Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

10 người có chỉ số IQ cao nhất thế giới

Theo SuperScholar.org, chỉ số IQ của người bình thường từ 90-110, có 2,5% trong số đó bị kém thông minh (IQ dưới 70) và 0,5% là thiên tài hoặc gần ngưỡng thiên tài với chỉ số thông minh IQ trên 140. Chỉ 2,5% là người siêu thông minh đạt trên 130.
Chỉ số IQ là một sự đánh giá chủ quan và gây nhiều tranh cãi, trên thực tế, người ta dựa vào những người thành đạt để đánh giá sự thông minh. Danh sách 10 người có chỉ số thông minh nhất thế giới này có những nhân vật bạn từng biết đến như ngôi sao điện ảnh Hollywood James Wood hay Stephen W. Hawkins. Phần đông họ đều thành đạt trong công việc.
Terence Tao, 37 tuổi, IQ 230, là người có khả năng toán cực kỳ đặc biệt ngay từ khi còn nhỏ. Ông học đại học khi mới 9 tuổi. Năm 2 tuổi, có thể làm được những phép tính đơn giản, 24 tuổi, là giáo sư trẻ nhất của Đại học Los Angeles.
Christopher Hirata, 30 tuổi, IQ 225, làm việc với NASA về các dự án đổ bộ sao Hỏa năm 16 tuổi.
Kim Ung-Yong, 50 tuổi, IQ 210, được Kỷ lục Guinness công nhận là người có IQ cao nhất thế giới. Năm lên 4 ông đã có thể nói được 4 thứ tiếng, Vào sinh nhật 5 tuổi, Kim đã giải được trọn vẹn các bài toán phức tạp. Sau này, ông đã chứng minh khả năng ngoại ngữ tuyệt vời của mình bằng các thứ tiếng: Trung Quốc, Tây Ban Nha, Việt Nam, Tagalog, Anh, Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Rick Rosner, 52 tuổi, IQ 192, nhà viết kịch bản truyền hình nổi tiếng.
Garry Kasparov, 49 tuổi, IQ 190, cựu vô địch cờ vua thế giới, hiện vẫn là người trẻ nhất nắm giữ danh hiệu này khi mới 22 tuổi. Ông giải nghệ cờ vua năm 2005.
James Woods, 65 tuổi, IQ 180, là diễn viên nổi tiếng người Mỹ. Ông từng xuất hiện trong các phim nổi tiếng như Once Upon a Time in America, Salvador, Nixon, Ghosts of Mississippi, The Last Day of Summer, Casino và trong sự nghiệp, ông từng đoạt 3 giải Emmy.
Sir Andrew Wiles, 59 tuổi, IQ 170, người chứng minh được vấn đề toán nan giải nhất thế giới, “định lý cuối cùng của Fermat”.
Judit Polgar, 36 tuổi, IQ 170, nữ kiện tướng xuất sắc người Hungary. Cô trở thành đại kiện tướng cờ trẻ nhất thế giới năm 15. Chính cha cô từng tuyên bố dùng cô làm thí nghiệm để chứng minh trẻ em có thể đạt kết quả vượt bậc nếu được đào tạo chuyên nghiệp từ nhỏ.
Paul Allen, 59 tuổi, IQ 170, là nhà đồng sáng lập Microsoft. thường xuyên xuất hiện trong danh sách những người giàu nhất thế giới, thời điểm 2007, trị giá tài sản của ông ước tính 18 tỷ Đô la Mỹ.
Stephen W. Hawkins, 70 tuổi, IQ 160, nhà vật lý người Anh. Trong nhiều thập kỉ, ông được coi là ông hoàng vật lý lý thuyết của thế giới.




Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383
Mất hàng chục triệu để học Cử nhân thực hành

Khi cháu của chồng dự thi ĐH Văn hóa Hà Nội chỉ đạt được có 12,5 điểm, cô H. “tìm cửa” để kiếm một suất vào học hệ ĐH chính quy. Sau khi truy tìm nhiều mối quan hệ nhưng bất thành, cô tình cờ được sếp cùng cơ quan nhận giúp việc“chạy” vào Trường ĐH Điện lực.

Sau đó “sếp” cô H. thông báo nộp tiền đặt cọc 30 triệu đồng để lo lót. Chia sẻ với chúng tớ, cô H. cho hay: “Lúc thấy "chạy" suất học chính quy mà chỉ có 30 triệu nên cũng sinh nghi nhưng chồng động viên là có thể “sếp” có quan hệ thân thiết với trường nên chi phí thấp nên tôi cũng yên tâm một phần”.

Chờ mãi không thấy giấy báo nên gia đình sốt ruột gọi điện giục “sếp” liên tục, sau nhiều ngày thì vào đầu tháng 9/2012 giấy báo cũng được chuyển đến. Đọc nội dung, cô H. cũng yên tâm là cháu mình sẽ được học cấp bằng chính quy nhưng khi đến phần đóng góp chị tá hỏa khi các khoản thu nộp nhập học lên gần 18 triệu đồng.

Đưa cho chúng tớ xem tờ giấy báo trúng tuyển do trường ĐH Điện lực gửi có chữ ký của Hiệu trưởng và dấu xác nhận, cô H. chỉ vào dòng chữ: “Đã trúng tuyển vào hệ Cử nhân thực hành khóa học 2012-2015, chương trình phối hợp đào tạo giữa ĐH Điện lực và tập đoàn Vietcare” và hỏi chúng tớ: “Đây là hệ chính quy phải không”?
 
hang-tram-thi-sinh-mac-bay-lua-tuyen-sinh
Hàng trăm TS bị "lừa" khi nhận giấy báo trúng tuyển dạng này. Các bạn đều lầm tưởng đó là hệ CĐ chính quy.

Khi chúng tớ hỏi cơ sở nào để tin đây là hệ chính quy, cô H. đưa cho chúng tớ xem những giấy tờ đính kèm với giấy báo trúng tuyển. Đầu tiên là thông báo tuyển sinh của tập đoàn Vietcare trong đó có đoạn viết: “Thời gian đào tạo gồm 2 giai đoạn của trường ĐH Điện lực; 3 năm đầu học hệ cử nhân và 1 năm tiếp theo học hệ ĐH chuyên ngành. Tốt nghiệp được cấp bằng ĐH chính quy”. Bên cạnh đó, thông báo này cũng có lời chào hấp dẫn: “Được tiếp nhận chính thức vào làm việc tại một số Doanh nghiêp, Tập đoàn lớn sau khi tốt nghiệp ĐH với mức lương 6 - 8 triệu đồng/tháng”.

Điều đặc biệt ở thông báo này là hồ sơ xét tuyển chỉ cần giấy báo điểm thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012. Nghĩa là kể cả những TS có điểm thi dưới sàn ĐH, CĐ.

hang-tram-thi-sinh-mac-bay-lua-tuyen-sinhThông báo tuyển sinh có tính chất "lừa đảo" TS của tập đoàn Vietcare.

Theo tìm hiểu của chúng tớ, không chỉ cháu cô H. mà nhiều TS khác cũng bị “mắc bẫy” này. Với việc điểm thi ĐH, CĐ thấp nhưng được học ĐH chính quy nên nhiều TS hào hứng đến nhập học theo đúng trong giấy báo từ 5/9 đến hết ngày 25/9. Theo điều tra thì nhiều TS trong số này chia sẻ mất hàng chục triệu đồng để “chạy” vào học.

Để tránh trách nhiệm về sau, tập đoàn Vietcare yêu cầu TS viết đơn tự nguyện đăng ký, ký hợp đồng nguyên tắc với Công ty cổ phần Tập đoàn công nghệ truyền thông Vietcare…

Lật tẩy

Để tìm hiểu bản chất của việc “lừa đảo” này, chúng tớ đã đóng giả là phụ huynh muốn đến xin cho con vào học hệ này. Sau khi liên hệ theo số điện thoại cố định, chúng tớ nhận được lời tư vấn: “Chỉ tiêu hết rồi giờ vào là hơi khó. Em cứ đưa cháu có gì anh sẽ giúp. Anh tên là Đề”.

Đến đúng địa chỉ ghi trong thông báo (số 42 ngõ 165 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội), chúng tớ được anh Đề ra tiếp đón. Sau khi biết đưa em (một PV đóng vai) thi ĐH Ngoại thương nhưng rớt và có tổng điểm thi là 7, anh Đề tư vấn: Hiện có hai trường tuyển sinh là ĐH Công đoàn và ĐH Điện lực. Toàn bộ thông tin đều được in đây đủ ở đây hai anh em tham khảo.

Sau khi hỏi liệu 7 điểm vào được không, anh Đề nhỏ nhẹ bảo: “Điểm thấp thì phải mất thêm 1 triệu để nhà trường tổ chức thi cho đủ điểm”.

Lướt qua tấm thẻ trên ngực anh Đề, chúng tớ phát hiện gắn mác bảo vệ nên tỏ vẻ hoài nghi, anh Đề thanh minh: “Anh là cán bộ tuyển sinh nhưng hôm nay không có người nên làm bảo vệ”. Để tạo niềm tin, anh Đề lôi điện thoại ra gọi cán bộ tuyển sinh “thật” xuống để làm việc.

Vài phút sau, cán bộ tên Tân tự giới thiệu là Trưởng phòng tuyển sinh có mặt. Anh này nói thế nhưng chẳng có giấy tờ gì để khẳng định chức danh này. Anh Tân tư vấn là học cao đẳng chính quy sau đó sẽ thi liên thông lên ĐH nên cứ yên tâm, đây là cách đi đường vòng có những TS có điểm thi thấp nhưng muốn có bằng ĐH chính quy.

Nhận được câu hỏi: "Em được có 7 điểm dưới sàn làm sao học được CĐ chính quy?", thấy chúng tớ hỏi khó, anh Tân đành “khai thật”: “Học CĐ nghề thôi chứ dưới sàn sao học được chính quy. Học xong thì được liên thông lên ĐH chính quy”.

Trước câu trả lời của cán bộ Tân, chúng tớ suýt bật cười bởi quy định về đào tạo liên thông chúng tớ quá hiểu. Bên cạnh đó, gần đây Bộ GD-ĐT đang có chủ trường chấn chỉnh hệ này bằng cách TS phải dự cùng với kì thi ĐH, CĐ. Do đó chuyện học từ CĐ nghề liên thông lên ĐH chính quy là chuyện “ảo tưởng”.

Nhằm khai thác sâu về hành vi “lừa đảo” này, chúng tớ xin phép lên tầng 4 (khu văn phòng làm thủ tục nhập học) để tìm hiểu thêm. Vừa đặt chân vào phòng, chúng tớ đã thấy nhiều TS làm thủ tục nhập học, thậm chí có những TS ở tận Tây Nguyên ra. Khi có phụ huynh hỏi là khi nào thì đi học chính thức, các cán bộ tuyển sinh ở phòng này khẳng định là ngày 15/9 sẽ bắt đầu quân sự nên cứ yên tâm…

Điều đáng chú ý là ở phòng này xuất hiện nhiều logo của các trường ĐH hàng đầu Việt Nam. “Hiện tập đoàn đã làm việc với ĐH Kinh tế Quốc dân, Viện ĐH Mở, ĐH Công đoàn, ĐH Điện lực. Năm nay chưa có chỉ tiêu ĐH Kinh tế Quốc dân và Viện ĐH Mở” - một nữ nhân viên trả lời chúng tớ khi hỏi về các đối tác. Cũng theo lời nữ nhân viên này thì muốn học thì cứ nộp giấy báo điểm sau đó xét tuyển khoảng vài ngày sau là có giấy báo.
 
Tìm hiểu thêm thì chúng tớ cũng được biết, để "câu" TS tập đoàn này đã rải nhân viên đi tư vấn nhiều khu vực, kết nối nhiều kênh khác nhau để kiếm TS...

hang-tram-thi-sinh-mac-bay-lua-tuyen-sinhNhiều TS đến làm thủ tục nhập học tại tập đoàn Vietcare. (ảnh chụp từ clip)
 
Thu thập đầy đủ thông tin, chúng tôi rút ra khỏi trung tâm đào tạo nhân lực cấp cao của tập đoàn VietCare và ngay lập tức gọi điện để nắm bắt từ Trường ĐH Điện lực. Trưởng phòng đào tạo nhà trường bận đi công tác nên trả lời nhanh qua điện thoại: “Trường chỉ hợp tác đào tạo nghề với tập đoàn Vietcare với 500 chỉ tiêu. Sinh viên tốt nghiệp sẽ do Bộ Lao động cấp bằng”.

Còn PGS.TS Đàm Xuân Hiệp - Hiệu trưởng Trường ĐH Điện lực thì khá bất ngờ khi nghe thông tin trường cấp giấy báo trúng tuyển hệ Cử nhân thực hành bởi theo quy định thì từ "cử nhân" chỉ được phép dùng với hệ đào tạo chính quy ở bậc ĐH hoặc CĐ. Còn đối với hệ đào tạo nghề không được phép dùng từ cử nhân. “Chúng tôi sẽ kiểm tra và có trao đổi với báo cụ thể về vấn đề này” - ông hiệu trưởng nói.
 
 
 

Teen Marie Curie khoe đồng phục mới siêu kute

Năm học mới này, teen trường Marie Curie, Hà Nội tỏ ra vô cùng thích thú với bộ đồng phục “mới toanh” của trường mình, đặc biệt là khi ngôi trường chuẩn bị sang tuổi 20.
Sau 5 năm, trường Marie Curie đã chủ trương thay đổi mẫu đồng phục học sinh theo tinh thần độc đáo và đẹp mắt hơn. Các bạn nữ trở nên dịu dàng, duyên dáng nhưng cũng không kém phần cá tính trong chiếc áo sơ mi ngắn tay kết hợp với chiếc váy ngắn cực “chất”. Còn các bạn nam trông thật chững chạc, khỏe khoắn với chiếc áo sơ mi phối hợp cùng quần dài hay quần shorts cực kỳ trẻ trung, xì - tin.
Ngoài ra, mỗi bộ trang phục còn đi kèm “phụ kiện” là chiếc mũ đội đầu cùng chiếc cà-vạt màu đỏ vô cùng nổi bật và dễ thương nữa.
teen-marie-curie-khoe-dong-phuc-moi-sieu-cool
Đồng phục váy ngắn cực "cool" giống Hàn Quốc nè!

teen-marie-curie-khoe-dong-phuc-moi-sieu-cool
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383
Còn các bạn trai thì có cà-vạt cực xì tin.

teen-marie-curie-khoe-dong-phuc-moi-sieu-cool

teen-marie-curie-khoe-dong-phuc-moi-sieu-cool

teen-marie-curie-khoe-dong-phuc-moi-sieu-cool

teen-marie-curie-khoe-dong-phuc-moi-sieu-cool

teen-marie-curie-khoe-dong-phuc-moi-sieu-cool


Bên cạnh bộ đồng phục mùa hè thì teen trường Marie Curie còn “sướng rơn” với trang phục mùa đông nữa đó. Bạn nào trông cũng người lớn, chững chạc hơn hẳn khi diện bộ đồng phục vest màu xám “tông - xuyệt - tông”, lung linh chẳng kém cạnh gì so với đồng phục của các bạn bè quốc tế cả.
teen-marie-curie-khoe-dong-phuc-moi-sieu-cool

teen-marie-curie-khoe-dong-phuc-moi-sieu-cool

teen-marie-curie-khoe-dong-phuc-moi-sieu-cool

teen-marie-curie-khoe-dong-phuc-moi-sieu-cool

teen-marie-curie-khoe-dong-phuc-moi-sieu-cool

Khi chiêm ngưỡng hình ảnh bộ đồng phục mới của teen trường Marie Curie được đăng tải trên FB, nhiều bạn đã không ngần ngại chia sẻ những dòng comment ủng hộ nhiệt tình. Nhiều bạn đã tỏ ra vô cùng ghen tị với đồng phục cực “chất” của teen Marie Curie, thậm chí nhiều cựu học sinh của trường còn bày tỏ sự tiếc nuối khi không có cơ hội được diện bộ đồng phục này đến trường nữa đấy.
Chia sẻ cảm xúc khi được khoác lên mình bộ đồng phục mới, bạn Trần Minh Quân (lớp 8M) cho biết: “Mình cảm thấy rất tự hào và hãnh diện khi bạn bè của mình học ở các trường khác đều khen ngợi đồng phục trường mình rất đẹp, trẻ trung và hiện đại”.
“Mình cảm thấy rất thoải mái, tự tin khi mặc bộ đồng phục mới đến trường. Nhiều bạn bè bảo trông mình thật khác và rất xinh trong bộ đồng phục này đó” – Bạn Tạ Ngân Anh (Lớp 8I2) chia sẻ thêm.

teen-marie-curie-khoe-dong-phuc-moi-sieu-cool

teen-marie-curie-khoe-dong-phuc-moi-sieu-cool

teen-marie-curie-khoe-dong-phuc-moi-sieu-cool




Theo dòng thời gian của bộ đồng phục

Qua tháng năm, đồng phục cũng có nhiều nét thay đổi.
Từ muôn đời nay, đồng phục luôn gắn liền với các bạn học sinh chúng mình. Đồng phục không đơn thuần chỉ là nội quy được “yết” trong sổ đỏ của các bạn trực ban, mà còn là dấu ấn riêng, là niềm tự hào của mỗi người về ngôi trường mình đang theo học. Tuy nhiên, qua tháng năm, đồng phục cũng có nhiều nét thay đổi.

Hình ảnh khăn đóng, đậm nét truyền thống

Đã từng được xem là trang phục của những cậu học trò xưa và đến bây giờ nó trở thành một nét văn hóa đẹp.

 
Trước đây, bộ trang phục “áo dài, khăn đóng” như tượng trưng cho sự tôn trọng bề ngoài ngăn nắp của một xã hội phong kiến. Bộ đồng phục không những vừa kín đáo, mà lại che lấp đi được phần nào những khác biệt về đẳng cấp trong xã hội. 


Tuy nhiên, bộ trang phục này khá là bất tiện, không thoải mái trong khi mặc, kiểu cách và chất liệu cũng gò bó. Dần dần, nó không còn phù hợp với thực tế nữa. Một phần vì khi đấy, khái niệm "đồng phục" chưa được phổ biến rộng rãi, nhưng dần dần, người ta đã để ý đến nó nhiều hơn và giá trị cũng được nâng cao. Rồi các trường bắt đầu chú trọng đến đồng phục và xem đó như là hình ảnh của trường mình. Từ đấy, đồng phục trở thành nội quy cũng như văn hóa “mặc”.

Thời áo sơ mi trắng, quần tối màu lên ngôi

Đi cùng thời gian, để bộ đồng phục càng tiện lợi hơn, làm cho teen càng yêu bộ cánh của mình, nhiều trường học đã không ngừng thay đổi các mẫu thiết kế, không đơn thuần chỉ là khẳng định thương hiệu, đẳng cấp, mà còn gây được hứng thú cho học sinh. 


Với nam sinh, áo trắng thể hiện sự trong sáng của tuổi học trò, còn quần tây sậm màu lại có cảm giác lịch sự, sạch sẽ. Vì vậy, suốt mấy chục năm qua, trang phục này của các bạn nam sinh vẫn giữ nguyên cho đến tận bây giờ.

  
Nhưng đối với nữ sinh thì áo dài vẫn được coi là trang phục truyền thống, không chỉ trong nhà trường, mà còn là đặc điểm tiêu biểu của con gái Việt Nam – nhẹ nhàng, kín đáo và nữ tính. Ở một số trường, áo dài vẫn được coi là đồng phục. Tuy nhiên, nó khá bất tiện cho các bạn nữ khi mặc, khó thoát mồ hôi, lại gò bó, nhất là gặp thời tiết mưa gió hoặc quá nóng nực cũng gây rất nhiều khó chịu cho các bạn. Vì vậy mà ở phần lớn các trường, học sinh chỉ mặc áo dài vào những dịp lễ đặc biệt trang trọng.
 
 
Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội - Amsterdam, Nguyễn Bỉnh Khiêm… là những trường được nhiều học sinh đánh giá là có đồng phục đẹp và phong cách.

Đồng phục Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm mang phong cách Nhật Bản

Những thay đổi mang phong cách thời trang hơn

Nói đi cũng phải nói lại, nhiều bạn không mấy mặn mà với bộ đồng phục vì chúng "đơn điệu và xấu". Số khác lại cho rằng, bộ đồng phục được thiết kế chưa hợp lý với sự vận động của tuổi học trò. Chưa kể, nhiều bộ đồng phục thiếu tính thời trang, hoặc không có "cá tính". Vì vậy, nhiều bạn chỉ mặc đồng phục mang tính đối phó là chính.


Dần khắc phục tình trạng đó, bên cạnh việc đưa ra ý kiến một chiều, nhiều trường đã cho phép các bạn tự đóng góp ý kiến về bộ đồng phục của mình. Thêm nữa, có nhiều cuộc thi về thiết kế đồng phục trường, đồng phục lớp mở ra, các mẫu đồng phục càng trở nên đa dạng và tiện lợi hơn. Các bạn cũng hứng thú hơn với việc chính tay mình thiết kế ra bộ trang phục mình mặc hàng ngày đến trường.

Đồng phục Chu Văn An do chính các bạn học sinh trong trường thiết kế

Thơm (THPT T.T, BN) chia sẻ: “Năm ngoái, trường tớ quyết định thay đổi đồng phục cho các bạn học sinh trong trường. Thầy phụ trách đã đưa ra ý kiến tổ chức cuộc thi thiết kế đồng phục mới. Rất nhiều sáng kiến mới lạ được đưa ra. Bạn lớp trưởng lớp tớ cũng đóng góp bằng một bản vẽ có sự đồng thuận của cả lớp. Nhưng đáng tiếc là vì không thu đủ số vote nên bản vẽ của lớp tớ không được chọn. Tuy thế, chúng tớ cũng rất thích chiếc áo đồng phục do một em khóa dưới thiết kế và thật may khi áo đó là lựa chọn cuối cùng.”

Còn ở trường Tiểu học Minh Đạo, các thầy cô đã rất vất vả mời người thiết kế về để tạo kiểu dáng cho áo đồng phục. “Áo đồng phục của trường hiện tại đang bị đánh giá là giống với đa số các trường khác. Nên chúng tôi quyết định thay đổi nó trong thời gian sớm nhất, sẽ trưng cầu ý kiến của các em học sinh cũng như các vị phụ huynh,để có được chiếc áo đồng phục phù hợp với các em cả ở trên lớp và ở nhà” - Thầy Hưng, tổng phụ trách trường Minh Đạo nói.
 
Trang phục mùa hè là sự kết hợp của áo sơ mi – quần âu (nam) và áo sơ mi - váy (nữ) đơn giản, tiện lợi và cũng rất thoải mái.

 
Đồng phục trường Hà Nội - Amsterdam  


Đồng phục của teen Trần Phú 
 
Đến lúc đồng phục không còn chỉ dành riêng cho trường

Ai cũng tự hào vì được khoác trên người chiếc áo đồng phục của trường mình. Nhưng để tạo dấu ấn riêng biệt của lớp mình, các bạn trường THPT Lương Tài còn sáng tạo ra con dấu của lớp cơ đấy. “Bí thư lớp tớ là tác giả của ý tưởng đó. Bạn ấy đi đặt con dấu cho lớp, sau đó mua mực không phai và cả lớp cùng nhau đóng vào ngực trái của áo, gần chỗ đeo phù hiệu. Vì dấu không to nên không gây chú ý lắm, cũng khỏi lo các thầy cô giáo phạt. Nhưng vẫn là thứ đáng để khoe khi đi sang lớp bạn” - Lam, 18 tuổi chia sẻ.

Thành Quân (THPT Hoàng Quốc Việt) tâm sự: “Trường tớ ủng hộ việc mỗi lớp có đồng phục riêng và dành ra hẳn ngày thứ 5 để các lớp “trưng diện”. Thế nên hôm đó, cả trường rộn rã sắc màu, trông cực vui mắt. Lớp tớ có 26 con trai nhưng chỉ lèo tèo 3 con gái, còn lớp văn lại 3 con trai và 26 con gái. Mặt sau của áo đồng phục hai lớp đều in biểu tượng của XX, XY cùng những con số đó. Vì thế, thi thoảng chúng tớ vẫn rủ nhau ra đứng chụp ảnh cùng, tạo nên đội quân hoàn hảo. Cũng nhờ thế mà tình hình hai lớp đã đoàn kết hơn rất nhiều”.


Ngoài những bộ đồng phục trường mang tính bắt buộc, hiện nay rộ lên các loại hình đồng phục như đồng phục nhóm, đồng phục lớp, đồng phục câu lạc bộ… với nhiều ý tưởng khá sáng tạo, độc đáo. Đồng phục lớp là một mô tuýp rất mới mẻ của đồng phục. Các bạn tha hồ đưa ra ý tưởng, phá cách với kiểu dáng, chất liệu. Xu hướng của teen mình bây giờ hội tụ các tiêu chuẩn độc - lạ - đẹp, là tiền đề để những bộ trang phục ấn tượng ra đời.

Thay cho lời kết

Trước khi “hiện hình” là bộ đồng phục mà chúng ta khoác trên người, các thầy cô giáo, những cán bộ trường lớp hẳn đã rất vất vả để tìm ra một hình ảnh đại diện tốt nhất cho trường của mình. Vậy nên, ngay cả khi không còn là học sinh trong trường, không có cơ hội mặc áo đồng phục nữa, nhưng những kỉ niệm thời mặc chung màu áo, chụp chung tấm ảnh tập thể cũng sẽ mãi là hành trang theo ta trên đoạn đường sau này…



Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

SV trường ĐH KHXH&NV Hà Nội cũng khoe đồng phục

Năm học mới sắp bắt đầu, các bạn sinh viên cũng đã rũ sạch những dư âm của mùa hè ngọt ngào và lên dây cót sẵn sàng cho kỳ học mới. Ở đại học, đặc biệt là những ngôi trường học theo mô hình tín chỉ thì lớp học sẽ khá lỏng lẻo về đoàn kết. Đã bao giờ các bạn, những sinh viên đại học nghĩ sẽ may đồng phục lớp mình chưa? Đồng phục lớp chính là trang phục để bạn diện mỗi khi lớp tụ tập, có công việc, họp hành. 

Hoặc đơn giản, khi có đám cưới của một thành viên trong lớp hay thầy cô, các bạn sẽ diện đồng phục trông vô cùng nổi bật và đẹp mắt. Hơn nữa, nó cũng sẽ là mối liên hệ gắn kết giữa các thành viên, một kỷ niệm còn đẹp mãi khi bạn đã hết tuổi sinh viên.

Sau đây, mời bạn nghía qua đồng phục lớp của thần dân lớp K54A - Khoa học quản lý của trường Đại học khoa học Xã Hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội nhé.

sv-truong-dh-khxhnv-ha-noi-cung-khoe-dong-phuc
Đồng phục lớp không cần quá cầu kỳ. Chỉ cần trang nhã, thanh lịch và phải phù hợp với số đông. Các bạn nữ có thể chọn váy kết hợp với sơ mi trắng và thắt nơ đồng màu.

sv-truong-dh-khxhnv-ha-noi-cung-khoe-dong-phuc

sv-truong-dh-khxhnv-ha-noi-cung-khoe-dong-phuc

sv-truong-dh-khxhnv-ha-noi-cung-khoe-dong-phuc
Hoặc chọn quần, sơ mi trắng và nơ đồng màu cho những bạn không tự tin với đôi chân của mình.

sv-truong-dh-khxhnv-ha-noi-cung-khoe-dong-phucĐồng phục của các boy cũng rất lịch thiệp và trẻ trung nhé.

Sau khi đồng phục của lớp K54A ra mắt. Các lớp bạn nhìn vào đều trầm trồ, xuýt xoa khen đẹp và nổi bật. Nhiều bạn sợ rằng khi trở thành sinh viên mà vẫn phải mặc đồng phục lớp sẽ rất gò bó. Nhưng bạn ơi, vì học mô hình tín chỉ, các thành viên trong lớp sẽ phân tán thành nhiều lớp nhỏ, nên chỉ mặc đồng phục vào những buổi sinh hoạt chung của lớp, sinh hoạt chi đoàn, cổ vũ cuộc thi… nói chung là các hoạt động mang tính gắn kết tập thể. 

Khi may đồng phục sinh viên, các bạn nên lưu ý lựa chọn các mẫu trang phục màu sắc phù hợp để có thể thoải mái tự tin khi diện nó. Ngoài ra, các bạn có thể thêu tên trường - lớp lên cổ áo, nơ (cavat), cổ tay áo, dải khuy… có rất nhiều cách trang trí để nó không trở nên trẻ con nhưng vẫn mang thương hiệu riêng của trường lớp mình.

sv-truong-dh-khxhnv-ha-noi-cung-khoe-dong-phuc

sv-truong-dh-khxhnv-ha-noi-cung-khoe-dong-phuc
Các cô gái của chúng ta thật xinh xắn với bộ đồng phục đáng yêu.

Để may một bộ đồng phục lớp không hề đắt. Với các bộ trang phục đẹp lung linh mà các bạn đang nghía tụi tớ chỉ mất 300k/bộ bao gồm: 1 sơ mi trắng, 1 quần hoặc chân váy và nơ (cavat). Với những ai muốn may cả chân váy và quần thì chi phí sẽ cao hơn một chút.

Một lưu ý nhỏ cho các bạn là khi mặc đồng phục các bạn nên chú ý đến giày dép của mình nhé. Một đôi giày, dép phù hợp sẽ giúp bạn ghi điểm trọn vẹn trong mắt những người đối diện đấy. 

Và những bức ảnh rất đẹp của các bạn lớp K54A - Khoa học quản lý – Nhân Văn được các bạn ấy chia sẻ dưới đây.

sv-truong-dh-khxhnv-ha-noi-cung-khoe-dong-phuc

sv-truong-dh-khxhnv-ha-noi-cung-khoe-dong-phuc

sv-truong-dh-khxhnv-ha-noi-cung-khoe-dong-phuc

sv-truong-dh-khxhnv-ha-noi-cung-khoe-dong-phuc
Cặp đôi hoàn hảo.
sv-truong-dh-khxhnv-ha-noi-cung-khoe-dong-phuc

sv-truong-dh-khxhnv-ha-noi-cung-khoe-dong-phuc
Những khoảng khắc nhắng nhít sẽ chẳng bao giờ quên

Không quá đắt đỏ để may một bộ đồng phục lớp. Vậy tại sao các bạn không lên mẫu, lập kế hoạch và triển khai ngay từ bây giờ để mỗi sinh viên đều có những bộ đồng phục không thể quên.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Cẩn thận mắc bẫy lừa tuyển sinh

Mất hàng chục triệu để học Cử nhân thực hành

Khi cháu của chồng dự thi ĐH Văn hóa Hà Nội chỉ đạt được có 12,5 điểm, cô H. “tìm cửa” để kiếm một suất vào học hệ ĐH chính quy. Sau khi truy tìm nhiều mối quan hệ nhưng bất thành, cô tình cờ được sếp cùng cơ quan nhận giúp việc“chạy” vào Trường ĐH Điện lực.

Sau đó “sếp” cô H. thông báo nộp tiền đặt cọc 30 triệu đồng để lo lót. Chia sẻ với chúng tớ, cô H. cho hay: “Lúc thấy "chạy" suất học chính quy mà chỉ có 30 triệu nên cũng sinh nghi nhưng chồng động viên là có thể “sếp” có quan hệ thân thiết với trường nên chi phí thấp nên tôi cũng yên tâm một phần”.

Chờ mãi không thấy giấy báo nên gia đình sốt ruột gọi điện giục “sếp” liên tục, sau nhiều ngày thì vào đầu tháng 9/2012 giấy báo cũng được chuyển đến. Đọc nội dung, cô H. cũng yên tâm là cháu mình sẽ được học cấp bằng chính quy nhưng khi đến phần đóng góp chị tá hỏa khi các khoản thu nộp nhập học lên gần 18 triệu đồng.

Đưa cho chúng tớ xem tờ giấy báo trúng tuyển do trường ĐH Điện lực gửi có chữ ký của Hiệu trưởng và dấu xác nhận, cô H. chỉ vào dòng chữ: “Đã trúng tuyển vào hệ Cử nhân thực hành khóa học 2012-2015, chương trình phối hợp đào tạo giữa ĐH Điện lực và tập đoàn Vietcare” và hỏi chúng tớ: “Đây là hệ chính quy phải không”?
 
hang-tram-thi-sinh-mac-bay-lua-tuyen-sinh
Hàng trăm TS bị "lừa" khi nhận giấy báo trúng tuyển dạng này. Các bạn đều lầm tưởng đó là hệ CĐ chính quy.

Khi chúng tớ hỏi cơ sở nào để tin đây là hệ chính quy, cô H. đưa cho chúng tớ xem những giấy tờ đính kèm với giấy báo trúng tuyển. Đầu tiên là thông báo tuyển sinh của tập đoàn Vietcare trong đó có đoạn viết: “Thời gian đào tạo gồm 2 giai đoạn của trường ĐH Điện lực; 3 năm đầu học hệ cử nhân và 1 năm tiếp theo học hệ ĐH chuyên ngành. Tốt nghiệp được cấp bằng ĐH chính quy”. Bên cạnh đó, thông báo này cũng có lời chào hấp dẫn: “Được tiếp nhận chính thức vào làm việc tại một số Doanh nghiêp, Tập đoàn lớn sau khi tốt nghiệp ĐH với mức lương 6 - 8 triệu đồng/tháng”.

Điều đặc biệt ở thông báo này là hồ sơ xét tuyển chỉ cần giấy báo điểm thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012. Nghĩa là kể cả những TS có điểm thi dưới sàn ĐH, CĐ.

hang-tram-thi-sinh-mac-bay-lua-tuyen-sinhThông báo tuyển sinh có tính chất "lừa đảo" TS của tập đoàn Vietcare.

Theo tìm hiểu của chúng tớ, không chỉ cháu cô H. mà nhiều TS khác cũng bị “mắc bẫy” này. Với việc điểm thi ĐH, CĐ thấp nhưng được học ĐH chính quy nên nhiều TS hào hứng đến nhập học theo đúng trong giấy báo từ 5/9 đến hết ngày 25/9. Theo điều tra thì nhiều TS trong số này chia sẻ mất hàng chục triệu đồng để “chạy” vào học.

Để tránh trách nhiệm về sau, tập đoàn Vietcare yêu cầu TS viết đơn tự nguyện đăng ký, ký hợp đồng nguyên tắc với Công ty cổ phần Tập đoàn công nghệ truyền thông Vietcare…

Lật tẩy

Để tìm hiểu bản chất của việc “lừa đảo” này, chúng tớ đã đóng giả là phụ huynh muốn đến xin cho con vào học hệ này. Sau khi liên hệ theo số điện thoại cố định, chúng tớ nhận được lời tư vấn: “Chỉ tiêu hết rồi giờ vào là hơi khó. Em cứ đưa cháu có gì anh sẽ giúp. Anh tên là Đề”.

Đến đúng địa chỉ ghi trong thông báo (số 42 ngõ 165 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội), chúng tớ được anh Đề ra tiếp đón. Sau khi biết đưa em (một PV đóng vai) thi ĐH Ngoại thương nhưng rớt và có tổng điểm thi là 7, anh Đề tư vấn: Hiện có hai trường tuyển sinh là ĐH Công đoàn và ĐH Điện lực. Toàn bộ thông tin đều được in đây đủ ở đây hai anh em tham khảo.

Sau khi hỏi liệu 7 điểm vào được không, anh Đề nhỏ nhẹ bảo: “Điểm thấp thì phải mất thêm 1 triệu để nhà trường tổ chức thi cho đủ điểm”.

Lướt qua tấm thẻ trên ngực anh Đề, chúng tớ phát hiện gắn mác bảo vệ nên tỏ vẻ hoài nghi, anh Đề thanh minh: “Anh là cán bộ tuyển sinh nhưng hôm nay không có người nên làm bảo vệ”. Để tạo niềm tin, anh Đề lôi điện thoại ra gọi cán bộ tuyển sinh “thật” xuống để làm việc.

Vài phút sau, cán bộ tên Tân tự giới thiệu là Trưởng phòng tuyển sinh có mặt. Anh này nói thế nhưng chẳng có giấy tờ gì để khẳng định chức danh này. Anh Tân tư vấn là học cao đẳng chính quy sau đó sẽ thi liên thông lên ĐH nên cứ yên tâm, đây là cách đi đường vòng có những TS có điểm thi thấp nhưng muốn có bằng ĐH chính quy.

Nhận được câu hỏi: "Em được có 7 điểm dưới sàn làm sao học được CĐ chính quy?", thấy chúng tớ hỏi khó, anh Tân đành “khai thật”: “Học CĐ nghề thôi chứ dưới sàn sao học được chính quy. Học xong thì được liên thông lên ĐH chính quy”.

Trước câu trả lời của cán bộ Tân, chúng tớ suýt bật cười bởi quy định về đào tạo liên thông chúng tớ quá hiểu. Bên cạnh đó, gần đây Bộ GD-ĐT đang có chủ trường chấn chỉnh hệ này bằng cách TS phải dự cùng với kì thi ĐH, CĐ. Do đó chuyện học từ CĐ nghề liên thông lên ĐH chính quy là chuyện “ảo tưởng”.

Nhằm khai thác sâu về hành vi “lừa đảo” này, chúng tớ xin phép lên tầng 4 (khu văn phòng làm thủ tục nhập học) để tìm hiểu thêm. Vừa đặt chân vào phòng, chúng tớ đã thấy nhiều TS làm thủ tục nhập học, thậm chí có những TS ở tận Tây Nguyên ra. Khi có phụ huynh hỏi là khi nào thì đi học chính thức, các cán bộ tuyển sinh ở phòng này khẳng định là ngày 15/9 sẽ bắt đầu quân sự nên cứ yên tâm…

Điều đáng chú ý là ở phòng này xuất hiện nhiều logo của các trường ĐH hàng đầu Việt Nam. “Hiện tập đoàn đã làm việc với ĐH Kinh tế Quốc dân, Viện ĐH Mở, ĐH Công đoàn, ĐH Điện lực. Năm nay chưa có chỉ tiêu ĐH Kinh tế Quốc dân và Viện ĐH Mở” - một nữ nhân viên trả lời chúng tớ khi hỏi về các đối tác. Cũng theo lời nữ nhân viên này thì muốn học thì cứ nộp giấy báo điểm sau đó xét tuyển khoảng vài ngày sau là có giấy báo.
 
Tìm hiểu thêm thì chúng tớ cũng được biết, để "câu" TS tập đoàn này đã rải nhân viên đi tư vấn nhiều khu vực, kết nối nhiều kênh khác nhau để kiếm TS...

hang-tram-thi-sinh-mac-bay-lua-tuyen-sinhNhiều TS đến làm thủ tục nhập học tại tập đoàn Vietcare. (ảnh chụp từ clip)
 
Thu thập đầy đủ thông tin, chúng tôi rút ra khỏi trung tâm đào tạo nhân lực cấp cao của tập đoàn VietCare và ngay lập tức gọi điện để nắm bắt từ Trường ĐH Điện lực. Trưởng phòng đào tạo nhà trường bận đi công tác nên trả lời nhanh qua điện thoại: “Trường chỉ hợp tác đào tạo nghề với tập đoàn Vietcare với 500 chỉ tiêu. Sinh viên tốt nghiệp sẽ do Bộ Lao động cấp bằng”.

Còn PGS.TS Đàm Xuân Hiệp - Hiệu trưởng Trường ĐH Điện lực thì khá bất ngờ khi nghe thông tin trường cấp giấy báo trúng tuyển hệ Cử nhân thực hành bởi theo quy định thì từ "cử nhân" chỉ được phép dùng với hệ đào tạo chính quy ở bậc ĐH hoặc CĐ. Còn đối với hệ đào tạo nghề không được phép dùng từ cử nhân. “Chúng tôi sẽ kiểm tra và có trao đổi với báo cụ thể về vấn đề này” - ông hiệu trưởng nói.
 
 
 
Hàng trăm thí sinh mắc bẫy lừa tuyển sinh