Trên phao thi, cách nhớ năm ra đời các tác phẩm văn học được học sinh
này làm thành một đoạn văn ngắn liền mạch, trong đó xuất hiện tên các
tác phẩm văn học nằm trong chương trình giảng văn lớp 9 và năm ra đời
của tác phẩm đó. Tên các tác phẩm được ghi bằng mực đỏ in hoa, còn năm
ra đời được đánh dấu bằng các màu sắc khá sặc sỡ.
Nội dung của tài liệu này ghi: “Năm 1948 Đồng Chí về Làng chơi, mãi 10
năm sau mới đi Đánh Cá, không bắt được cá thì bắt được 62 Con Cò nướng
trên 63 cái Bếp Lửa. 3 năm sau ông mua Chiếc Lược Ngà và đi chiếc Xe
Không Kính số 69 lên SaPa bằng con đường 70. Ông Hát Ru Con và ngắm
Những Ngôi Sao Xa Xôi tại nhà số 71. Mùa Xuân năm 1980 ông Nói Với Con
85 lần rằng sẽ về Viếng Lăng Bác với 76 vòng hoa. Sang thu năm 1977, ông
về thành phố Ngắm Trăng trên phố 78. Cuối cùng ông về Bến Quê lái đò
năm 1985”.
Như vậy, tài liệu trên đã được “chế tác” lại, các thông tin đều liên
quan đến tên các tác phẩm văn học, năm sáng tác hoặc các số liệu liên
quan trong các tác phẩm đó.
Ví dụ: “Năm 1948 Đồng Chí về Làng chơi”: có nghĩa là tác phẩm Đồng Chí (Chính Hữu) và Làng (Kim Lân) sáng tác năm 1948.
“Mãi 10 năm sau mới đi Đánh Cá”: Đoàn Thuyền Đánh Cá (Huy Cận) sáng tác năm 1958.
“Không bắt được cá thì bắt được 62 Con Cò nướng trên 63 cái Bếp Lửa”:
Bài thơ Con Cò (Chế Lan Viên) được sáng tác năm 1962, bài thơ Bếp Lửa
(Bằng Việt) được sáng tác năm 1963.
“Ba năm sau ông mua Chiếc Lược Ngà và đi chiếc Xe Không Kính số 69 lên
SaPa bằng con đường 70”: Tác phẩm Chiếc Lược Ngà sáng tác năm 1966 và
bài thơ Tiểu đội xe không kính sáng tác năm 1969, tác phẩm Lặng lẽ SaPa
sáng tác năm 1970…
Tài liệu này sau khi được một facebooker up lên đã nhận được hơn 400
lượt chia sẻ khác nhau, và gần 4.000 lượt người thích cùng các comment
khác nhau. Rất nhiều ý kiến trái chiều xoay xung quanh đoạn tài liệu
này.
Về phía đồng tình với sự sáng tạo của đoạn tài liệu trên, bạn có nick
HaiUt… cho rằng: “Sáng tạo quá”, “Rất linh động”, “Cái này rất hay để
ghi nhớ năm ra đời tác phẩm”, “Học theo kiểu bản đồ tư duy”, “Thế mà
ngày xưa hùng hục học không nhớ nổi”, “Giỏi đấy”…
Tuy nhiên, nhiều facebooker khác lại cho rằng, phao thi này đã… tiếp tay
cho sự lười học của các bạn học sinh. Bạn có nick HaiThanh… cho rằng:
“Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân. Các cụ có sống lại cũng khóc với
bọn này”, “Vãi phao, bắt được quay vẫn còn cãi nhem nhẻm mà”, “Không thể
tin được”, “Lười học đến thế là cùng”…
Tấm hình phao thi đã nhận được không ít các ý kiến đồng tình, phản đối
khác nhau. Theo chúng tớ, nếu để nhớ năm ra đời tác phẩm một cách máy
móc, thì đây cũng là một trong những cách học sáng tạo của học trò. Tuy
nhiên, cần học và ghi nhớ các tác phẩm cho thật chuẩn xác, chứ không
phải làm những chiếc phao thi như thế này để gian lận, các teen nhé!
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thương và Gia sư toán và gia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét