Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012
Giáo sư Ngô Bảo Châu ngộ nhận Cù Huy Hà Vũ?
Yêu thuê, học thuê: SV trở thành chai sạn
Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam kể chuyện
Gia sư dạy nhạc dở trò đồi bại với học trò 7 tuổi
Con gái dậy thì và chàng gia sư
Giáo sư Vật lý Hà Huy Bằng bị "tố" đạo văn
2 vợ chồng mù dạy gia sư nuôi 5 con học Đại học
Đó là câu chuyện gây nhiều xúc động của gia đình ông Nguyễn Văn Trang , 57 tuổi và bà Nguyễn Thị Bốn, 54 tuổi, ở xã Đồng Văn (huyện Thanh Chương, Nghệ An).
Sau chiến tranh chống Mỹ khốc liệt, ông Nguyễn Văn Trang và bà Nguyễn Thị Bốn trở lại quê hương với tình trạng sức khỏe không còn như trước bởi ảnh hưởng của chất độc màu da cam dioxin. Theo giấy xác nhận của Hội chất độc màu da cam Việt Nam thì một mắt của ông Trang mù 100%, một mắt mù 98%; còn bà Bốn giảm 80% thị lực.
Vì cả hai đều bị khiếm thị nên mới đầu sự kết duyên của ông Trang và bà Bốn đều bị cả hai phía gia đình phản đối. “Chúng mày cưới nhau xong thì làm gì, lấy gì mà sống”, ông Trang nhớ lại lời can ngăn của gia đình năm xưa.
Thế nhưng, bằng tình yêu và nghị lực phi thường của người lính, hai ông bà đã đến với nhau, xây dựng và vun đắp tổ ốm gia đình bằng những đôi mắt không còn nhìn rõ.
Ông bà Trang có 5 người con và hiện nay cả 5 người đều đang theo học ở các trường đại học trong cả nước. Cậu con cả Nguyễn Văn Dũng (23 tuổi) đang học năm cuối Trường ĐH Sư phạm Vinh. Cậu con thứ hai Nguyễn Văn Tý đang học năm cuối Trường ĐH Sư phạm Quy Nhơn. Các con còn lại là Nguyễn Thị Sương - sinh viên năm thứ 3 ĐH Y Hà Nội, Nguyễn Thị Yến - sinh viên năm thứ 2 Học viện Hành chính Quốc gia, Nguyễn Văn Thịnh - sinh viên năm thứ nhất ĐH Xây dựng.
Chỉ với 5 sào ruộng nhưng đôi vợ chồng mù đang nuôi 5 người con học đại học. Đây là câu chuyện mà người dân xã Đồng Văn ai cũng biết và thán phục. Để làm được "kỳ tích" đó, ông bà Trang đã phải đổi bao mồ hôi và nước mắt.
Với 5 sào ruộng của mình, ông bà Trang không dùng vào việc trồng lúa mà thay vào đó là trồng hoa màu. Cứ mỗi sáng sớm tinh mơ, khi hàng xóm còn đang yên giấc thì bà Bốn đã lọ mọ mò dậy và đòn gánh rong ruổi khắp xóm bán rau. Với người mắt sáng đã vất vả, người mắt giảm 80% thị lực như bà Bốn lại càng vất vả hơn. Bà kể: “Để hái đủ số rau đi bán, tôi phải loay hoay ngoài ruộng hằng tiếng đồng hồ. Tôi đi lại khó khăn lắm, những lúc trời chạng vạng tôi chỉ nhìn thấy mờ mờ thôi. Mắt tôi yếu nên bị ngã là chuyện bình thường. Được cái là ngày nào tôi cũng đi đường thành ra quen thuộc, mò mò mà lựa bước đi thôi chứ nhìn thấy gì đâu”.
Còn công việc của bác Trang là ở nhà và chăm sóc đàn gà nuôi đẻ trứng. Có người đến tận nhà mua trứng nên ông bà đỡ khoản giao hàng. Vì mắt quá kém, gần như không nhìn thấy gì nên công việc tưởng chừng đơn giản như cho gà ăn và dọn dẹp chuồng trại lại là những công việc quá sức đối với bác Trang.
“Mắt tôi mờ nhưng cố vẫn làm được. Nếu tôi không cố gắng thì lấy tiền đâu mỗi tháng gửi cho mỗi đứa vài trăm nghìn đồng. Vì tương lai chúng nó nên tôi phải mò mẫm mà làm thôi”, bác Trang tâm sự. “Được cái là chúng nó biết bố mẹ khổ nhiều rồi nên chúng biết lo nghĩ và cố gắng học tập. Các con học hành cho được tử tế thì cho dù vất vả mấy chúng tôi cũng vui”.
Ngoài số tiền tự kiếm được, mỗi tháng vợ chồng bác Trang phải chạy vạy bà con họ hàng để gom đủ số tiền gửi cho con cái. Với số tiền ít ỏi khoảng 300 nghìn đồng được bố mẹ chu cấp hàng tháng, để đủ sống và học tập, mỗi người con của hai bác đều phải tự đi làm thêm gia sư, làm bồi bàn...
Em Sương tâm sự: “Đến năm học thứ 3, thứ 4 là bọn em phải cố gắng để tự lập rồi. Hoàn cảnh gia đình nhà em khó khăn, nếu không cố gắng học tập thì sau này khổ. Nhưng đi học rồi em thương bố mẹ ở nhà lắm. Đấy cũng chính là động lực giúp bọn em cố gắng”.
Gần cả cuộc đời vất vả cống hiến, nay tuổi cũng về già, ông bà Trang chỉ mong cả 5 đứa con của mình sẽ ra trường sớm và ổn định cuộc sống.
“Cuối năm nay là hai đứa học Sư phạm ra trường rồi. Tôi chỉ mong chúng nó sớm tìm được công việc ổn định để nuôi tôi lúc về già và cả mấy đứa em nó đang học”, bác Trang mong mỏi.
Chia tay vợ chồng bác Trang, chúng tôi không khỏi xúc động bởi đức hi sinh của đôi vợ chồng mù. Chúc cho những mong mỏi của hai bác sẽ sớm trở thành hiện thực.