Năm 2012, Việt Nam tụt hạng trên bảng chỉ số đổi mới
toàn cầu (Global Innovation Index) của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
(World Intellectual Property Organization - WIPO) thuộc Liên Hiệp Quốc.
Từ thông tin này, chúng tôi có cuộc trao đổi với PGS-TSKH Phan Dũng, Giám đốc Trung tâm sáng tạo khoa học - kỹ thuật Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, xung quanh vấn đề sáng tạo, đổi mới.
- Theo bảng xếp hạng của WIPO, Việt Nam xếp thứ
76/141, thuộc phần nửa dưới của các nước trên thế giới - nghĩa là tính
đổi mới, sáng tạo của nước ta thuộc vào loại kém. Là người dạy cho người
khác phương pháp luận sáng tạo, ông suy nghĩ gì về điều này?
- Theo hai tiến sĩ Lê Văn Út (Phần Lan) và Thái Lâm
Toàn, từ năm 2006 - 2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký
tại Mỹ (trung bình mỗi năm có 1 bằng sáng chế).
Đến năm 2011, Việt Nam với dân số hơn 80 triệu dân
nhưng không có bằng sáng chế nào được đăng ký.Trong khi đó, con số này ở
năm 2011 của một số nước trong khu vực Đông Nam Á như sau: Singapore:
647 bằng/4,8 triệu dân, Malaysia: 161/27,9 triệu,
Thái Lan: 53/68,1 triệu, Philippines: 27/93,6 triệu, Indonesia: 7/232 triệu, Brunei: 1/0,407 triệu.
Trừ Mỹ ra, theo thống kê, 10 quốc gia/vùng lãnh thổ
đứng đầu về số bằng sáng chế trong năm 2011 lần lượt: Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đức, Đài Loan, Canada, Pháp, Anh, Trung Quốc, Israel, Úc.
Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc
tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn (Úc), từ năm 1998-2008, Việt Nam có 5.070
bài. Trong khi đó, Thái Lan công bố 23.163 bài, cao hơn Việt Nam 4,5 lần
dù số lượng giáo sư và tiến sĩ thấp hơn ta. Số bài báo của Việt Nam chỉ
bằng 10% so với Singapore, 34% với Malaysia...
Theo WIPO, sở hữu trí tuệ có 2 nhánh chính: sở hữu
công nghiệp và bản quyền tác giả. Nói đến đổi mới (Innovation) không thể
không nói đến sáng tạo (Creativity). Trong các loại sáng tạo của con
người, cần nhấn mạnh sáng chế (Invention) thuộc sở hữu công nghiệp, được
bảo hộ bằng patent (bằng độc quyền sáng chế) và phát minh (Discovery)
thuộc bản quyền tác giả thể hiện dưới dạng các bài báo, công trình
nghiên cứu khoa học.
Theo tôi hiểu, khi đưa ra chỉ số đổi mới toàn cầu,
WIPO phải tính đến số lượng các patent được cấp; các hợp đồng chuyển
giao sáng chế, bản quyền; số lượng và chất lượng các bài báo khoa học
đăng trong các tạp chí quốc tế chuyên ngành của quốc gia mà WIPO muốn
đánh giá.
Với những thông tin tôi có được về 2 loại sáng tạo vừa nêu, tôi nghĩ rằng vị trí 76/141 của Việt Nam là khá chính xác.
|
PGS-TSKH Phan Dũng, Giám đốc Trung tâm sáng tạo khoa
học - kỹ thuật Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM cho biết: Năm 2011,
Việt Nam với dân số hơn 80 triệu dân nhưng không có bằng sáng chế nào
được đăng ký. |
- Ông cho rằng sự sáng tạo và đổi mới thật sự quan trọng với cuộc sống như thế nào? Vì sao Việt Nam tụt hạng về chỉ số trí tuệ?
-
Quan trọng như thế nào ư? Dẫn chứng mới đây thôi. Hội nghị APEC 20 ở
Vladivostok, miền Viễn Đông nước Nga vừa mới đây đã đưa ra tuyên bố
chung: “Liên kết để tăng trưởng, sáng tạo để thịnh vượng”.
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm
Gia sư ngoại thương và
Gia sư toán và
gia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383