trung tâm có trên 250 học sinh các độ tuổi
theo học các lớp trình độ 6,7,8 và 9.
Khi
nhận học sinh vào học, trung tâm có tổ chức kiểm tra kiến thức để phân
loại trình độ học sinh. Những học sinh yếu thì được giao theo từng nhóm
để củng cố kiến thức.
Vợ thầy Tuấn trong buổi làm việc với PV Dân trí.
Xem
đoạn clip, nhiều phụ huynh đã rất ngỡ ngàng trong khi dư luận hết sức
bức xúc. Tuy nhiên, khá nhiều các bậc phụ huynh có con đang hoặc từng
theo học tại Trung tâm thầy Tuấn “roi” lại chia sẻ vì biết rõ cách dạy
học “yêu cho roi cho vọt” và ủng hộ cách làm này. Và bản thân nhiều em
học sinh đang hoặc từng học tại trung tâm thầy Tuấn dù bị “ăn roi” đến
tím bầm nhưng lại rất đồng tình với cách dạy này.
Anh
Trần Hữu Luận, trú tại đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Phan Đình
Phùng - TP Thái Nguyên có 2 con học tại Trung tâm thầy Tuấn “roi” cho
biết: “Cả 2 con tôi đều học thêm tại trung tâm của thầy Tuấn từ lớp 6
đến lớp 9. Đến bây giờ cháu lớn nhà tôi đã tốt nghiệp đại học Kiến trúc.
Cách dạy học tại trung tâm với quan điểm em nào hư, lười học sẽ bị đánh
roi, khi đưa con đến, chúng tôi đều được thông báo và rất đồng tình.
Thực tế là 2 con tôi học thêm tại đây suốt mấy năm cấp 2 và đạt được kết
quả mong muốn”.
Em
Nguyễn Hữu Quang - con trai anh Luận, từng học sinh lớp 9 trường THPT
Nha Trang trước đây khá hiếu động nhưng sau khi vào học tại trung tâm
thầy Tuấn “roi” đã ngoan hơn nhiều và đặc biệt là lực học tiến bộ rõ
rệt. Đến bây giờ học cấp 3, Quang đã đạt học sinh giỏi.
“Cánh
dạy học của trung tâm thầy Tuấn “roi” rất nghiêm khắc, đáng chú ý là
trung tâm này “trị” được những học sinh gần như cá biệt, học kém. Nếu
khi đến học, học sinh không làm bài tập sẽ bị đánh đòn, khi không làm
xong bài thầy giáo giao thì học sinh đó không được về nhà mà ở lại ăn
cơm thầy nầu hoặc mì tôm cho đến lúc làm xong bài tập mới được dời trung
tâm” - anh Luận kể.
Cùng
quan điểm, anh Trần Thiện Tuân (SN 1988), trú tại đường Cách Mạng Tháng
Tám - TP Thái Nguyên hiện là kiến trúc sư chia sẻ: “Tôi học tại trung
tâm của thầy Tuấn từ lớp 6 đến lớp 9. Ngày trước, thi thoảng tôi cũng bị
các thầy đánh roi vì mải chơi, lười làm bài tập nhưng tôi thấy như vậy
mình chỉ tốt lên chứ không có gì nặng nề cả. Với sự cố gắng bản thân
cũng như được bổ trợ kiến thức các môn học rất cơ bản nên khi vào học
cấp 3, tôi học khá nhẹ nhàng và thi đỗ vào Đại học Kiến trúc với 26
điểm. Thực tế, kể cả bây giờ, tết năm nào tôi cũng qua thăm thầy Tuấn.
Thực sự, tôi rất cảm ơn trung tâm của thầy Tuấn”.
Một trung tâm gia sư cũng trong ngõ 300 đường Cách mạng tháng Tám cũng đóng cửa im ỉm sau sự việc.
Chị
Nguyễn Thị Duyên, trú tại phố Phan Đinh Phùng, có 2 con đang học tại
trung tâm lại cho rằng chuyện các thầy tại trung tâm đánh học sinh, kể
cả con chị là có nhưng các thầy không lạm dụng việc này và cũng không
phải thường xuyên, chỉ khi nào các cháu hư. Không phải bỗng dưng có
nhiều phụ huynh cho con đến đây học. Vì vậy, phải xem xét từ nhiều khía
cạnh trước khi đưa ra những ý kiến phê phán.
Trước
những hành động “vũ lực” của người thầy giáo trong đoạn video, ông Phạm
Minh Tuấn cho biết, người đánh học sinh trong clip không phải là giáo
viên đang đứng lớp tại Trung tâm, tên là Nguyễn Văn Thành (quê Định Hóa,
Thái Nguyên) đã tốt nghiệp khoa Toán Trường Cao đẳng Sư phạm Thái
Nguyên. Hiện chưa có việc làm nên trung tâm nhận vào và giao cho anh
Thành phụ đạo nhóm học sinh còn yếu kiến thức. Việc đánh học sinh xảy ra
tại nhà trọ của anh Thành. “Khi biết sự việc, tôi rất đau lòng. Hiện
trung tâm đã cho anh Thành nghỉ dạy”, ông Tuấn cho biết.
Được
biết, ông Phạm Minh Tuấn từng tốt nghiệp Đại học Công nghiệp Thái
Nguyên. Trước đây, ông Tuấn trực tiếp đứng lớp giảng dạy các em học sinh
nhưng đã bị các cơ quan chức năng “tuýt còi” do chưa có nghiệp vụ sư
phạm. Sau đó, ông Tuấn nghỉ dạy, đứng ra quản lý trung tâm và thuê các
giáo viên giảng dạy. Hiện ông Tuấn đang là kỹ sư điện tại Công ty TNHH
một thành viên Môi trường đô thị Thái Nguyên.
Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã tìm
gặp phụ huynh của các em học sinh bị “tra tấn” tại trung tâm bồi dưỡng
kiến thức cấp 2 của ông Phạm Minh Tuấn tại TP Thái Nguyên.
Mặc dù các phụ huynh cũng đã biết trước
con mình sẽ bị phạt khi vào học trung tâm này, nhưng sau khi xem xong
clip do Giáo dục Việt Nam thâm nhập và quay lại được, những phụ huynh
đều thốt lên một câu: “Như thế này thì quá dã man”.
Hình ảnh chụp từ trung tâm dạy thêm "tra tấn" học trò ở Thái Nguyên |
Chen chúc tuyển sinh để ăn... roi
Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 của
ông Phạm Minh Tuấn, nằm ở ngõ 300, đường Cách mạng tháng 8 và ngõ 206
đường Minh Cầu thành phố Thái Nguyên. Theo ghi nhận của phóng viên,
trung tâm này thường xuyên có gần 400 học sinh đăng ký theo học.
Để có được tư liệu chứng thực những lời đồn thổi về phương pháp dạy học bằng roi mây của trung tâm, nhóm phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã rất kỳ công
trong việc chọn ra một nhân vật có ngoại hình nhỏ nhất, trẻ nhất để nhập
vai một học sinh lớp 7 lên lớp 8 xin vào học
Ngày 29/5, khi trung tâm gia sư này mở
đợt đăng ký theo học, phóng viên đã tiếp cận để nắm tình hình. Có một
điều khá kỳ lạ, hầu hết các phụ huynh đều biết chuyện con em mình có thể
bị "tra tấn" bằng đòn roi, nhưng vẫn cho vào học.
Ngày 4/6, phóng viên vào vai anh trai
đưa đưa em gái đến trung tâm của ông Tuấn để xin học. Mới 6h45 phút
sáng, trung tâm đã đông nghịt phụ huynh và học sinh chờ đợi đăng ký học.
Cô Hương, phụ huynh em Tuấn (lớp 7) nói: “Nghe tiếng trung tâm thầy
Tuấn dạy học tốt đã lâu nên gia đình tôi đã quyết định cho con trai theo
học. Trước khi đưa con đến trung tâm, chúng tôi đã được biết cách giáo
dục khác biệt ở đây là đánh học sinh, nhưng đánh học sinh cũng là giúp
các cháu học tốt hơn và chúng tôi vẫn quyết định cho con theo học”.
Cũng có cùng quan điểm tương tự như vậy,
Bác Lưỡng nhà ở Đồng Hỷ, có con trai học lớp 7 nói: “Trong khi nhà nhà
cho con đi học, người người đầu tư cho con họ thì gia đình tôi đã tìm
đến trung tâm của thầy Phạm Minh Tuấn để cho cháu theo học. Tôi được
biết trung tâm thầy Tuấn dạy hay, học sinh học hành giỏi hơn nên cho con
theo học. Tuy rằng, trung tâm có giáo viên đánh học sinh nhưng đánh vào
mông nên gia đình tôi chấp nhận cho con đi học thêm với mong muốn con
em mình học hành tiến bộ".
Khi nghe phụ huynh của học sinh bàn tán
nhau về cách dạy của trung tâm, chúng tôi nhận thấy một điểm lạ, đó
chính là phụ huynh mang con đến để các thầy cô của trung tâm “đánh cho
học giỏi”. Khi được hỏi tại sao lại chấp nhận chuyện đó thì một phụ
huynh tên Oanh, có con trai tên Hiếu học Trường THCS Quang Trung (TP
Thái Nguyên) cũng cho biết: “Nghe mọi người đồn thổi nên gia đình tìm
tới cho con vào trung tâm học để trung tâm rèn cháu học tốt hơn, trung
tâm cũng có đưa ra ý kiến dùng doi đánh học sinh để chúng tôi lựa chọn
nên theo học hay không, trước đó qua tìm hiểu thì chúng tôi được biết,
giáo viên ở trung tâm đánh các cháu để chúng học giỏi hơn và chúng tôi
đã tin tưởng và gửi con vào học”.
Ngay cả các em nữ sinh cũng bị đánh không nương tay - Xem clip tại đây |
“Đánh thế này thì quá dã man”
Sau khi ghi hình đầy đủ hành vi “tra
tấn” học trò tại trung tâm này, chúng tôi phải mất rất nhiều thời gian
mới hẹn gặp được phụ huynh của học sinh tên Nam. Chúng tôi cũng thông
báo trước cho phụ huynh này: "Mời anh ra xem clip ghi lại hình ảnh con
anh bị đánh".
Khi gặp PV, bố của Nam cho hay: "Trên
đường ra đây, tôi cứ gặng hỏi cháu có bị ai đánh hay không. Tuy nhiên,
cháu một mực trả lời rằng không".
Chỉ đến khi chúng tôi đưa clip ra, vị
phụ huynh này vô cùng bất ngờ rồi hỏi lại con mình lần nữa. Lúc này, cậu
con trai tên Nam thừa nhận chuyện bị thầy giáo đánh thường xuyên tại lớp học.
Khi đã cởi mở hơn, vị phụ huynh của Nam
thừa nhận: “Con tôi đã từng đi học ở đó hơn 1 năm trước. Gia đình cũng
có nghe chuyện khi cháu theo học là sẽ bị đánh. Tuy nhiên, tôi chỉ nghĩ
là những roi nhẹ để răn đe và làm các cháu xấu hổ với bạn bè mà học tập
cẩn thận. Nhưng đánh như trong clip này thì quá dã man… vũ phu và không
thể chấp nhận được”.
Trong khi đó, ông Vi Văn Lăng, bố của
học sinh Thành (học sinh nhỏ mặc áo vàng bị đánh trong clip) cũng phải
thốt lên hai tiếng “dã man” khi nhìn thấy con mình bị thầy giáo đánh
không thương tiếc.
Thậm chí, ông của cháu Thành còn không thể kìm nén được cơn giận: “Như thế này thì phải thịt bọn này thôi”.
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm gia su su pham và gia su ly và gia su tieng trung
Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn
Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568
Mr Quỳnh 0902 898 383
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét