Gia sư: Nụ cười và nước mắt
Với
Minh, 500.000 đồng tiền mồ hôi thóc gạo của bố mẹ từ quê gửi vào hằng
tháng không đủ để cậu trang trải cho các khoản thuê nhà, điện nước, ăn
ở, huống chi là chi phí tài liệu học tập và những thứ cần thiết khác.
Bởi thế, ngay từ những ngày đầu tiên, Minh phải chạy đôn chạy đáo khắp
nơi tìm việc làm thêm. Cậu may mắn được mấy anh cùng phòng "chia sẻ" cho
một suất dạy vào ban đêm.
Học
trò học lớp mười một, con một đại gia. Một tuần ba buổi, mỗi tháng Minh
được 700.000 đồng, mức lương khá hậu, đủ để giải quyết vấn đề chi phí
ăn học. Học trò đạt điểm cao, phụ huynh quyết định chọn Minh rèn luyện
cho con em họ đến kỳ thi đại học. Điều ấy khiến Minh hăng say với nghề
gia sư hơn. Minh hứa với phụ huynh sẽ rèn học trò đến đỗ đại học mới
thôi.
Một
trường hợp khác là Sơn - sinh viên Bách khoa. Thấy Sơn hiền lành lại
học siêng nhất xóm trọ, bà chủ nhà nhờ cậu dạy kèm đứa cháu lớp bốn.
Thằng bé hiếu động, học giỏi nhưng lại lười làm bài tập. Nhờ Sơn kèm
cặp, thằng bé bớt ham chơi, bài kiểm tra đạt điểm cao hơn, lại còn đi
thi học sinh giỏi cấp thành phố. Bà chủ nhà vui mừng, gửi gắm cháu mình
cho Sơn dạy bảo luôn. Hằng tháng, ngoài tiền lương, bà chủ còn miễn tiền
nhà cho Sơn, xem cậu như con cháu trong nhà.
Nghề
gia sư cũng được những sinh viên vui mồm phân loại thành gia sư phổ
thông và gia sư đại học. Gia sư đại học là những sinh viên học khá
“oách” các môn chuyên ngành và nhận học bổng không sót một học kỳ nào.
Họ lọt vào tầm ngắm của lớp đàn em năm nhất, năm hai và những thành viên
cùng thời chẳng may bị đúp nhiều lần (thường là những công tử, tiểu thư
con nhà quý tộc, giàu có nhưng ham chơi).
Hoàng
- năm cuối ĐH Bách khoa TPHCM, nhận dạy kèm môn Toán đại cương cho một
em dân lập năm hai đã hai lần đúp. Tiểu thư này chỉ thích gặp thầy mà
chẳng chịu học hành, thường xuyên “gài” Hoàng vào những "cơn bão đêm"
của cô. Tháng thứ ba, cho dù gần đến ngày nhận lương, Hoàng cũng đành bỏ
giữa chừng vì cậu sợ bị các "cơn bão" của cô tiểu thư ấy đốn ngã mất.
Còn
với Khánh Vy - sinh viên năm ba ĐH Kinh tế nhận kèm môn Xác suất thống
kê cho một sinh viên năm nhất, cả ba lần thi nhưng sinh viên ấy đều ở
tình trạng... rơi tự do. Vừa ngán cái sự "dốt toàn phần" của học trò,
lại còn bị phụ huynh trách mắng "như thế mà cũng đạt sinh viên xuất
sắc!", Vy ngừng hẳn sự nghiệp gia sư của mình từ đó.
Chạy bàn, tiếp thị: Mưa, nắng trên đầu
Không
nhàn nhã, cũng chẳng “tăm tiếng” như nghề gia sư, nhưng các công việc
chạy bàn, rửa chén lại được các sinh viên đón nhận một cách chăm chỉ sau
mỗi chiều rời ghế giảng đường.
Mức
học thời phổ thông chỉ đạt trung bình, Diệu (năm II Trường ĐH dân lập
Văn Hiến) không dám mon men đến các trung tâm gia sư. Cô xin vào rửa
chén ở một quán ăn đầu hẻm gần nơi trọ. Làm việc cho quán, Diệu được ăn
cơm tối, lương tháng khoảng sáu, bảy trăm ngàn, đủ để cô tằn tiện chi
tiêu. Khó khăn của Diệu ở công việc này là thời gian dành cho học hành
quá ít. Ngoài thời giờ hiếm hoi trên giảng đường, Diệu tất tả làm các
việc xách nước, rửa rau, quét dọn cho chủ quán, xong xuôi cũng đến 11
giờ đêm. Hai năm vừa học đại học kiêm nghề rửa chén, sức học của cô chỉ ở
hạng trung bình. Diệu đang tìm kiếm một việc làm thích hợp khác để có
thời gian cho sách vở hơn.
Còn
với Quốc Tuấn (khoa Sử - Trường KHXH&NV), việc làm đầu tiên của anh
là chạy bàn cho một quán bar. Lương trên một triệu nhưng Tuấn phải
nhanh tay, lẹ mắt và nhớ cho kỹ từng loại thức uống cũng như từng gương
mặt khách hàng. 9 giờ tối, lượng khách đến quán bar càng đông, trên tay
Tuấn lúc nào cũng là một cái khay với trên chục ly rượu. Nhiều lần cậu
thư sinh đỏ mặt vì những cử chỉ "âu yếm" quá trớn của mấy vị khách dành
cho các tiếp viên nữ. Bất an với môi trường ở quán bar, Tuấn xin nghỉ,
chuyển sang công việc bỏ báo buổi sáng. Với việc phát báo, Tuấn phải dậy
sớm hơn thường lệ, nhưng cậu thấy đồng tiền mình làm ra có giá trị hơn
nhiều.
Thịnh
hành trong các loại việc làm dành cho sinh viên hiện nay là nghề tiếp
thị. Công việc này không những đòi hỏi người làm sự năng động, nhanh
nhẹn mà còn phải chịu đựng cảnh dầm mưa, dãi nắng. Hoài học năm thứ ba
ĐH Kinh tế, từ năm nhất, cô đã xin vào làm tiếp thị cho một công ty mỹ
phẩm. Lương tháng phụ thuộc vào lượng sản phẩm cô bán được. Với sự nhạy
bén thị trường kết hợp với lý thuyết marketing đã học, Hoài không ngần
ngại đưa sản phẩm của mình đến khắp ngả đường ở thành phố, dù nắng, dù
mưa. Kết quả, cuối tháng Hoài ít khi nhận lương dưới hai triệu.
Điều
đáng nói ở đây là Hoài đã biết cách biến công việc tiếp thị của mình
thành những lần thực tập chuyên môn. Thế nên dù chưa tốt nghiệp, Hoài đã
được nhận vào làm chính thức cho công ty, nhưng cô từ chối vì bài luận
văn của cô cần những lần tiếp cận thị trường hơn nữa.
Không
nhanh nhẹn như Hoài, nhưng học ngành marketing nên Liên cũng xin một
chân tiếp thị ở công ty bia. Từ sáng đến chiều, trong bộ đồng phục không
mấy kín đáo của công ty, Liên theo xe đến các đại lý, quán nhậu. Thấy
đồng nghiệp của mình miệng mồm dẻo quẹo mời chào khách hàng, Liên cũng
tập tễnh học theo. Khách uống bia thường có cử chỉ sàm sỡ, nên sau lần
thứ hai bị một ông khách ôm eo, Liên hoảng quá, "cúp" nghề luôn.
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm gia su su pham và gia su ly và gia su tieng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét