Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Bố mẹ cõng con đi học

Người cha 7 năm cõng con đi học
Linh được cha cõng đến địa điểm thi. Ảnh: SGTT.
Bức ảnh gây "xôn xao" cộng đồng mạng thời gian gần đây là câu chuyện của bạn Nguyễn Phương Linh, sinh năm 1993, tân sinh viên khoa Luật, ĐH Công đoàn Hà Nội. Bức hình này được chụp trong kỳ thi tốt nghiệp vừa qua, cha của Linh, chú Nguyễn Tuấn Nghĩa đã cõng con gái mình đi thi tại Hội đồng trường THCS Tân Mai, Hà Nội.
Qua tìm hiểu, chúng tớ được biết, đã 7 năm ròng rã, chú Nghĩa cõng Linh đi học như thế. Từ khi sinh ra, Linh không may mắn bị khiếm khuyết đôi chân, nhưng bù lại, đầu óc tỉnh táo, sáng suốt và tinh thần ham học hỏi khiến Linh vẫn học tốt. Nhờ chăm chỉ và cầu tiến bộ, Linh được đặc cách lên thẳng lớp 2. Đặc biệt, bạn rèn luyện được tính tự tin, giao tiếp tốt, không mặc cảm trước số phận và khiếm khuyết của mình nên Linh đã quyết tâm thi và đỗ vào trường ĐH Công đoàn, khoa Luật trong kỳ thi vừa qua.
Lần giở lại những kỷ niệm quá khứ, với riêng chú Nghĩa, hình ảnh về cô con gái yêu vẫn luôn như mới. Ngày Linh còn nhỏ, ngoài công việc phụ xe buýt, chú đảm nhiệm việc đưa đón Linh đến trường và đi học thêm. Bố đã cõng Linh lên từng bậc cầu thang, trên lưng suốt 7 năm qua. Linh nhớ có lần rơi nước mắt khi những giờ học thêm, bố ngồi đợi bạn suốt 2 tiếng đồng hồ. Linh luôn tự nhủ: Phải cố gắng tự lập và vui vẻ, để bố mẹ đỡ vất vả và để chăm lo cho mình.
20 năm mẹ nhọc nhằn cõng con tới trường
Cô Chung Thị Do và bạn Nguyễn Chung Tú. Ảnh: SGTT.
“Hằng ngày, con đến trường trên đôi vai của mẹ. Có đứa bạn thấy vậy còn nói: “Được mẹ cõng sướng quá ta!” Nhưng chẳng sướng chút nào khi mẹ con mình có lần suýt ngã gục trước bậc thang lên lầu.
Có lần, con đã hỏi mẹ: “Sao mẹ không bỏ con đi?” thì nhận lại được một câu: “Vì con là con mẹ”…

Đó là những dòng tự sự trên blog của Nguyễn Chung Tú, sinh viên năm hai Đại học Khoa học tự nhiên TP HCM viết về mẹ, cô Chung Thị Do, chợ Gạo, Tiền Giang - người gần 20 năm nay nhọc nhằn từng bước cõng con tới trường mà nhiều người không thể cầm được nước mắt.
Do ảnh hưởng của chất độc màu da cam, khi hơn 1 tuổi, Tú bất ngờ bị những biểu hiện bất thường. Đến tuổi đi học, Tú vẫn có thể nhúc nhắc. Nhưng đến lớp 5, Tú bị mất cảm giác hoàn toàn ở chân rồi liệt hẳn, đôi bàn tay cũng yếu theo.
Ham học và học giỏi, gia đình tạo điều kiện hết sức để Tú học hết cấp 3. Cô Do, suốt 20 năm trời, từ khi Tú không thể tự đi, đã trở thành đôi chân đưa con đến trường học và trường thi.
Ngày Tú muốn đi thi đại học, hai mẹ con rồng rắn lên thành phố, cô Do cõng Tú đi thi từ 4h sáng, vượt bao chặng đường gian khổ, những tưởng như đã bỏ cuộc, nhưng việc Tú xuất sắc đậu khối A khoa công nghệ thông tin, và khối B công nghệ sinh học đã khiến cô Do có thêm động lực để cùng con vượt qua chặng đường gian nan phía trước.
Hoàn cảnh hiện giờ của Tú rất khó khăn. Ngoài người cha bệnh tật, Tú có người em trai cũng ốm yếu giống mình do ảnh hưởng của chất độc da cam. Tú rất cần sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm để bạn tiếp tục theo học những năm tới.
9 năm cõng con bại liệt trèo đèo lội suối đi học
Đã 9 năm qua, người dân làng Ngòi (xã Động Đạt, huyện Phú Lương, Thái Nguyên) không còn lạ lẫm với hình ảnh người cha ngày ngày trèo đèo, lội suối cõng con đi học. Cứ mỗi buổi sáng sớm, dù ngày mưa hay ngày nắng, chú Nông Văn Vinh (1974) lại cõng con gái là Nông Hoài Hương (1999) đến trường.
Cha bồng con đi học như thế đã 9 năm nay. Ảnh Kiến thức.
Năm lên 3 tuổi, Hương không thể đi đứng, dù đã tìm mọi cách để chữa bệnh cho con, nhưng chứng ngắn cơ bẩm sinh của Hương khiến bác sỹ bó tay, gia đình đau đớn. Lên 5 tuổi, Hương đòi đi mẫu giáo vì thấy bạn bè đi học vui quá. Thương con nên người cha quyết tâm sáng 6h đưa con đi, trưa 10h30 cõng con về.
Lên lớp 1, học tại tiểu học Đông Đạt, Hương lại có cha 9 năm liền cần cù cõng con không ngừng nghỉ. Dù nắng mưa gió bão, đôi chân của cha đã đưa Hương đến với ước mơ cháy bỏng là tìm được cái chữ. 8 năm liên tục, Hương là học sinh giỏi, từng được giải nhất trong cuộc thi vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức.
Hiện giờ đang học lớp 8 trường THCS Động Đạt, Hương tâm sự phải học tốt để không phụ lòng cha mẹ. Tấm gương giàu nghi lực của Hương là niềm tự hào của lớp chúng tôi, cô Tạ Thị Huyền - giáo viên chủ nhiệm lớp 8A chia sẻ.
Mẹ mù lòa bán thóc đưa con đi thi Đại học
Cô Cao Thị Vệ đứng chờ con suốt cửa nơi trường thi. Ảnh Dân trí.
Đôi mắt mờ đục hướng vào khoảng không vô định. Hình ảnh cô Cao Thị Vệ, quê ở Thái Bình đưa con đi thi tại trường ĐH Sư phạm Hà Nội những ngày nắng nóng tháng 7 vừa qua làm ai cũng phải ngoái nhìn. Gia cảnh đặc biệt, cô thì bị mù, còn chồng cô thì tàn tật. Nhà có 2 người con thì một cậu út cũng bị tàn tật, chỉ còn đứa con gái đầu tên Duyên lành lặn. Duyên cho biết, kỳ thi vừa qua, bạn thích sư phạm nên đăng ký vào khoa Toán, ĐH Sư phạm Hà Nội.
Để đưa con đi thi, cô Duyên phải bán 3 tạ thóc lấy 700 ngàn đồng. Cô ngậm ngùi chia sẻ, gọi là đưa con đi thi, nhưng chính xác là con đưa mẹ đi thi mới đúng.
Con tới trường trên lưng bố tâm thần
Bố tâm thần, mẹ câm điếc. Vì nhà quá nghèo nên mặc dù 8 tuổi, Thế vẫn bé tí teo, nặng cả thảy 18kg. Vì quá yếu, nên Thế khó có thể đi bộ đến trường. Để vượt qua chặng đường đi học nhọc nhằn ấy, Thế phải nhờ đến tấm lưng của người bố tâm thần.
Bố tâm thần nhưng rất yêu thương con. Ảnh: Dân Việt.
Những tưởng bố tâm thần thì không biết gì, nhưng có lẽ tình yêu thương con như một bản năng đã giúp người cha tâm thần ấy khắc phục khó khăn trước mắt. Ngày ngày, chú Thùy cõng Thế đến trường, chăm chỉ và đều đặn, cặm cụi như thế tính đến hôm nay đã 1 vạn cây số.
Được nhận xét là thông minh, nhiều kỳ học tỏ ra vượt trội hơn bạn bè, cô giáo Nguyễn Thị Hương - giáo viên chủ nhiệm của Thế xúc động. Vừa rồi, Thế nhận được 4 cái giấy khen: tỉnh, huyện, trường.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm  Gia sư lớp 5gia sư lớp 6Gia sư lớp 7Gia sư lớp 8 Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

tag: trung tâm gia sư , gia sư, gia sư Toán ,  gia sư Lý, gia sư Hóa, gia sư Anh, gia sư Văn, 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét