Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Lớp học bốc mùi hôi thối giữa lòng Hà Nội

Trường TH Chu Văn An hiện có 40 lớp với gần 2.000 học sinh, cơ sở chính 1.500m2 trên phố Thụy Khuê chỉ đủ chỗ cho 6 lớp học 2 buổi/ngày. Khu vực tầng trệt của trường vừa làm nơi dạy thể dục, vừa tổ chức cho học sinh ăn bán trú.
Lớp học bốc mùi giữa lòng Hà Nội
Tầng trệt của trường được dùng làm nơi dạy thể dục và cũng là nơi ăn uống của học sinh

Hiệu trưởng nhà trường, cô Nguyễn Thị Thúy Minh cho biết: “Do điều kiện làm việc, không có người chăm sóc thường xuyên nên phụ huynh hầu hết đều có nhu cầu cho con học bán trú”. Vì vậy nhà trường đã kết hợp mở nhóm lớp trông giữ học sinh ngoài giờ, giúp quản lí nửa buổi còn lại của các cháu chỉ học 1 buổi/ngày.


Cạnh nhà văn hóa là con mương đen ngòm, đặc quánh. Nước sinh hoạt của người dân và các cơ sở sản xuất bánh kẹo vô tư thải trực tiếp ra khiến cho khu vực này luôn sống trong cảnh ngột ngạt và nồng nặc vì mùi hôi thối.

“Sáng nào đưa con đi học, lòng cũng cảm thấy trĩu nặng. Và cái tâm trạng đó ám ảnh cả ngày, cả tuần. Ôi sao thế kỷ 21, ngay giữa thủ đô mà ban giám hiệu nhà trường nỡ nào để con trẻ học tập trong môi trường độc hại, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tinh thần thế này?” – một phụ huynh tâm sự.

Dù các lớp học này ở trên tầng ba của nhà văn hóa nhưng theo phản ánh của phụ huynh và người dân sống quanh khu vực thì những ngày nóng mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, cửa đóng kín và điều hòa bật hết công suất vẫn không tránh được cảm giác khó chịu.
Giờ ra chơi các trò cũng chỉ quẩn quanh trong khoảng sân chật hẹp chỉ hơn 10m2 của nhà văn hóa. Đến giờ ăn trưa các cô chăm sóc trẻ hướng dẫn các con đi theo hàng một sát tường nhà dân, phòng trường hợp học sinh nô đùa có thể ngã xuống mương.
Lớp học bốc mùi giữa lòng Hà Nội
Cảnh dạy và học của cô trò trường Chu Văn An tại NVH phường Thụy Khuê
 
Biết nhưng vẫn phải chờ

Trao đổi với phóng viên, hiệu trưởng Nguyễn Thị Thúy Minh cho biết: “Từ năm 2007, UBND TP đã có phương án xây dựng cơ sở mới cho trường TH Chu Văn An tại 260 Thụy Khuê với diện tích 6.000m2. Nếu theo phương án này, trường hoàn toàn đủ cơ sở vật chất để tiến hành dạy và học 2 buổi/ngày cho tất cả học sinh mà không phải đi mượn địa điểm.

Tuy nhiên, do vướng mắc ở khâu đền bù, giải phóng mặt bằng nên việc xây dựng chưa biết khi nào mới tiến hành”.

Trước thực tế học sinh phải học cạnh dòng mương ô nhiễm, cô Minh cho hay: “Phụ huynh cũng đã nhiều lần có ý kiến mong trường và địa phương sớm giải quyết tình trạng để bố mẹ yên tâm”.
“Một dự án làm cống bê tông cho con mương này để tránh mùi hôi thối và mở rộng lối đi đã có cả bản vẽ chi tiết, tưởng sẽ hoàn thành xong trong dịp kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội nhưng cuối cùng lại hoãn. Có lẽ vì lí do kinh phí quá lớn” – cô Minh nói thêm.

Cô Hà Thị Thu Hương, giáo viên dạy Toán cho học sinh lớp 3 ở cơ sở này cho biết: “Bản thân mình cũng sống ở khu vực này nên thấu hiểu nỗi vất vả của học sinh. Đây không chỉ là bức xúc của phụ huynh mà của tất cả người dân quanh khu vực. Biết thế nhưng làm được gì nên vẫn phải chờ thôi”
.
Lớp học bốc mùi giữa lòng Hà Nội
Người dân phải mang khẩu trang khi đi qua khu vực này
Lớp học bốc mùi giữa lòng Hà Nội
HS xếp hàng đi qua con mương bốc mùi hôi thối
Lớp học bốc mùi giữa lòng Hà Nội
Các bạn bịt mũi đi qua con mương đen ngòm



Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Học sinh đến lớp không có giáo viên

Hơn hai tuần qua, kể từ khi khai giảng đầu năm học mới đến nay, hàng chục học sinh lớp 2B trường tiểu học Cẩm Trung, Cẩm, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đến lớp học mà không có có giáo viên dạy.

Thấy chuyện “lạ” nhiều phụ huynh lo lắng, kiên nhẫn chờ đợi. Tuy nhiên, nhiều ngày sự việc không có giáo viên đứng lớp khiến học sinh phải nghỉ học khiến phụ huynh bức xúc.

Nhiều phụ huynh phản ánh với phóng viên, từ sau khai giảng đến nay, hàng ngày con em họ sáng vẫn đến trường đúng giờ, trưa tan học ra về nhưng không có thầy, cô giảng dạy. Bước sang tuần học thứ 3 rồi, kiểm tra sách vở của con đều thấy nhiều cuốn vẫn còn nguyên giấy trắng.

Chuyện lạ Học sinh đến lớp không có giáo viên
Đã hơn hai tuần nay kể từ ngày khai giảng năm học mới, 25 em học sinh lớp 2B này vẫn không có giáo viên giảng dạy 
Chị T., có con là V. bức xúc: "Đang vào giữa mùa thu hoạch lúa, bận rộn lắm nhưng vì quyền lợi của con nên phải đến để yêu cầu nhà trường bố trí giáo viên dạy, chứ không thể để con hổng kiến lâu thêm được nữa".
 
Tìm gặp anh Võ Đình Phúc, hội trưởng hội phụ huynh lớp 2B, anh cũng bức xúc, cho biết: “Về nhà nghe con nói đến lớp không có thầy cô dạy chính thức, thỉnh thoảng có thầy sang ra bài tập cho làm rồi thầy đi… tôi có gặp thầy Huế, Phó hiệu trưởng nhà trường để hỏi thì thầy Huế bảo phụ huynh thông cảm, hiện đã có cô giáo mới chuyển về, sẽ bố trí cho dạy luôn".
 
Trong buổi chiều ngày 17/9, chúng tôi tìm tới lớp 2B thấy đã có cô giáo đang đứng lớp. Cô này cho biết đã đến dạy từ buổi sáng nay theo quyết định của UBND huyện. Qua kiểm tra sách vở của một số học sinh, cũng thấy hầu hết vở của các em đang nguyên giấy trắng. Chỉ có vở môn toán là có bài tập đầu tiên và được cô giáo chấm điểm.
 
Trao đổi với Hiệu Trưởng trường Tiểu học Cẩm Trung, cô Nguyễn Thị Khương cho biết, năm học 2011 - 2012 lớp 1B do cô Hoàng Thị Hóa chủ nhiệm, nhưng trước dịp khai giảng vừa rồi, giáo viên đó hết thời gian tăng cường nên đã về lại trường cũ.

Sau khai giảng, ngày 10/9 là bắt đầu học chính thức tuần 1, nhưng cả trường có 18 lớp thì mới được 17 giáo viên, còn thiếu 1 người. Ngày 11/9, nhà trường có tờ trình gửi Phòng giáo dục cho bổ sung giáo viên còn thiếu thì họ hứa chỉ chậm một vài ngày.


Ba ngày sau, vẫn chưa thấy có giáo viên mới bổ sung, nhà trường trực tiếp lên gặp Phòng giáo dục đề nghị sớm bổ sung thì mãi đến sáng 17/9 đã có cô Nguyễn Thị Thanh từ trường Tiểu học Cẩm Bình được điều về tham gia dạy lớp 2B.
Để có thêm lời nói từ cơ quan quản lý về sự việc này, chúng tôi tìm đến ông Đặng Quốc Hiền – trưởng phòng Giáo dục huyện Cẩm Xuyên tìm hiểu thực hư thì phòng ông Hiền “đóng cửa cài then”.
Qua điện thoại, ông Hiền trả lời một cách thiếu trách nhiệm: “Sự việc đó tôi chưa nắm rõ, để kiểm tra lại đã rồi trả lời cụ thể sau” trong lúc đó cô hiệu trưởng trường tiểu học Cẩm Trung đã nhiều lần đích thân báo cáo sự việc với ông Hiền.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383 

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

Những cách học sáng tạo của teen

Học qua Facebook
Học tập trên mạng, sử dụng Facebook để ôn tập, tìm kiếm thông tin, lập hội học cùng đã trở nên quen thuộc với đa số "bà con dân tình". Xôn xao thời gian thi cử, những hội thi Đại học với số like hàng chục nghìn đua nở. Admin mở ra nhiều cuộc tranh luận nảy lửa, vui có, hóc búa có, khiến cho không ít bạn phải cày bài suy nghĩ ngày đêm. Mùa thi, hội trên Facebook rôm rả hơn mùa nghỉ ngơi.
Việc học giờ không chỉ gói gọn trong nhà trường, với thầy cô bạn bè tại lớp. Những người bạn cùng sở thích, yêu kiến thức giống nhau có thể kết thân thông qua các trang page: Hội những người yêu môn Hóa, Hội những người yêu thích võ thuật, thậm chí những cái tên page rất dễ thương khác: Tôi thích nấu ăn cho người tôi yêu thương với số like hàng nghìn.
Học qua tranh ảnh, clip, công cụ tìm kiếm
Chưa bao giờ, bạn có thể tìm kiếm thông tin dễ dàng như lúc này. Dân gian đồn đại câu nói vui: "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có bác... Google". Học lịch sử vốn dĩ cực khoai với đa số teen nhà ta, giờ đây cũng... thoải mái hơn bao giờ hết.
Thời gian trước, trang Việt Nam sử lược cũng khiến dân tình lên cơn sốt. Một phần, bởi tâm huyết của những người lập ra trang page, đều là du học sinh Việt. Phần nữa, page Việt Nam lược sử phục vụ cho các kỳ thi, góp tiếng nói vào cộng đồng yêu môn Sử khắp nơi nơi. Tư liệu cho kiến thức từ lớp 1 - lớp 12, những nguồn như Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, Đại Việt Sử Kí Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên làm nền tảng quan trọng cho page.
Tự chế clip là một cách học "ngấm sâu sắc" nhất đấy các teen nhé!
Chịu khó để ý một chút, bạn có thể dễ dàng nhận ra những clip tự chế rất vui của teen thời gian qua trước những vấn đề được giảng dạy trong nhà trường. Từ những vấn đề nhạy cảm như... bạn đã sex bao giờ chưa, bạn nghĩ thế nào về thủ dâm của nhóm teen trường Hà Nội - Amsterdam...đến những clip về mái trường, thầy cô, kỷ niệm tuổi học trò... Những điều thú vị nho nhỏ mỗi ngày góp nhặt thêm một niềm vui ý nghĩa như thế các bạn ạ!
Học qua... đóng kịch
Đây là cách học được nhiều thế hệ teen THPT Chuyên Ngoại Ngữ, ĐH Quốc Gia Hà Nội hứng thú. Tên gọi của cách học này là "Trả tác phẩm cho học sinh", được thầy giáo Nguyễn Quang Trung, tổ trưởng tổ Văn sáng tạo ra và truyền lại cho các thế hệ học trò.
Một cảnh trong giờ học Trả tác phẩm cho học sinh của lớp tiếng Nhật K42.
Hiểu đơn giản, Trả tác phẩm về cho học sinh nghĩa là thay việc thầy giảng chay, học sinh học văn bằng cách diễn xuất y như thật, xây dựng thành tiểu phẩm, trình bày nội dung phân tích, tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn của thầy. Thầy phân các bạn ra thành nhóm và hướng dẫn chuẩn bị. Mỗi nhóm có 2 tuần để ổn định mọi việc, sau đó sẽ trình bày tác phẩm của mình trước "quần chúng" là thầy và các bạn.
Vui nhất là khâu chuẩn bị, ví dụ, với tác phẩm Mùa lạc chẳng hạn, ngoài việc đọc hiểu tác phẩm, bạn phải hiểu bối cảnh của cuộc chiến tranh, để xây dựng cảnh đạn bom trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mỹ. Phân ai đóng nhân vật gì, đóng thế nào cho toát lên "bản chất" ngoài tài năng của cá nhân, là sự tập hợp trí lực của cả tập thể. Có thể nói, đây là một hình thức học thông minh và khá hiếm, độc đáo chỉ có ở trường THPT Chuyên Ngữ thôi đấy nhé!

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383 

Học sinh Nhật cọ toilet bằng tay không

Tại các trường học ở Nhật Bản, các nhà làm giáo dục đã đưa một phương pháp giảng dạy được cho là "tiên tiến" vào học đường: Các nữ sinh sẽ phải chùi và cọ toilet bằng đôi tay không của mình! Thông tin này đã nhanh chóng lan truyền ra khắp nước Nhật và dư luận đang rất xôn xao về vụ việc này.
Ý kiến chung cho rằng đây là một cách làm hơi quá trong giáo dục Nhật Bản. Nhiều người không hiểu được là qua hình thức giáo dục khá... mất vệ sinh này, các bạn học sinh sẽ học hỏi được điều gì?
Trong hình là các bạn học sinh cả nam lẫn nữ đang chùi và cọ toilet bằng tay và chân trần mà không hề có một chiếc bao tay hay đôi giày, đôi dép gì cả:
Học sinh Nhật cọ toalét bằng tay không
Chùi toilet bằng tay không những vẫn cười tươi roi rói
Học sinh Nhật cọ toalét bằng tay không
Mỗi người chúi đầu vào một cái bồn cầu để chà
Học sinh Nhật cọ toalét bằng tay không
Học sinh Nhật cọ toalét bằng tay không
Chùi và cọ cả những "chi tiết" nhỏ nhất
Học sinh Nhật cọ toalét bằng tay không
Một bạn nam rất siêng năng chùi

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383 

Học quá nhiều nữ sinh... tự tử

Thi thể được tìm thấy trên sông American, California đã được xác minh là sinh viên của trường UC Davis bị mất tích, tên Linnea Lomax.
Nguyên nhân của cái chết đang được điều tra, làm rõ. Nhân viên điều tra cho hay: “Không có dấu hiệu của việc bị giết hại.”

nu-sinh-treo-co-tu-tu-vi-hoc-qua-nhieu
Tin báo cô nữ sinh mất tích được cảnh sát đăng tải.

Theo Sở Cảnh sát hạt Sacramento, một đội tình nguyện đã tìm kiếm Lomax trong khu vực công viên Glenn Hall vào sáng thứ 6. Và họ đã phát hiện ra những gì còn sót lại của thi thể nạn nhân đang dần thối rữa lúc 10h sáng, trong khu rừng rậm ở phía Bắc công viên. Đội tìm kiếm đã thông báo với cảnh sát, và các thám tử và các nhà điều tra đã được phái đến hiện trường.

Tuy nhiên vì thi thể đã bị phân hủy quá nhiều, nên việc tìm ra nguyên nhân và thời gian tử vong là vô cùng khó khăn.

Theo đại diện của gia đình nhà Lomax, bà Amanda Ernst cho biết tất cả mọi sự chuẩn bị cho tang lễ đang được gấp rút tiến hành. “Bố mẹ cô ấy sẽ thông báo tin buồn trước toàn thể mọi người vào lúc 10h và thông báo về thời gian của lễ tang.”

Lomax, 19 tuổi, là sinh viên của đại học California, được nhìn thấy lần cuối cùng lúc đang điều trị ngoại trú ở một bệnh viên tư ở đại lộ Howe ở Sacramento vào ngày 26 tháng 6. Cô đã ở đó nguyên một ngày cho việc khám sức khỏe. “Vào buổi trưa, cô có đi ra ngoài ăn trưa nhưng rồi không bao giờ quay trở lại.” – Heidi Hutchison, bạn của Lomax kể lại.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư hóagia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Bị đuổi học vì mặc… quần ống bó

Mandy Entwistle, phụ huynh của nữ sinh này cho biết con gái cô, Lauren 15 tuổi, bị trường trung học Swavesey Village trả về nhà vì loại quần Lauren mặc không phải là quần ống loe theo quy định của nhà trường.

Cô Entwistle bức xúc nói nhà trường cấm mặc một số loại quần kiểu cách thời trang song đồng phục quần ống loe theo quy định của trường lại gây bất tiện cho học sinh vì chúng thường bị mắc vào giầy và khi đi xe đạp.

nu-sinh-bi-duoi-hoc-vi-mac-quan-ong-bo
 Lauren bị đuổi học vì kiểu quần "khác người"

Entwistle đã chọn cho con kiểu quần ôm sát gọn gàng và thuận tiện hơn song “sáng kiến” của cô lại khiến con gái bị đuổi học.

Entwistle phẫn nộ nói: “Tôi không hiểu tại sao một học sinh lại bị trả về nhà chỉ vì mặc quần ống bó, vốn rất tiện lợi cho tất cả mọi người”.

Mặc dù Lauren được quay trở lại trường học vào ngày hôm sau khi đã thực hiện đúng quy định về đồng phục của nhà trường, song nữ sinh này đã bị lỡ mất tiết học về sức khỏe và làm đẹp mà cô nữ sinh rất thích.
 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư hóagia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383 

Những nỗi lo của tân sinh viên

Sợ qua đường

Sợ xe cộ, sợ qua đường là nỗi lo của không ít bạn trẻ khi ra thủ đô học tập. 

nhung-noi-lo-kho-noi-cua-tan-sinh-vien
Lan (Tân SV ĐHKHXH&NV) cho biết: “Mình ở ký túc xá mỗi lần tới trường qua đoạn giao giữa đường Nguyễn Trãi và Nguyễn Tuân lần nào cũng phải níu chặt tay nhỏ bạn đi cùng. Sợ đường HN thật đấy!”. 

Giúp bạn: HN xe cộ qua lại như mắc cửi nhưng được phân sẵn đường 1 chiều, 2 chiều. Khi đi đường, bạn nhớ chú ý quan sát các phương tiện giao thông, đèn tín hiệu. Chú ý khi sang đường cần xin đường, thông báo cho người tham gia phương tiện giao thông biết.
Không khí ngột ngạt

Với Huy (tân SV CĐ điện lực) thì không khí của HN thật ngột ngạt và khó chịu. Nhà cửa thì chật hẹp, xe cộ thì đông đúc và nhất là lúc nào cũng cảm thấy mọi người bận bịu, vội vã, chen nhau mà đi…“Ngoài đường đã thế, nhà trọ cũng bí bách không kém. Mọi sinh hoạt chỉ vỏn vẹn trong 10m2. Cứ 3 phòng thì dùng chung một nhà vệ sinh” - Huy than thở.

Giúp bạn: Hãy cố gắng làm quen với sự phồn hoa của HN, đôi khi tìm cho mình khoảng lặng bằng việc ngồi trong công viên, hít thở khí trời… Cũng có thể thức dậy vào sáng sớm, đi bộ quanh khu trọ, bờ hồ… bạn sẽ cảm nhận được sự nhẹ nhàng, dịu dàng của HN.

Thậm chí sợ cả chuột thành phố

“Không hiểu sao chuột ở đây to thế, bằng bắp chân ấy? Mà nó không sợ người hay sao ấy! Nó cứ chạy lung tung giữa khuôn viên trường. Thậm chí ngay ở khu trọ cũng rất nhiều chuột” - Bảo Nam (ĐH KHTN) ngạc nhiên nói.

Mách bạn: cố gắng giữ gìn vệ sinh, bỏ rác đúng nơi quy định. Và ở nhà trọ nhớ đổ rác thường xuyên. Bạn có thể nuôi 1 con mèo nhỏ ở nhà trọ, hay tìm các đánh bẫy chúng.

Sinh hoạt đắt đỏ

Ở HN cái gì cũng đắt: nhà đắt, nước đắt, điện cũng đắt hơn ở nhà. “Mớ rau mua ở quê chỉ có 1.000 mà ở HN bán với giá 3.000 - 4.000. Học phí 1 năm ĐH cũng chỉ bằng tiền 3 tháng sinh hoạt phí thôi” - Trung (Hà Nam) nói.

Khuyên bạn: Cố gắng chi tiêu phù hợp để không gặp phải tình trạng “viêm màng túi” nhé. Hàng tháng bạn có thể mang gạo từ nhà ra, chịu khó nấu ăn…Ngoài ra bạn cũng có thể làm thêm lúc rảnh. Nhưng nhớ việc chính của bạn là học nhé!

Phải học thế nào?

Lên ĐH môi trường học tập hoàn toàn khác cấp 3, nhiều bạn không tránh khỏi lo âu khi thay đổi cách học.

“Mình đang học với quỹ thời gian kín mít: sáng học chính, chiều học thêm, tối làm bài. Giờ mới học có nửa tháng mà mình chẳng biết học sao? Đi học khoảng 3 tiếng buổi sáng rồi ở nhà chơi. Chán lắm” - Khánh Ly (Hải Dương) than thở.

Giúp bạn: ĐH là tự học, thời gian tới lớp rất ít mà chủ yếu bạn cần tự học. Thời gian còn lại ở nhà bạn có thể đi học thêm ngoại ngữ, các lớp kỹ năng, tham gia các hoạt động tình nguyện, ngoại khóa hay đi làm thêm để kiếm tiền…

Ngại làm quen bạn mới

Nghe hơi vô lý nhưng điều đó có thật đó teen nhé!

nhung-noi-lo-kho-noi-cua-tan-sinh-vien

Phương Anh (SV năm 2, ĐH Thủy Lợi) bồi hồi nhớ lại: “Cảm giác bước vào lớp chẳng quen ai, mình đã từng rất lo sẽ không thể hòa nhập được với các bạn. Nhìn các bạn ở thành phố vô cùng tự tin, nhanh chóng kết thân và làm quen nhau quả thực lúc đó mình rất tủi thân, tự ti đấy”.

“Hãy gạt bỏ những lo lắng viển vông, cố gắng hòa mình với mọi người và tự tin thể hiện bản thân mình. Tin tưởng rằng, các bạn là những người xuất sắc nên đã thành công ở cuộc thi gay go vừa qua” - Phương anh chia sẻ. Với tân SV, các bạn nên nhiệt tình tham gia các hoạt động của lớp, nói chuyện và kết thân với những người bạn xung quanh mình để bắt đầu cuộc sống SV nha.

Ước được như anh chị khóa trên

Tân SV mới lên HN học, vẫn còn nguyên nét đáng yêu của học trò. Các bạn đều nhìn các anh chị khóa trên bằng những ánh mắt ngưỡng mộ: “Không biết bao giờ mới hết 4 năm nhỉ? Ước gì em cũng được như chị?” Duyên (tân SV khoa Báo ảnh, HV báo chí tuyên truyền) nói với một chị trong phòng.

Nhiều bạn ở tỉnh lẻ lên HN học, luôn lo lắng làm sao để bằng được bạn bè cùng lớp. Vô tình các bạn đã quên những ưu điểm mình có.
 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383