Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Những tư thế giảng bài "độc" của giáo viên

Khi giáo viên trở thành diễn viên hài trong lớp thì đi học lại trở thành niềm vui. Một độc giả của tờ Stomp đã đóng góp những bức ảnh vô cùng hài hước của các giáo viên trong trường học.
Một số giáo viên đã sử dụng chổi làm thước kẻ, khiến không khí căng thẳng của lớp học thêm phần sống động.
Thậm chí, một giáo viên còn bị “chộp” được cảnh đang trượt pa-tanh quanh khuôn viên trường mặc dù thầy giáo này đã đến tuổi sắp nghỉ hưu.
Một giáo viên khác thì đang nhảy nhót trước lớp, trong khi có thầy giáo ngồi thiền trong lớp… Với những khoảnh khắc hài hước này, tới trường thật là tuyệt!
Thầy giáo đang tìm kiếm sự tĩnh lặng
Khi thầy quên thước…

Dáng đứng có một không hai
Ghế có thể thẳng hơn chổi?
Cô giáo đang múa trước lớp

Đứng trên bàn để quan sát dễ hơn
Trượt pa-tanh thích hợp với mọi lứa tuổi!
Tấm biển quảng cáo gia sư viết: “Bạn sẽ không thi qua trừ khi tới lớp học thêm môn Toán vào 2h15-3h15, thứ Ba và thứ Tư, phòng 1506
Khi giáo viên biến thành diễn viên hề, thì không có lý do gì học sinh lại ngại tới trường.




Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Giảng viên làm luật sư: Lo 'chân trong, chân ngoài'

Sáng 6/6, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án luật sửa đổi luật Luật sư.

Theo tờ trình của Chính phủ, định hướng đến năm 2020 Việt Nam sẽ có khoảng 20 ngàn luật sư, với yêu cầu chuyên nghiệp hóa cao.
Chỉ tiêu này khiến đại biểu Bùi Văn Xuyến (Thái Bình) lo lắng khi hiện nay số lượng luật sư, đoàn luật sư ít, có tỉnh chỉ có 4-5 luật sư. Riêng Lai Châu còn chưa có đoàn luật sư. Luật sư nói riêng, đoàn luật sư nói chung tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn.
Ông Xuyến kể: Thái Bình có hơn 40 luật sư nhưng cũng rất hạn chế. Đại biểu Nguyễn Tuyết Liên (Sóc Trăng) cũng cho rằng, ở một nhà nước pháp quyền thì tỉ lệ 1 luật sư/12.000 dân là quá thấp.
Đại biểu Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa- VũngTàu) nêu thực trạng "thừa luật sư thông thường nhưng thiếu luật sư giỏi về thương mại, luật quốc tế cũng như ngoại ngữ", do đó không thể tham gia các tranh chấp quốc tế, không tranh tụng được bằng tiếng nước ngoài.
Vụ kiện chống bán phá giá một số sản phẩm của Việt Nam là ví dụ điển hình cho thấy sự "thua thiệt" thị phần, phải thuê tư vấn, dịch vụ pháp lý từ luật sư nước ngoài.
Ảnh: Lê Anh Dũng
Theo đại biểu, trong khi đó, "đầu vào dễ dãi" của nghề luật sư đang đặt ra không ít vấn đề về chất lượng chuyên môn. Từ đó, nảy sinh thực trạng, thiếu vẫn thiếu, nhưng không ít luật sư, đặc biệt ở địa phương "không có gì để làm" như đại biểu Bùi Văn Xuyến nêu.
Lo luật sư "chân trong, chân ngoài"
Áp lực số lượng lẫn chất lượng đẩy đến tình huống phải tạo nguồn luật sư. Để giải quyết, Chính phủ đưa vào dự thảo quy định “viên chức đang làm công tác giảng dạy pháp luật” thuộc diện được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, nhằm thu hút những người có trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật tham gia hành nghề luật sư.
Các ý kiến chia xu hướng rõ rệt: ủng hộ nhiều và không ủng hộ không ít. Đại biểu Huỳnh Thành (Gia Lai) cho hay số giảng viên về pháp luật hiện có khoảng 1.500. Trong bối cảnh "thiếu" như hiện nay, có thể tận dụng lực lượng này để tăng cường sức mạnh cho tòa án.
Để không "bỏ phí chất xám", đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) cũng đồng tình với quy định như dự thảo.
Đại biểu Bùi Thị An
Đại biểu Phạm Văn Tấn (Nghệ An) cũng cho rằng không nên quá lo việc "chân trong, chân ngoài" của các viên chức giảng dạy pháp luật đồng thời hành nghề luật sư.
Ngay tình huống tế nhị là thầy trò gặp nhau tại tòa cũng không phải là vấn đề tâm lý nể nang, e ngại lớn. Vì tại tòa án, việc tranh tụng diễn ra công khai và có nhiều phương tiện, lực lượng tham gia chứng kiến.
"Đây là điều kiện để cọ xát, về nghề nghiệp, về đạo đức của anh, không vì nể anh này anh kia mà xử khác đi. Nếu cứ sợ chuyện này thì bỏ phí nguồn lực xã hội, chưa chắc tốt cho xét xử ở phiên tòa" - ông Tấn phát biểu.
Ở góc nhìn đối lập, đại biểu Nguyễn Tuyết Liên cho rằng vấn đề không chỉ là tâm lý, không chỉ là giảng viên làm luật sư, trong một số điều kiện ngẫu nhiên, có thể đứng ở hai "chiến tuyến" khi bào chữa tranh chấp, còn có tình cảm, đạo đức, có chi phối.
"Tuy nhiên, tôi không lo chuyện chi phối tình cảm mà lo về ảnh hưởng thời gian giảng dạy. Tôi đề nghị không nên cho giảng viên hành nghề luật sư, chỉ nên tập trung giảng dạy, nghiên cứu tư pháp. Khi làm nghiên cứu, hướng dẫn cho sinh viên…, liệu người thầy còn có thời gian đi làm luật sư hay không? Còn nếu muốn tích lũy kinh nghiệm thì thầy có thể đi thực tế chứ không nhất định phải trực tiếp tham gia tố tụng" - đại biểu nêu.
Ảnh: Lê Anh Dũng

Những ý kiến đồng tình với đại biểu tỉnh Sóc Trăng cũng cho rằng, nếu để cọ xát, cách tốt nhất là giảng viên có thể quan sát tại tòa để lấy kinh nghiệm thực tiễn.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Chuyện ‘Nobel gia’ 102 tuổi vẫn làm khoa học


Vào cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ trước (22/4/1909) tại thành phố Turino, Italia, có hai cô bé sinh đôi ra đời trong một gia đình gốc Do Thái (ông Adamo Levi và bà Adela Montalcini) có 4 người con, 3 gái 1 trai mà hai cô là út. Ông bố tuy là một kỹ sư điện đồng thời là nhà toán học, song coi “chức phận của con gái là ở trong gia đình”, nên chẳng chăm lo gì đến việc học hành của các cô, thậm chí còn không muốn các cô học quá trung học. May mà ý định của ông không thành, vì nếu được thực hiện, nước Ý đã bị thiếu đi một nữ hoạ sĩ tài danh (cô chị) và nhân loại thiếu một nữ bác học xuất sắc, đóng góp lớn vào kho tàng tri thức (cô em).



Hai cô gái sinh đôi Paola và Rita bề ngoài giống nhau như hai giọt nước, số phận khá tương đồng, cùng là những người nổi tiếng, cùng không hề tiếc nuối rằng mình đã chọn cuộc sống đơn thân đến suốt đời, nhưng sở thích lại khác nhau.




Rita Levi-Montalcini vừa tổ chức lễ sinh nhật lần thứ 102 của mình.



Trong khi Paola say mê hội họa thì Rita lại yêu thích văn học, ước mơ trở thành một nhà văn  và nữ văn hào Thuỵ Điển là Selma Lagerlf (giải Nobel văn học) là thần tượng của cô. Nhưng khi người nữ gia sư thân thiết nhất của gia đình bị chết vì ung thư, Rita liền đổi ý. Cô thuyết phục bố mẹ cho cô thi vào trường y ở thành phố quê hương.



Chăm chỉ, học rất giỏi và say mê đọc sách, năm 1936, Rita Levi-Montalcini đậu xuất sắc bằng tiến sĩ y khoa tại Đại học Turino và làm trợ lý về Sinh học thần kinh cho giáo sư giải phẫu học Giuseppe Levi (một ông thầy rất uyên bác, và đã có tới 3 “đệ tử chân truyền” đoạt giải Nobel là Salvador Luria – 1969 ,Renato Dulbeccco - 1975 và Levi-Montalcini – 1986) cho tới năm 1938. Khi Mussolini lên cầm quyền, y ra một bộ luật phân biệt chủng tộc, đuổi những người Do Thái ra khỏi các trường đại học và viện nghiên cứu, Rita phải sang Bỉ làm việc một năm tại Viện thần kinh Brussels.



Sau đó, để tiếp tục làm công việc nghiên cứu sự phát triển của tế bào thần kinh trong phôi gà mà mình đang theo đuổi, Rita trở về Ý, biến phòng ngủ của mình thành phòng thí nghiệm ở ngoại ô thành phố và miệt mài trong đó suốt ngày.



Khi phát xít Đức chiếm đóng miền bắc nước Ý, Rita tạm rời phòng nghiên cứu riêng của mình, tuy trang thiết bị nghèo nàn và thiếu thốn nhưng rất thành công, để tham gia kháng chiến chống phát xít ở Florence trong Lực lượng Đồng minh. Bà tham gia quân đội với tư cách một thầy thuốc quân y, xông xáo nơi chiến trường cứu chữa thương bệnh binh, dập tắt các đợt dịch bệnh lan truyền ở các trại tị nạn.



Chiến tranh kết thúc, bác sĩ Rita Levi quay trở lại với nghề nghiệp xưa, tiếp tục làm trợ lý cho giáo sư Juseppe Levi, nuôi cấy các tế bào thần kinh trong ống nghiệm. Mùa thu năm 1946, giáo sư Viktor Hamburger từ Mỹ sang Ý tìm đến người đàn bà khiêm nhường Rita Levi-Montalcini, mời bà sang Mỹ làm việc ở phòng thí nghiệm của ông một học kỳ. Hamburger lúc đó là nhà khoa học hàng đầu trong ngành phôi học, đã từng làm trợ lý cho Hans Sperma, giải thưởng Nobel y học năm 1935, bỏ Đức sang Mỹ định cư và làm việc tại Đại học Washington ở St Louis, bang Missouri.



Sở dĩ ông cất công sang Ý mời bằng được Rita Levi-Montalcini sang hợp tác vì là một người hết sức cầu thị, ông rất ấn tượng về một bài báo khoa học của bà về cấy ghép tế bào thần kinh đã công bố, phản đối giả thuyết ông đưa ra về sự phát triển tế bào thần kinh. Ông đề nghị bà cùng hợp tác trong việc nghiên cứu cơ chế điều khiển sự phát triển và biệt hoá tế bào thần kinh vận động và cảm giác.



Tưởng đâu chỉ làm việc ba tháng, nhưng thành công nối tiếp thành công, nữ tiến sĩ Rita Levi-Montalcini đã bị công việc lôi cuốn nên đã ở lại đây tròn 30 năm liền. Đây là giai đoạn phát triển tài năng rực rỡ nhất của bà. Bà làm được biết bao nhiêu việc đầy sáng tạo trong nghiên cứu hệ thần kinh, khai phá những vấn đề mới chưa ai nghĩ đến và đạt được những thành tựu lớn.



Từ nghiên cứu các mô ung thư lấy từ chuột ghép sang bào thai gà - nơi tế bào phát triển rất nhanh - cùng với một nhà sinh hoá Stanley Cohen, bà phát hiện ra tuyến sản sinh ra nọc ở rắn và tuyến nước bọt ở chuột là những nguồn rất phong phú chứa một chất protein gọi là “yếu tố tăng trưởng thần kinh” (nerve growth factor viết tắt NGF), có vai trò cơ bản trong việc biệt hoá và phát triển các tế bào cảm giác, mở ra nhiều hướng mới trong Y sinh học trong những năm sau này cũng như tìm hiểu cơ chế các bệnh rối nhiễu thần kinh như bệnh Alzheimer, ung thư, khuyết tật ở trẻ sơ sinh. Chính nhờ nó, bà trở thành người phụ nữ thứ tư được trao tặng giải Nobel về Sinh lý học/Y học vào năm 1986.



Năm 1961 Levi-Montalcini được bổ nhiệm làm giáo sư trường Đại học Washington mà từ năm 1958, đã hình thành mối quan hệ mật thiết giữa Trung tâm Sinh học thần kinh do chính bà thành lập tại Roma với vai trò giám đốc và trường đại học mà bà đang giảng dạy. Thời gian làm việc của bà chia đôi giữa hai nơi và nơi nào cũng đứng ở tuyến đầu của ngành nghiên cứu thần kinh học thế giới.



Năm 1969, Hội đồng khoa học quốc gia Italia đã nâng cấp trung tâm thành phòng thí nghiệm quốc gia về Sinh học tế bào, bao gồm cả các khoa Sinh học tế bào, Di truyền học sinh lý và Miễn dịch học. Năm 1979, khi đến tuổi về hưu, bà ở hẳn quê hương, tiếp tục cương vị giám đốc phòng thí nghiệm. Tại đây, bà vẫn say mê nghiên cứu, đồng thời vẫn là giáo sư danh dự (emeritus professor) Đại học Washington và Viện sinh học thần kinh ở Roma, gắn bó với việc giảng dạy đến năm 1989, khi đã 80, việc đi lại bắt đầu cảm thấy khó khăn.



Các nhà khoa học đánh giá rất cao những cống hiến của Levi-Mantalcini vào khoa học. Bà được mời làm công dân danh dự của rất nhiều thành phố châu Âu và châu Mỹ; viện sĩ Viện Hàn Lâm khoa học Mỹ (1968), Viện Hàn lâm quốc gia Italia (1976), Viện Hàn lâm Y học Bỉ (1979), Viện Hàn lâm khoa học Pháp (1989)... cũng như nhiều học vị danh dự của trường Đại học Upsala, Thuy Điển, Viện Khoa học Weitzman, Israel, trường Đại học London, trường Đại học Brazil, Đại học Harvard và nhiều trường Đại học danh tiếng khác. Năm 1987, Levi-Montalcini được trao bằng danh dự cao nhất dành cho một nhà khoa học Mỹ.



Cho đến nay, Levi-Montalcini vẫn hiện diện trong giới khoa học quốc tế, vẫn có những đóng góp xuất sắc vào nền khoa học Ý về định hướng nghiên cứu và các chương trình khoa học cấp nhà nước. Bà vẫn thường xuyên đến Viện nghiên cứu tế bào tại Roma góp ý cho các đề tài hoặc chấm các luận án tiến sĩ. Người ta thường nói bà là người “có ảnh hưởng sâu rộng đến 3 thế hệ các nhà khoa học Ý”.



Cùng với người chị sinh đôi của mình, bà lập ra những chương trình giáo dục cho thanh niên, truyền cho họ niềm say mê khoa học và nghệ thuật. Hai chị em đã thành lập một Quỹ riêng, cấp học bổng cho trên 7.000 nữ sinh châu Phi được cắp sách tới trường.



Dành thời gian cho các hoạt động xã hội, bà Levi-Moncalcini còn là một chính khách. Năm 2001, bà được Tổng thống Carlo Ciampie chỉ định làm “nghị sĩ trọn đời” tại Thượng viện Italia. Mặc dù vì công tác khoa học phải bỏ nhiều thời gian đi khắp thế giới bà vẫn là một nghị sĩ thuộc cánh tả năng nổ, một nhà tranh đấu cho nữ quyền và những vấn đề đạo dức sinh học. Những khi nghỉ ngơi, để giải toả căng thẳng sau thời gian đắm chìm trong phòng thí nghiệm, bà viết sách về chuyên môn, viết hồi ký… và có những quyển đã trở thành “best-seller” một thời.



Năm 2009, sống tròn một thế kỷ, Levi-Mantalcini nghiễm nhiên là một “Nobel gia” thọ nhất trong số những nhà khoa học nổi tiếng thế giới. Ngoài lễ mừng thọ rất long trọng tại toà thị chính Roma do Chính phủ và Quốc hội Ý đứng ra tổ chức, Viện nghên cứu não châu Âu (European Brain Research Institute, viết tắt ERBRI) mà bà là sáng lập viên khi đã 95 tuổi đã kỷ niệm sinh nhật nhà khoa học hàng đầu về bộ não này bằng một hội nghị chuyên đề rất lớn mang tên “Não với sức khoẻ và bệnh tật” với sự tham gia của những đại diện ngành khoa học về não trên toàn thế giới.



Trong một bài phỏng vấn, bà cho biết bộ não của bà còn hoạt động rất tốt ở tuổi 100: “Tôi vẫn có những phát minh xung quanh chất NGF mang đến cho tôi giải Nobel mà tôi đã phát hiện 50 năm về trước”.  Được hỏi về bí mật của sự trường thọ, bà tiết lộ: “Đó là luôn luôn suy nghĩ. Có điều, đừng nghĩ đến tuổi tác, đừng nuối tiếc điều gì và đừng nghĩ đến bản thân mình. Đó là thông điệp duy nhất mà tôi muốn gửi đến mọi người”.



Bà nhắc nhở những người trẻ: “Tôi muốn nói với các bạn trẻ: Đừng nghĩ đến mình, mà hãy nghĩ đến những người khác, nghĩ đến tương lai đang chờ đợi phía trước, nghĩ đến những gì mình có thể làm được và chẳng có bất cứ điều gì làm mình phải sợ hãi”.



Cuối tháng tư vừa qua, bà đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 102. Tất nhiên, thời gian đã làm mắt đã mờ, tai đã nghễnh ngãng, chân tay đã chậm chạp, nhưng mỗi lần nói về khoa học, bậc “đại lão Nobel gia” sống quá giới hạn của một đời người theo lẽ thường, vẫn sôi nổi, say mê.



Chẳng thế bà quên cả xây dựng một mái ấm riêng tư để dành trọn đới cho “Nó”. Hàng ngày, bà vẫn dậy vào 5 giờ sáng, cả ngày chỉ ăn một bữa trưa, tối nhấm nháp một ly cam vắt hoặc súp loãng. 11 giờ đêm lên giường ngủ. Và suy nghĩ, suy nghĩ không ngừng.




Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Sốc: vì tìm thấy "vật thể lạ" trong ví người yêu

Chúng mình chưa từng vượt quá giới hạn. Anh ấy cũng rất ngoan, thế thì những chiếc bao cao su trong ví và túi laptop của anh nghĩa là gì???

Hiện tại khi viết những dòng này thì mình rất hoang mang, mình không dám hỏi anh, cũng ngại không muốn hỏi bạn. Mong các bạn hãy cho mình lời khuyên sáng suốt để có thể “hạ hỏa” những suy nghĩ lung tung trong mình bây giờ. Thực sự là mình rất giận anh, muốn nói chuyện một lần cho xong luôn rồi thích ra sao thì ra (tính mình khá nóng). Nhưng chỉ sợ hiểu lầm, rồi do mình quá nôn nóng đổ tội cho anh, dẫn đến chuyện cãi nhau khiến cả hai phải buồn thì…

Anh là bạn cùng lớp của chị gái mình, hơn mình 2 tuổi. Chúng mình quen nhau nhờ những buổi gia sư toán do chị mình nhờ anh kèm cặp mình – một đứa học lệch cực dốt toán-lý. Từ lần đầu tiên được anh dạy kèm, mình đã rất ấn tượng với gia sư vừa trẻ, vừa dễ thương và cực kỳ hiền. Anh không bao giờ quát mình, hay cáu kỉnh với sự ngu ngơ và chểnh mảng (mình rất ghét môn tự nhiên) mà ngược lại, thật kiên nhẫn chỉ cho mình từng chỗ chưa hiểu. Không biết có phải vì thích anh ngay từ lần gặp đầu tiên nên tự nhiên mình lại chăm chỉ học toán hơn hẳn, nhưng như thế cũng tốt chứ sao. Chị mình thấy đứa em gái tiến bộ hẳn, đến lớp không còn “ngáo ngơ” chẳng hiểu thầy nói gì nữa thì vui lắm, càng tăng cường nhờ vả anh hơn.

Thế rồi tình yêu đến lúc nào không biết. Mình và anh công khai luôn với bố mẹ và chị, thật bất ngờ mọi người không hề cấm đoán, mà còn coi anh như người thân trong nhà. Có lẽ vì vẻ ngoài của anh rất đàng hoàng, đứng đắn, ăn nói từ tốn lễ độ và luôn cư xử tốt với người khác nên bố mẹ mình đã chấp nhận. Anh lại còn là bạn cùng lớp với chị mình, công to nhất là anh đã giúp mình học tốt hơn hẳn hai môn toán, lý. Thời gian yêu nhau thật hạnh phúc, mình không vì yêu mà học kém đi khiến anh càng ghi điểm với bố mẹ mình hơn. Hai đứa luôn có nhiều thời gian để ở cạnh nhau, thi thoảng tan học anh lại đến tận trường đón mình. Với bạn bè, mình luôn tự hào vì tình yêu với anh. Anh hiền khô, phải nói là luôn nhường nhịn cái tính nóng nảy, trẻ con của mình. Thế nên có cãi nhau thì chỉ nửa ngày sau là anh sẽ làm lành ngay.

Dù yêu nhau, lúc nào cũng thấy nhớ và muốn gặp mặt nhưng tình yêu của chúng mình cực kỳ trong sáng. Không như nhiều đứa bạn mình, chỉ cần quen và yêu vài tháng đã thoải mái “trao hết” cho bạn trai thì khi ở bên nhau, anh chỉ ôm hôn mình là “căng” lắm rồi. Mình cũng hoàn toàn thoải mái và tự hào về anh, anh chẳng bao giờ đòi hỏi mình phải vượt quá giới hạn cả. Anh nói khi nào thấy cần thiết thì chuyện đó sẽ tự nhiên mà tới. Càng như thế, mình càng yêu và cảm ơn vì anh đã tôn trọng mình. Không có “chuyện ấy” không có nghĩa là chúng mình kém ngọt ngào đâu, nhiều lúc còn lãng mạn “tưởng chết”. Vậy mà…, giờ mình lại phải đau đầu vì một chuyện như thế này!


Anh ngoan hiền hay chỉ đang đóng kịch với mình? (Ảnh minh họa)

Hôm đó, mình lên phòng anh chơi (bố mẹ anh cũng biết và ủng hộ hai đứa yêu nhau, nên mình cũng hay sang bên đó chơi) như mọi khi. Đang ngồi nói chuyện thì anh có việc phải chạy lên trường, chắc là trả tài liệu cho bạn gì đó. Anh đi có 1 tí thôi, mình vẫn ngồi lại phòng đợi. Đi vội quá nên anh quên ví ở nhà, mình cũng chẳng nghĩ gì, anh lên trường chắc không cần tiêu tiền nên vẫn không gọi nhắc gì anh cả. Thế rồi một mình mình ngồi chơi, nhìn ngó chán chê xong tự dưng mình nhìn tới cái ví trên bàn của anh. Chưa bao giờ mình có ý định lục ví, hay săm soi đồ đạc của anh cả, nhưng hôm đó không hiểu sao như có ma lực khiến mình cực chú ý đến nó. Mình cứ nhìn mãi rồi… đánh liều cầm ví lên xem. Xin thề lúc đầu mình chỉ định xem ảnh hai đứa trong ví anh thôi, giở ví ra, đúng là có ảnh thật. Mình còn mỉm cười rất hạnh phúc, anh lúc nào cũng nhớ đến mình…

Ví của anh cũng đơn giản như mình, chỉ có giấy tờ, một chút tiền và vài tờ tiền gấp làm kỷ niệm, và.. và còn 1 cái bọc gì nữa rất nhỏ được xếp ở ngăn trong cùng. Mình tò mò quá mới mở ra, lúc đầu mình còn tưởng đấy là kẹo cao su hay gói thuốc gì cơ. Nhưng khi nhìn vào chữ trên đấy thì trời đất ơi, mình suýt ngã từ trên ghế xuống đất thì rõ ràng đó là một gói… bao cao su. Chưa bao giờ mình nhìn thấy bao cao su ngoài đời, chỉ thoáng qua trên quảng cáo mà thôi. Nhưng chữ ghi ở trên đấy, rồi thương hiệu nổi tiếng hay quảng cáo nữa… Nhầm đi đâu được! Mình tức quá, máu nóng nổi lên hoa hết cả mặt mũi. Quả thật không bao giờ mình tưởng tượng được trong ví người yêu mình lại có cái “của nợ” này. Anh dùng để làm gì??? Hay là anh không ngoan hiền như mình biết, hay là anh cũng chơi bời?! Bao nhiêu câu hỏi cứ loạn lên trong đầu, lúc đó mình chỉ muốn hỏi rõ rồi quát cho anh một trận thôi. Mình bỏ nó vào ví và ngồi đợi anh về với cái đầu đang “bốc cháy” ngùn ngụt.

Nhưng khi anh về, còn vô tư hát rồi bẹo má mình thì mình lại không mở lời được. Mình cứ im im nhìn anh và quyết định sẽ không hỏi nữa, để âm thầm “điều tra” thì tốt hơn. Khi đó anh sẽ không thể cãi được, mình cũng không bị mang tiếng là lục lọi ví của anh.

Những ngày sau đó, anh vẫn đối xử với mình rất tốt, còn mình thì bắt đầu hoang mang. Mình không hiểu sao anh lại có “vật thể lạ” này trong ví, lại còn ước gì đó chỉ là trò đùa oái ăm của bạn cùng lớp anh (hội này khá nghịch ngợm) thôi. Nhưng mình cũng đau lòng lắm khi tưởng tượng ra cảnh anh có “quan hệ” với ai đó, chắc chắn không phải mình rồi. Bao nhiêu câu hỏi mà lại không dám nói ra… Tâm trạng mình cứ nặng nề, chẳng thể vui nổi. Mình hỏi dò xem anh có thích “chuyện ấy” không, với anh “xxx” có quan trọng không, thì anh khẳng định là “Anh sẽ chỉ ở bên cạnh người anh yêu thôi, vì người đó là em, nên anh sẽ đợi. Đừng có nghĩ đến việc đấy nữa!”. Câu trả lời của anh làm mình xấu hổ thế, tự dưng lại làm anh ấy nghĩ mình “ham hố”. Mình tạm bỏ qua chuyện cái bao cao su vì giữa hai đứa đang rất yên ổn, anh không hề có người khác hay tỏ ra dấu hiệu gì bất thường.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Vị giáo sư với "đôi mắt xanh"

GS.TS Đỗ Nguyễn Phương đi xa đã hơn một tháng. Anh đã không kịp một lần nữa đón những bó hoa chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay của nhiều, rất nhiều thế hệ học trò trường Đại học Y Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh mà Anh đã có công dạy dỗ.

Bài học về sự chủ động và tư duy phản biện
Tôi nhớ mãi hình ảnh Anh - người thầy của mình, trong tấm áo trấn thủ, một loại áo bông không có tay và trần bằng đường may hình quả trám mà bộ đội Cụ Hồ mặc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, với tư cách Bí thư Đoàn Thanh niên Lao Động (nay là Đoàn TNCSHCM) trường đại học Y - Dược Hà Nội, niềm nở đón lũ học sinh chúng tôi ngày đầu nhập học tại Trường 46 năm về trước.
"Anh luôn nhân hậu, khiêm nhường..." (Ảnh: VNN)

Tôi cũng không thể quên hình ảnh Anh với mũ tai bèo và bộ quân phục quân Giải phóng trong ngày chia tay chúng tôi năm 1972 để vào chiến trường B2 đầy bom đạn.
Cả cuộc đời Anh, theo cảm nhận của tôi, lúc nào cũng toát lên một hình ảnh của con người nhiệt tình, sôi nổi, đầy tinh thần trách nhiệm; bên cạnh đó, là sự đôn hậu, giàu lòng vị tha và từ đó, trở thành chỗ dựa đối với bạn bè, đồng nghiệp và với cả học trò.
Bài học lớn nhất mà chúng tôi học được từ Anh, đó là sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa chính trị và chuyên môn (y học và y tế): trong chuyên môn có chính trị và trong chính trị có chuyên môn.
Khi tôi còn là cán bộ giảng dạy ĐH Y Hà Nội, tham gia thường vụ Đoàn Thanh niên nhà trường, Anh là Bí thư, nhiều lần Anh chỉ dẫn tôi cách tổ chức hội nghị bàn về phong cách học tập và nghiên cúu khoa học của cán bộ trẻ và sinh viên trong nhà trường. Vào thời đó, chính trị là thống soái; chính trị đi trước, chuyên môn theo sau.
Cách quan niệm khô cứng, máy móc, người ta dễ tách rời chính trị và chuyên môn hoặc quá thiên về một phía. Khi bàn việc học tập của sinh viên, có xu hướng chỉ coi trọng xây dựng động cơ học tập mà coi nhẹ phương pháp, vì vậy các bài thuyết trình chỉ dừng lại ở cách nói chung chung: học tập vì lý tưởng cách mạng, vì tương lai, vì nhân dân, v.v..., mà it phân tích, đề xuất phải làm thế nào để học giỏi.
Anh đã dặn tôi rằng phải giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên, nhưng nếu thật sự vì lý tưởng cách mạng thì sinh viên phải cần và phải biết học giỏi. Dĩ nhiên, cách dạy, cách học như thế thường là thiếu sức thuyết phục, nhất là đối với những học sinh có tư chất, coi trọng tư duy phản biện.
Từ đề xuất của Anh, Đoàn Thanh niên nhà trường đã tổ chức nhiều hội thảo để giới thiệu kinh nghiệm hay của những sinh viên giỏi trong các khoá học. Không ngờ nhiều sáng kiến hay được chia sẻ và một phương pháp được đề cao là sinh viên phải chủ động và tự học là chính, thay cho lối học tổ nhóm truyền khẩu, thụ động.
Dù thế, không phải lúc nào mọi việc cũng suôn sẻ. Có lúc tranh luận diễn ra khá quyết liệt; thậm chí, có người quy kết Anh và tôi là những người mang nặng “tư tưởng chuyên môn thuần tuý”!
Nhưng, thực tế chứng minh, Anh hoàn toàn không phải con người như vậy. Khi Anh đã ở cuơng vị Bộ trưởng Bộ Y tế, và tôi vừa được đề bạt là Thứ trưởng giúp việc Anh, Anh gọi tôi vào phòng làm việc, nói với tôi rằng: “Cậu là một cán bộ khoa học trẻ (năm 1996 tôi là cán bộ còn trẻ trong ngành Y được phong học hàm giáo sư cùng đợt với Anh: Anh là giáo sư triết học, còn tôi là giáo sư Y học), nhưng làm quản lý, chỉ có chuyên môn giỏi chưa đủ, mà phải có nhận thức chính trị sâu sắc. Vì vậy, cậu phải học nghiêm chỉnh một khoá tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và tớ giao cho cậu nghiên cứu chuyên đề tư tưỏng Hồ Chí Minh về sức khoẻ và công tác chăm sóc sức khoẻ. Đây sẽ là cái gậy để cậu vươn lên trong công việc quản lý y tế”.
Tuân theo lời Anh, tôi đã đến Học viện để theo học lớp tại chức 4 năm và căm cụi nghiên cứu chuyên đề trên. Bây giờ ngẫm lại lời Anh dặn mới thâm thía sự sâu sắc của Anh trong tư duy và tầm nhìn về sự kết hợp giữa chính trị và chuyên môn hay nói rộng ra, chính trị và khoa học.
Cũng chính với sự kết hợp nhuần nhuyễn đó mà trong tư tưởng của Anh, định hướng “công bằng” luôn luôn là chủ đề xuyên suốt trong quản lý y tế của nước ta trong thời đổi mới.
"Tớ, cậu, những người trong ngành Y phải làm gì đây ?”
Bước vào thời kỳ mở cửa 1986, chúng ta nghĩ một cách đơn giản rằng, khi áp dụng cơ chế thị trường vào quản lý kinh tế thì đương nhiên chúng ta sẽ có một mô hình y tế phù hợp và bắt nhịp với cơ chế đó.
Cố Bộ trưởng Đỗ Nguyên Phương (đứng giữa) trong đoàn bác sỹ Bệnh viện Việt Đức và Đại học Y Hà Nội chi viện chiến trường miền Nam. (Ảnh: Tư liệu)

Thuở ban đầu, đâu biết ngay được trong cơ chế thị trường, nền y tế cũng có nhiều kiểu mô hình: có loại phù hợp với thị trường tự do, lấy lợi nhuận là mục tiêu; có loại phù hợp với thị trường xã hội, lấy nhân đạo và công bằng là mục tiêu.
Do không có định hướng ngay từ đầu, những năm cuối của thập kỷ 80 và hai năm đầu của thập kỷ 90, nền y tế nước ta đã rơi vào sự khủng hoảng nghiêm trọng; y tế cơ sở đã đứng bên bờ vực của sự tan rã.
Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã đề ra nhưng quan điểm cơ bản của y tế trong thời kỳ đổi mới. Từ đó chúng ta mới có phương hướng rõ ràng trong xây dựng một nền y tế trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Song mặt trái của cơ chế thị trường mang lại sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt, sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn ngày một sâu sắc.
Năm 1995 khi Anh đuợc Trung ương điều chuyển từ cương vị Phó Giám đốc thường trực Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh sang làm Bộ trưởng Bộ Y tế, ngành Y tế đang đứng trước những thách thức lớn: nhân đạo hay thương mại hoá? y đức hay lợi nhuận ?... Nhiều cuộc bàn cãi, nhiều ý kiến. Mọi việc có chiều hướng rối tung, khiến những nhà quản lý không khỏi lúng túng.
Trong hoàn cảnh đó, một lần, Anh đến chúc Tết nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Bác Đồng cầm tay Anh, nói to từng chữ: "Các anh không đuợc biến bệnh viện thành cái chợ và trong cái chợ ấy, người thày thuốc là con buôn”.
Rời Phủ Thủ tướng, Anh đến thẳng nhà tôi chúc tết mẹ tôi và gia đình, mang theo trong lòng nỗi trăn trở về lời dặn của một bậc tiền bối cách mạng lớp đầu tiên của Đảng. Anh chia sẻ với tôi: “Sâu sắc quá, chí lý quá, và lớn lao quá cậu ạ. Tớ, cậu, những người trong ngành Y phải làm gì đây ?”.
Mười hai điều y đức của Anh ra đời sau đó ít lâu, là kết quả của những trăn trở đầy tinh thần trách nhiệm của Anh, người đứng mũi, chịu sào. Khái niệm “công bằng” trong chăm sóc sức khoẻ được Anh tổ chức triển khai và làm sâu sắc thêm trong hoàn cảnh đó.
"Cậu đã lên tay rồi đấy”
Sự nhuần nhuyễn giữa chính trị và chuyên môn trong tư cách người thầy: GS.TS Đỗ Nguyên Phương, và tư cách nhà quản lý: Bộ trưởng Bộ Y tế Đỗ Nguyên Phương, không chỉ thể hiện trên bình diện lý luận mà còn thể hiện rõ nét trong phong cách làm việc.
GS Phương (áo xanh) (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Một lần được tháp tùng Anh thăm một xã của huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ (lúc đó còn gọi là Hậu Giang), thấy xã có một chị bác sỹ làm công tác việc khám chữa bệnh nên việc chăm sóc sức khoẻ của nhân dân được cải thiện rất nhiều: nhân dân không phải đi xa, nhất là mùa nước nổi; trạm y tế quy củ, sạch đẹp, khang trang.
Anh quay lại hỏi tôi (lúc ấy tôi vừa làm Thứ trưởng vừa làm Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ): “Sao ta không đưa việc này thành phong trào hả cậu?”.
Lặn lội vào thực tiễn, rồi từ thực tiễn rút ra bài học và nâng thành chính sách (cái mà ngày nay Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo làm chính sách phải dựa trên bằng chứng) – chính là điều mà nhiều người chúng tôi học tập, thấm nhuần được từ Anh một cách sâu sắc.
Sau này, bắt chước Anh, có lần tôi thăm một trường tại huyện Tân Biên, Tây Ninh và chợt thấy khẩu hiệu treo trên cổng nhà trường, đại ý thày, trò nhà trường quyết phấn đấu thành trường chuẩn quốc gia.
Tôi chợt nghĩ tại sao ngành mình không xây dựng xã đạt chuẩn y tế quốc gia. Tôi về báo cáo Anh, Anh cuời một cách rất tình cảm và khen thực lòng: “Cậu đã lên tay rồi đấy”. Ý tưởng và chủ trương xã đạt chuẩn y tế quốc gia cũng bắt đầu từ thực tiễn.
Biết tôi say mê với chuyên ngành ghép thận, có lần Anh tâm sự và dặn tôi: “Ghép thận cứu người bệnh cũng tốt và cũng cần, nhưng cậu hãy đưa nhiều bác sỹ giỏi của ngành mình xuống các tỉnh, huyện, xã khó khăn để giúp việc cho tuyến dưới. Việc này sẽ cứu được nhiều người hơn”.
Anh giao cho tôi trực tiếp chỉ đạo phong trào này và trực tiếp dẫn các bác sỹ của Bệnh viện Chợ Rẫy về với Kiên Giang, Bệnh viện Bạch Mai về với Tuyên Quang, ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về với Bình Phước; Bệnh viện Việt Đức về với Cao Bằng, Bệnh viện Trung ương Huế về với Kontum, v.v…
Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị và chuyên môn trong Anh đặc biệt thể hiện rõ nét trong những tình huống gay cấn.
Đầu năm 2001, khi xảy ra vụ gây rối trật tự xã hội tại các tỉnh Tây Nguyên, Anh đã chỉ thị cho y tế các tỉnh Tây Nguyên tổ chức thày thuốc mang cơm, mang nước, mang thuốc và mang cả chính sách của Đảng đến với dân. Việc làm này của ngành Y tế các tỉnh Tây Nguyên đã góp phần quan trọng không nhỏ vào việc ổn định tình hình, trật tự xã hội trên địa bàn.
"Con mắt xanh"
Nói đến GS. Đỗ Nguyên Phương còn phải nới đến tài dùng người giúp việc. Điều này, anh có được từ con mắt xanh, sự công tâm, công bằng xuất phát từ yêu cầu công việc; tấm lòng nhân hậu đối với từng cộng sự.
GS Đỗ Nguyên Phương trong vai trò đại biểu Quóc hội (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Mô hình y tế “Công bằng - Hiệu quả - Phát triển” trong điều kiện kinh tế thị trường chưa từng có tiền lệ. Các nước có quá trình chuyển đổi như nước ta mà một thời, y tế đã trở thành bông hoa của Chủ nghĩa xã hội, cũng ít nhiều chịu sự chao đảo về phương hướng trước mặt trái của kinh tế thị trường.
Để tham mưu cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước có các quyết sách đúng đắn, phù hợp thực tiễn, Anh đã tập họp nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, tranh thủ và phát huy trí tuệ của tập thể, vừa đúc rút kinh nghiệm trong nước, vừa nghiên cứu kinh nghiệm của thế giới. Đèn trong phòng làm việc của Anh, nhiều hôm sáng đến 10g – 11g đêm.
Sau một chút lót dạ chiều thanh đạm, anh ngồi với chúng tôi – nhưng người cộng sự - để bàn cho thấu đáo từng chính sách, từng ý, từng điểm trong dự thảo nghị quyết hay chỉ thị. Làm việc với nhóm có lúc căng thẳng do sự chưa đồng thuận giữa các thành viên, Anh lại làm việc với từng người để tạo điều kiện cho người được nói có điều kiện nói hết ý nghĩ của mình mà không sợ một sự quy chụp hay thành kiến.
Với tôi, một người kém Anh tám tuổi đời và chỉ là người giúp việc, vậy mà bao giờ Anh cũng thực sự chăm chú khi tôi trình bày ý kiến, ghi chép lại một cách tỷ mỷ. Thỉnh thoảng có chỗ tôi diễn đạt không tốt làm Anh khó hiểu, Anh lại đề nghị tôi nói lại. Có lúc đang nghe, Anh lại ra cho tôi các câu hỏi làm tôi lúng túng và có lần phải xin khất để suy nghĩ thêm.
Sự chân tình lắng nghe và thẳng thắn trong trao đổi đã làm chúng tôi không ngần ngại đưa ra những ý kiến của mình, ngay cả khi những ý kiến đó trái ý kiến của Anh. Cũng chính điều đó khiến những người cộng sự của Anh luôn cảm thấy được động viên, được sống trong môi trường có điều kiện để cống hiến.
Với kinh nghiệm thế giới, Anh rất trân trọng. Anh đã chỉ thị cho chúng tôi mời các chuyên gia hàng đầu thế giới về hoạch định chính sách y tế vào Việt Nam để học tập kinh nghiệm.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Khi bạo lực trở thành 'phương pháp' dạy dỗ

Vụ hiệu trưởng một trường tiểu học ở Bình Phước dùng thước đánh 49 học trò túi bụi, có em phải điều trị ở viện nhiều ngày vì trật khớp ngón tay như báo chí đưa tin, một lần nữa gióng lên hồi chuông về việc sử dụng bạo lực để dạy dỗ.



Năm ngoái và năm nay, những thông tin về bạo lực học đường liên tiếp trên báo chí. Nhiều người cho rằng bạo lực học đường lẽ ra phải là điều cấm kỵ. Tuy nhiên, nhà trường là một phần của xã hội, và trong một xã hội vẫn tồn tại bạolực đối với trẻ em từ môi trường gia đình thì không có dấu hiệu bạo lực học đường sẽ ngừng lại.






Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, nếu như cha mẹ sử dụng roi vọt với đứa con của mình thì đứa con đó sau này sẽ tiếp tục sử dụng roi vọt với thế hệ sau. Bạo lực cứ thế tiếp diễn qua nhiều thế hệ.



Một ông bố chia sẻ với nhà tâm lý: Đối với trẻ nhỏ vẫn cần phải đánh, vì có lúc chúng không nghe lời. Hơn nữa, nếu chỉ chiều chuộng con, không mắng mỏ, cho roi vọt bao giờ thì mai này ra xã hội sẽ không chống đỡ được nếu bị người khác đánh hoặc sỉ vả. Anh lý luận rằng, nếu bắt nằm ra, đánh vào mông, nói rõ tội của con thì không sao cả.



Gia đình chị An ở TP.HCM thuê một cô giáo tiểu học đến làm gia sư cho con học lớp 1. Ngay từ đầu gia đình đã giao hẹn với cô giáo: cô cứ toàn quyền dạy dỗ cháu, được phép dùng roi vọt. Một ngày, chị An tắm cho con, phát hiện bên đùi thâm tím hai lằn, tra hỏi mãi, con mới khai là bị cô dùng cán chổi lông gà đánh hai hôm trước vì giao bài mà cứ ngồi lỳ ở bàn không chịu làm. Nhìn vết thương của con, chị càng tê tái trong lòng vì con chị cũng là một cô bé khá gan, bị đánh nhưng không bao giờ mách mẹ. Chị đã phải cho cô giáo nghỉ dạy.



Nhà tâm lý Hoàng Nhân cho biết: Các bậc cha mẹ đều đúng khi cho rằng, cần phải đánh con và quan trọng là đánh như thế nào để cho con không thấy rằng cha mẹ trừng phạt tàn nhẫn. Tuy nhiên, có bao giờ các bậc cha mẹ có bao giờ tự hỏi rằng, nếu đứa trẻ được hỏi ý kiến: nó có thích được đánh không, thì không đứa trẻ nào mong muốn, dù đánh bằng bất cứ hình thức nào. Đánh con là thể hiện sự bất lực trong phương pháp giáo dục của cha mẹ, chứng tỏ các bậc cha mẹ ấy không nghĩ ra được phương pháp giáo dục nào khác.



Một bà mẹ đã rất khủng hoảng khi chia sẻ với nhà tâm lý Hoàng Nhân: ngày nhỏ, cô thường được cha dạy bằng roi vọt mong cô trở thành con ngoan. Sau này có con, cô rất bối rối khi chính cô lại dùng lại phương pháp đó với con của mình mà không thể dừng lại được. Cô chia sẻ thêm, vì “no đòn” của bố ngày nhỏ, khi lớn lên, cô rất ít khi chia sẻ tâm sự của mình với bố. Cô cũng lo sợ rằng, sau này, rất có thể con cô cũng sẽ làm như vậy với mình.



Anh Chánh Toàn, một Việt Kiều ở Pháp cho biết, sắp tới Chính phủ Pháp sẽ có biện pháp ngăn chặn bạo lực trong gia đình. Quyết định này dựa trên một nghiên cứu khoa học của nhóm các nhà khoa học ở Pháp. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, nếu như cha mẹ sử dụng roi vọt với đứa con của mình thì đứa con đó sau này sẽ tiếp tục sử dụng roi vọt với thế hệ sau. Bạo lực cứ thế tiếp diễn qua nhiều thế hệ.



Trong một nghiên cứu có tên: Ảnh hưởng của bạo lực đối với trẻ em, tiến sĩ Joy D. Osofsky, ĐH Louisiana, Hoa Kỳ cho biết: những đứa trẻ bị cha mẹ đánh sẽ thể hiện thường xuyên hai xu hướng: nhút nhát, thu mình, sợ hãi và gây hấn, dễ bị nghiện một cái gì đó. Những đứa trẻ đó lớn lên dễ phạm tội, học kém, gặp nhiều vấn đề về cảm xúc, rối loạn cảm xúc tình dục, dễ bị nghiện ngập.



Khi cha mẹ cũng từng là nạn nhân của bạo lực cần phải đối mặt với vấn đề của mình và chữa trị cho mình trước khi dạy dỗ con cái họ.



Theo nhà tâm lý Hoàng Nhân, việc ngăn chặn bạo lực học đường cũng như bạo lực gia đình cần phải có một chương trình hành động từ cấp Chính phủ. Bạo lực là một căn bệnh xã hội có thể lây lan.



Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Giỏi ngoại ngữ nhờ gia sư... ảo

ù có cách nửa vòng trái đất và chưa từng gặp mặt, vị gia sư này vẫn có thể trò chuyện, phê bình khi bạn cẩu thả, sửa bài viết, thậm chí chấm điểm hay dạy bạn tiếng lóng.
"Sai bét!"
Cậu bé người Tuy-ni-di buông một lời nhận xét cụt ngủn về tiếng Pháp của tôi. Cậu ta phán tôi không biết chia động từ và phải học chính tả nhiều hơn. Cậu lạnh lùng chấm tôi 2 điểm rồi biến mất luôn trong thế giới Internet vô hình.
Nếu câu ngạn ngữ cổ của Nga rằng kẻ thù luôn khen ngợi bạn, còn bạn bè luôn chê bai bạn là đúng thì rất dễ để tìm thấy những tình bạn chóng vánh trên Livemocha.com, một trang web chuyên giúp mọi người học ngoại ngữ bằng cách trao đổi tin nhắn trên Internet và sửa lỗi cho nhau.
Chính cậu bé "gia sư" người Tuy-ni-di đã cho tôi thấy mạng Internet với khả năng vô tận trong kết nối con người đã thay đổi cách mà mọi người học ngoại ngữ như thế nào. Tất nhiên, bạn vẫn không thể né tránh những danh sách từ mới dài dằng dặc hay các qui tắc ngữ pháp lắt léo, song các cuốn sách, băng cát-sét và thậm chí cả đĩa CD giờ đây đã được thay thế bằng thư điện tử, chat hình, và các mạng xã hội.
Livemocha, một công ty ở Seattle với vốn đầu tư 14 triệu đô la, đã kết hợp một mạng xã hội với những bài học cho hơn 38 ngôn ngữ phổ biến trên khắp thế giới.
Các bài học ban đầu là miễn phí, nhưng để tiếp cận những bài học nâng cao hoặc các tính năng chuyên sâu, người dùng sẽ phải trả một khoản ít nhất là 10 đôla hoặc đồng ý chữa bài cho người khác, điều mà cậu bé Tuy-ni-di đang làm cho tôi. Các bài học dù ở dạng thẻ ghi nhớ, câu đố, đoạn băng ghi âm, các bài viết hoặc nói, đều được hiển thị trên một trình duyệt web.
Một tiết học tiếng Pháp trên Livemocha
Michael Schutzler, giám đốc điều hành của Livemocha cho hay, thế mạnh của trang web này là khả năng thực hành ngoại ngữ với một người thực sự. Sự kết nối thường ngày với những con người "bằng xương bằng thịt" trên khắp thế giới, dù chỉ trong các cuộc hội thoại thoáng qua, không chỉ đem lại niềm vui và sự ngạc nhiên cho người học mà còn giúp họ hiểu ra cách dùng thông dụng của những ngôn ngữ này.
Trong khi chấm điểm tiếng Pháp của tôi, cậu bé đến từ Tuy-ni-di đã dạy cho tôi những tiếng lóng và cả những điệu bộ mà tôi không bao giờ tìm thấy trong các cuốn sách giáo khoa. Maria, một bà lão người Brazil nói tiếng Pháp có vẻ dịu dàng hơn với tôi khi sửa các lỗi chính tả. Còn Melina, một phụ nữ miền Nam nước Pháp, đã sử dụng màu xanh để nhấn mạnh những điểm tôi cần sửa. Điều đó thật dễ chịu.
Tôi không tin những người học tiếng Pháp theo kiểu truyền thống có nhiều cơ hội để nói chuyện trực tiếp với nhiều người bản địa khác nhau như vậy.
Livemocha đang thử nghiệm hàng loạt phương pháp để khuyến khích người học bằng cách bắt chước các trò chơi trên các mạng xã hội như Facebook. Chẳng hạn, các bài tập ghi nhớ được chấm điểm và tổng điểm được đăng trên trang nhất, thậm chí còn trao cả "huy chương".
Gia sư tiếng Anh của tôi đến từ khắp nơi trên thế giới. Ảnh minh họa
Không phải tất cả các trang web loại này đều được kết cấu cởi mở như vậy. Trang MyLanguageExchange.com chỉ duy trì một danh sách những người biết một số ngôn ngữ và muốn học những ngôn ngữ khác. Bất cứ ai cũng có thể tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu này, nhưng chỉ những thành viên vàng, với khoản phí 24 đô la mỗi năm, mới có thể dễ dàng gửi thư cho những người khác. Mỗi người đều thiết lập một hồ sơ bao gồm một đoạn giới thiệu ngắn về tuổi tác, nơi ở, và chủ đề mà họ thích nói chuyện. Nhu cầu tiếng Anh là rất lớn và tôi đã gặp được rất nhiều người có thể trở thành bạn tâm giao qua thư của mình.
MyLanguageExchange.com tuyên bố họ đã có hơn 1,5 triệu thành viên đang học 115 ngôn ngữ khác nhau.
Tôi có thể tìm thấy đối tác phù hợp cho mình thông qua các quảng cáo được phân loại. Chẳng hạn, nếu tôi muốn học tiếng Luxembourg, có 11 người sẵn sàng trao đổi với tiếng Anh của tôi. Chỉ cần có 1 địa chỉ email là đã có thể bắt đầu tìm bạn học phù hợp cho mình.
Dan Yuen, người đồng sáng lập ra MyLanguageExchange.com năm 2000 cho biết: "Trang web của chúng tôi hướng đến những người học ngoại ngữ nghiêm túc. Họ cũng thường là những đối tác trao đổi ngôn ngữ hiệu quả. Điều đó giúp cho trang web ngày càng thu hút được nhiều người học."
Một số lựa chọn khác có nhiều hạn chế hơn nhưng cũng rất hữu ích. RhinoSpike.com là trang web trao đổi các đoạn ghi âm của người bản ngữ. Bất cứ ai cũng có thể gửi lên một đoạn văn bản và bất cứ ai cũng có thể gửi một đoạn ghi âm đọc văn bản đó.
"Đối với rất nhiều người, khó khăn lớn nhất khi học một ngoại ngữ là họ không biết một đoạn văn bản được đọc như thế nào," Peter Carroll, một trong số các sáng lập viên của RhinoSpike.com cho biết. Kể từ khi ra đời vào tháng 3 năm nay, trang web này đã có gần 2.500 đoạn ghi âm.
Hai học viên đang tìm "đối tác" thực hành tiếng Na Uy trên MyLanguageExchange.com
Nhiều công ty như RosettaStone.com, GermanPod101.com, ChinesePod.com... cũng đang đua nhau đưa ra những bài học và dịch vụ kèm cặp cho người học ngoại ngữ trên khắp thế giới. Bên cạnh đó, còn có những cách tiếp cận thân mật hơn, như các forum của Skype cho phép người học trao đổi ngôn ngữ bằng một cuộc gọi miễn phí trên mạng. Qui tắc hoạt động trong những forum này rất đơn giản: hai người dành một nửa thời gian cho ngôn ngữ này và sau đó dành nửa còn lại cho ngôn ngữ kia. Chiều sâu và chất lượng của những cuộc hội thoại ngẫu nhiên này khác nhau rất nhiều, nhưng rõ ràng là chúng thường dễ dàng và tiết kiệm hơn so với gặp gỡ một người khác trong quán bar, cửa hàng hay những nơi công cộng.
"Tôi cảm thấy có trách nhiệm và hứng thú hơn trong lúc làm bài tập khi biết rằng có một ai đó sẽ thực sự chấm điểm cho mình." Orlando R. Kelm - giáo sư tại trường Đại học Texas, Austin, thường xuyên sử dụng Livemocha và các công cụ khác khi lên lớp dạy ngoại ngữ - nhận xét.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383