Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam kể chuyện

Là tiến sĩ năm 26 tuổi và trở thành phó giáo sư năm 31 tuổi, Bùi Thế Duy sớm nổi tiếng trong giới trí thức Việt Nam hiện nay. Trong số 701 nhà giáo được trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2009, vừa được công bố cuối tháng 11, Bùi Thế Duy là người trẻ nhất được vinh danh. Anh hiện là Chủ nhiệm khoa Công nghệ thông tin, ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội). Ba năm chuyển trường một lần Con đường học vấn của Bùi Thế Duy, theo lời kể của chính anh, giống như hình một mũi tên luôn hướng lên trên. “Hồi nhỏ tôi học cũng không xuất sắc lắm, tôi chẳng bao giờ xuất sắc cả, luôn có rất nhiều người mà tôi biết rất giỏi, nên suốt ngày phải phấn đấu”, Duy tâm sự. Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam kể chuyện Bùi Thế Duy (ngoài cùng bên trái) cùng bạn bè tham dự một hội nghị Quốc tế do Anh tổ chức tại khách sạn Daewoo, Hà Nội. Chính mặc cảm "không xuất sắc lắm" đó khiến cứ ba năm, Duy lại chuyển trường một lần và mỗi lần lại đến một môi trường có "nhiều người giỏi hơn". Từ lớp 3 đến lớp 6, Duy học lớp chọn của Tiểu học và THCS Đống Đa (quận Đống Đa). Lớp 7, Duy thi đỗ lớp chuyên Toán, THCS Bế Văn Đàn, quận Đống Đa. Năm tốt nghiệp THCS, anh thi đỗ vào lớp chuyên Toán - Tin, ĐH Tổng hợp và học ở đây suốt ba năm THPT. Giải nhất Tin học toàn quốc lớp 12 đưa Duy vào thẳng ĐH Quốc gia Hà Nội. Học hết năm thứ nhất, anh du học ở Australia theo học bổng toàn phần của Chính phủ nước này. Sau ba năm, cầm trong tay tấm bằng cử nhân của ĐH Wollongong, năm 2001, Duy tiếp tục "sự học" ở ĐH Twente, Hà Lan, làm nghiên cứu sinh và cũng chỉ mất ba năm để hoàn thành bằng tiến sĩ. Năm 2004, Bùi Thế Duy trở về nước làm giảng viên tại ĐH Quốc gia Hà Nội đến nay. Giải tỏa stress bằng... đi ngủ Ít người biết rằng, vị phó giáo sư trẻ tuổi rất giỏi nấu ăn. "Gia sư" dạy anh tài lẻ này chính là bà nội. Cũng nhờ bà dạy cách nấu ăn mà suốt những năm du học, Duy luôn tự biết chăm sóc mình bằng những món ăn hợp với khẩu vị tự nấu. Ngoài dạy nấu ăn, người đặt dấu ấn nhiều trong tuổi thơ êm đềm của Duy cũng là bà, với kỷ niệm không quên là những lần theo bà xếp hàng đi mua gạo những năm còn bao cấp. Khi nhắc về gia đình của mình, anh Duy không giấu vẻ tự hào về một gia đình hạnh phúc. Sinh ra trong một gia đình công chức bậc trung, bố mẹ Duy khá vất vả để nuôi hai anh em ăn học. Từ bé, Duy đã được bố kèm cặp học hành nghiêm khắc. “Bố bận rộn với công việc ở cơ quan nhưng vẫn dành rất nhiều thời gian kèm cặp con cái học hành”, anh Duy chia sẻ. Những năm du học ở xứ người, Duy đã may mắn tìm được "một nửa" của mình. Đến nay, vợ chồng anh có hai con. “Với mức lương của hai vợ chồng cũng đủ để lo cho cuộc sống gia đình. Tuy hơi vất vả nhưng mình rất hài lòng với cuộc sống hiện tại. Vợ mình và hai bên nội ngoại giúp đỡ mình rất nhiều, để mình tập trung thời gian cho công việc, nghiên cứu. Hai đứa nhỏ nhà mình rất ngoan”, anh Duy tự hào khoe. Tuy nhiên, với những áp lực của công việc, cuộc sống đôi lúc vị phó giáo sư trẻ cũng bị stress. Tuy nhiên, với Duy, không stress thì không có áp lực, mà không áp lực thì khó làm việc hiệu quả nên anh anh coi stress là động lực. Có điều, mỗi khi stress "ghé thăm", anh lại giải tỏa bằng cách... đi ngủ. Theo anh đây là cách giải tỏa tốt nhất và mỗi lúc ngủ dậy, mọi thứ lại như bắt đầu. Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam kể chuyện Bùi Thế Duy nhận giấy chứng nhận chức danh PGS tại Văn miếu Quốc Tử Giám. Bằng cấp cũng chỉ giỏi trong một lĩnh vực Đi nhiều, học nhiều, Bùi Thế Duy cho rằng, không cần cứ là người quản lý đều phải là tiến sĩ, giáo sư vì các cử nhân quản lý (management) hay thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA)... cũng đều có khả năng làm việc rất tốt. Thậm chí, ở các công ty, kỹ sư giỏi hơn tiến sĩ rất nhiều. Trong nhà máy, những người giỏi nhất lại là những thợ lành nghề. Ở nước ngoài, những người tốt nghiệp hệ CĐ, học nghề có tay nghề giỏi có mức thu nhập tốt hơn những người khác, kể cả người bằng cấp cao. Nhìn lại Việt Nam, vị phó giáo sư trẻ nhận xét, chính thói quen nhìn bằng cấp đánh giá con người nên nhiều người dễ "soi" người được nhận bằng cấp có xứng đáng hay không. "Thật ra, tiến sĩ, phó giáo sư hay giáo sư chỉ là để đánh giá những người làm nghiên cứu và giảng dạy trong trường không có nghĩa là người ta giỏi hơn người khác ở lĩnh vực khác", anh nói. Với Duy, những bằng cấp, danh hiệu anh đạt được là vì ham nghiên cứu chứ không phải vì mục đích thăng tiến bởi theo anh, học hàm cao hay cử nhân thì cơ hội thăng tiến như nhau. "Nhiều người bạn của tôi chọn hướng ra làm công ty và cũng rất thành công. Mỗi người có những điểm mạnh nhất định, người thành công là người biết cách khai thác điểm mạnh của mình. Theo tôi, ĐH là một cơ quan nghiên cứu hợp lý nhất. Tôi thích nghiên cứu nên môi trường này hợp với tôi”, anh chia sẻ. Trước mắt phó giáo sư Bùi Thế Duy là một con đường dài với mũi tên tiếp tục hướng về phía trước. "Tham vọng" của Duy trên con đường đó là "tiếp tục làm việc, nghiên cứu", kết nối tri thức trong và ngoài nước, đặc biệt là "tạo điều kiện cho những người trẻ tuổi có một niềm tin vào bằng cấp". Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét