Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

Trường học nơi cửa phật

Khai giảng năm học mới, 121 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt sẽ được hỗ trợ 100% từ học phí tới ăn ở khi theo học tại Trường tư thục Bồ Đề Phương Duy (huyện Thủ Thừa, huyện Long An).
Trùng phùng nơi cửa Phật
Những năm gần đây, người dân thị trấn huyện Thủ Thừa (tỉnh Long An) đã quen với cảnh cứ đầu năm học mới, Đại đức Thích Quảng Tâm – trụ trì chùa Long Thạnh lại tất bật đi làm thủ tục nhập học cho hơn 100 “đứa con” mà thầy nuôi trong chùa. Năm nay, ngôi trường được xây trong khuôn viên chùa, 121 học sinh của chùa được học ngay tại đây.
Từ năm 2012-2013, 121 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt sẽ được ăn học miễn phí tại chùa Bồ Đề Phương Duy. Ảnh: Dân Việt
Vui nhất trong số học sinh là 3 anh em ruột Nguyễn Ngọc Lộc, Nguyễn Ngọc Vương và Nguyễn Ngọc Văn. Quê ở Hà Tây (Hà Nội), các bạn từng có một tuổi thơ bất hạnh khi nhà nghèo, cha mẹ lại bỏ nhau khi các bạn còn rất nhỏ. Một nách không nuôi nổi 3 con, mẹ các bạn chỉ mang được Vương và Lộc vào Tây Nguyên làm thuê, Văn được gửi cho bà ngoại. Làm thuê không đủ nuôi con, nghe nói chùa Long Thạnh có nhiều trẻ cơ nhỡ tá túc, người mẹ nghèo bèn đưa cả 3 về đây nhờ vị đại đức mà mọi người quen gọi là thầy Út nuôi giùm. Năm học này, Lộc vào lớp 9, Vương lớp 7, còn Văn lớp 4.
Xoa đầu cả 3, thầy Út nói: “Ba anh em nhiều năm mới gặp lại nhau, đứa nói giọng Tây Nguyên, đứa giọng miền Nam, đứa giọng miền Bắc. Được cái các em rất ngoan, nói biết nghe lời”. Lộc cho biết, do chùa có phân chia khu vực nên 3 anh em sinh hoạt ở 3 nơi khác nhau.
Trường học đặc biệt
Hàng ngày, lịch sinh hoạt của các bạn ấy y hệt trong quân đội: Sáng dậy lúc 5 giờ tập thể dục, sau đó vệ sinh cá nhân. Điểm khác biệt là các bạn sẽ được thầy Út và các anh chị lớn hơn chăm sóc. Buổi tối, ngủ lúc 21 giờ, trừ những bạn học bài thì ra khu riêng. Ngoài học chính khóa, các bạn còn được học Anh văn và vi tính ngay từ lớp 1. Ngoài ra, chùa còn dạy võ và dạy múa lân để rèn luyện sức khỏe.
Trường được xây dựng mới trên diện tích 1.200m2, gồm 9 phòng học, 2 phòng thí nghiệm thực hành, 1 thư viện và bếp ăn. Toàn bộ kinh phí xây dựng trường khoảng 3 tỷ đồng, đều do các nhà hảo tâm đóng góp. Thầy Út cho biết, trường có 12 giáo viên cơ hữu cho cả 3 cấp học và 35 giáo viên dạy hợp đồng.
Do trường mới thành lập, lại dạy cho các em sống trong chùa lâu nay nên sĩ số nhiều lớp khá “đặc biệt”. Ngoài khối lớp 7 có 27 học sinh, các khối lớp còn lại mỗi lớp chưa được chục học sinh: Lớp 10 có 7 học sinh, lớp 11 có 4 học sinh. Bạn Nguyễn Văn Dũng (quê ở Bình Định) bảo: “Mình sẽ cố gắng học tốt để sau này biết tự lo cho bản thân, có điều kiện thì quay về chùa như những anh chị trước”.
Những anh chị mà Dũng kể giờ có người đang là thầy giáo trong chính ngôi trường này. Đó là trường hợp của thầy Lê Thanh Tùng, quê ở xã Mỹ Lạc, huyện Thủ Thừa. Gần 10 năm trước, Tùng tá túc tại chùa trong suốt 3 năm học phổ thông, sau đó thi đậu vào Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Long An. Ra trường làm thầy giáo dạy cấp 2, thầy Tùng thường xuyên về thăm chùa. Khi Trường Bồ Đề Phương Duy được thành lập, thầy Tùng đã tham gia dạy không thù lao.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383 

Những thầy cô bỗng dưng nổi tiếng

Nổi bần bật mấy ngày gần đây là cô giáo Phạm Hồng Anh - Á khôi cuộc thi Imiss Thăng Long 2010, tốt nghiệp lớp chất lượng cao, khoa Toán - Tin trường ĐH Sư phạm Hà Nội tháng 5/2012. Cô giáo sinh năm 1991 này trở thành tâm điểm của sự chú ý khi xuất hiện trong Ngày hội sáng tạo của trường THPT Hà Nội - Amsterdam.
Gương mặt bầu bĩnh, trẻ trung xinh xắn của cô giáo khiến không chỉ các nam sinh mà nữ sinh cũng phải ngưỡng mộ. Đáng thán phục hơn, cô Hồng Anh là học sinh giỏi 12 năm liền, thủ khoa đầu vào lớp Chất lượng cao của trường Sư phạm, trong thời gian học đại học, cô giáo đều ẵm được suất học bổng của khoa Toán.
Cô giáo xinh xinh hút mọi ánh nhìn của trường THPT Hà Nội Amsterdam...
...từng là Á khôi cuộc thi Imiss Thăng Long 2010.
Sinh viên ĐH Ngoại thương khóa trước vẫn rỉ tai khóa sau về độ hot của thầy giáo mang tên Hoàng Anh Duy không chỉ bởi thầy đẹp trai, nói chuyện có duyên, trẻ trung sôi nổi, mà còn bởi, thầy có một nickname khá dễ thương, thầy giáo "Én vàng" - nickname này bước ra khi thầy ẵm giải Nhất cuộc thi Người dẫn chương trình truyền hình năm 2009. Thầy Anh Duy từng có thời gian du học Anh lấy bằng thạc sĩ.
Thầy giáo Hoàng Anh Duy "cực hot" của trường ĐH Ngoại thương.
Sinh viên nào từng được nghe thầy Duy giảng dạy bộ môn Quản trị nhân lực chắc chắn sẽ phát "cuồng lên" bởi thầy có một vốn hiểu biết rất dày dặn và phong phú, từ cổ kim Đông Tây, học thuyết cơ bản về quản trị, đến "mưu mẹo" lấy lòng người trong xã hội hiện đại. Trong cuộc sống, thầy Hoàng Anh Duy cũng là người khá khéo léo và khiêm tốn, đặc biệt là thầy rất giản dị nữa.
Cũng nổi tiếng "phần phật" là thầy giáo - MC Lê Anh, giảng viên khoa Du lịch trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Thời đi học, thầy năng nổ trong các hoạt động Đoàn đội và học rất giỏi cả hai trường Học viện quan hệ quốc tế và Khoa du lịch trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tốt nghiệp thủ khoa, thầy được mời làm giảng viên ngay sau đó.
Thầy giáo - MC Lê Anh thu hút người đối diện bằng giọng nói ấm áp, truyền cảm.
Đam mê và giỏi trong nhiều lĩnh vực, nhiều bạn sinh viên nhắc đến thầy bởi vẻ "sợ sệt": thầy Lê Anh đòi hỏi rất cao ở học trò, luôn có thời hạn giao nhận bài vở, luôn bắt học trò phải hoàn thành công việc trong điều kiện khắc nghiệt nhất. Làm MC tại nhiều chương trình, thầy giáo Lê Anh là gương mặt đình đám, có sức hút mạnh mẽ từ giảng đường đến xã hội.
Xuất hiện trong cuộc thi âm nhạc Vietnam’s Got Talent 2011 là thầy giáo Võ Trọng Phúc. Thầy sở hữu khuôn mặt nam tính cuốn hút và chất giọng lạ hiếm. Vốn là giáo viên tiếng Anh trường Anh ngữ quốc tế Elite, chỉ sau một đêm, thầy bỗng trở thành "người nổi tiếng".
Hình ảnh Thầy Võ Trọng trong cuộc thi Vietnam's Got Talent khiến bao khán giả nghiêng ngả.
Trả lời báo chí, thầy còn cho rằng, mình rất "sốc" khi được nhiều người biết tới chỉ sau một thời gian ngắn như vậy. Nếu coi nghề giáo là cái nghiệp thì âm nhạc là niềm đam mê đeo đuổi thầy mãi. Nhiều học trò vẫn nhớ thầy bước vào lớp với cây đàn guitar, thường kết hợp đàn hát tiếng Anh cho học trò cũng là một cách để ôn bài hiệu quả. 

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383 

Nước mắt người mẹ nghèo khi con đỗ đại học

Biết tin con gái Đặng Minh Hậu đỗ Học viện Tài chính, cả nhà bà Phạm Thị Hanh (thôn Lưu Xá, xã Phú Túc, Phú Xuyên, Hà Nội) ôm nhau khóc vừa mừng, vừa lo. Bà chưa biết lấy tiền đâu cho con ăn học.
“Ra ngoài đó học, mỗi tháng cũng tốn một, hai triệu đồng. Mình mẹ nó làm thì sao kiếm đủ tiền nuôi con lên thành phố” - Bà lão ngồi bên gian hàng ở chợ trong làng thở dài, nói. Bà lão bảo, nhà Hậu thuộc diện nghèo nhất làng.
Căn nhà cũ dột nát không ở được, cả nhà phải sang nhờ ông nội cưu mang. Hai năm trước, ông nội mất, gia đình càng thêm nghèo khó. Bà nội Hậu bị hỏng một mắt đã 30 năm nay, đau yếu liên miên, phải chăm sóc hằng ngày.
Nhắc đến Hậu, nước mắt bà Hanh lại chảy dài. Biết hoàn cảnh gia đình khó khăn, con gái thiệt thòi hơn so với bạn bè cùng lứa tuổi, bà Hanh thường xuyên khuyên nhủ, động viên Hậu học hành. Hậu ngoan, luôn nghe lời mẹ.Trong suốt những năm học, Hậu luôn cố gắng là học sinh giỏi của lớp, trường. Hai năm lớp 10, 11, Hậu đoạt giải ba học sinh giỏi cấp trường môn Toán, Lý. Và thành quả cao nhất là Hậu đỗ vào Học viện Tài chính với 26 điểm (Toán 8,75; Lý 7,75; Hóa 9,25).
Công việc ở nhà của Hậu là đan lát phụ giúp cha mẹ, ngày Hậu kiếm được 20 - 30 nghìn đồng. Cô học trò nhỏ bé, gầy gò chỉ nặng 39 kg vì suy dinh dưỡng. Hậu bảo, bữa cơm bình thường chỉ có rau, dưa, thỉnh thoảng có đậu, lạc. Nhà Hậu cũng nuôi gà, vịt, tuy nhiên, những thứ đó hầu hết chỉ để bán.
Bảng điểm năm lớp 12 của Hậu.
Gia cảnh nghèo khó, nhiều lúc Hậu thấy tủi thân, nhưng Hậu luôn tự nhủ mình phải cố gắng phấn đấu để thoát nghèo. Chuẩn bị nhập trường, Hậu đã tính chuyện đi làm thêm, Hậu tâm sự, đích nhắm tới là công việc gia sư, tuy nhiên, nếu không được, dù phải đi rửa bát thuê, em cũng sẽ làm để kiếm tiền đi học.
Bữa cơm nhà nghèo dành cho năm người chỉ có một bát tóp mỡ khô, một đĩa mướp luộc, bát nước canh, nước mắm. Một bát nhỏ có gần chục miếng thịt là phần dành riêng cho bà nội.
Vừa rồi, Hậu đi nhập trường. Không có tiền, bà ngoại cho vay năm triệu. Hậu mang đi, nhưng chỉ đóng mất 2 triệu, còn mang về cho mẹ. Để đỡ tiền mua sắm, Hậu xin mẹ mang ba cái xoong, một chiếc chiếu từ nhà đợi hôm khai giảng sẽ mang theo.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Các trường "bội thu" nguyện vọng 2

Chưa đầy một tháng tổ chức xét tuyển nguyện vọng 2 (NV2), các trường ĐH công lập và dân lập ở Đà Nẵng, Quảng Nam “bội thu” hồ sơ.
Tại ĐH Đà Nẵng, thống kê trong tuần qua, mỗi ngày có đến trên dưới 700 hồ sơ đăng ký xét tuyển NV bổ sung. Theo TS Nguyễn Hoàng Việt, Trưởng ban Đào tạo (ĐH Đà Nẵng): đơn vị xét tuyển hơn 1.300 chỉ tiêu NV 2 vào phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum và trường CĐ Công nghệ. Trong đó, hệ ĐH xét tuyển 350 chỉ tiêu.
Thời gian mở cửa xét tuyển NV bổ sung bắt đầu từ 21/8 và kéo dài đến hết ngày 10/9. Tuy nhiên, hơn tuần lễ đã có hơn 3.500 hồ sơ đăng ký, gấp hơn 3 lần số chỉ tiêu.
Trường ĐH Kiến trúc mở cửa xét tuyển hơn 2.000 chỉ tiêu NV 2, trung bình mỗi ngày có hàng trăm hồ sơ NV 2 đăng ký.
Theo GS.TS Nguyễn Tấn Quý - Hiệu trưởng, trường bố trí thêm bộ phận tiếp nhận và tư vấn cho thí sinh lựa chọn ngành nghề phù hợp. Rất nhiều nguồn thí sinh ở phía Bắc, Nam, Tây Nguyên nộp hồ sơ xét tuyển NV 2 vào trường.
ĐH Quảng Nam xét tuyển NV 2 đến hết ngày 7/9. Hơn nửa tháng xét tuyển, số lượng hồ sơ NV 2 tăng vọt so với những mùa tuyển sinh trước. ThS Nguyễn Xuân Hoàng, Phó phòng đào tạo ĐH Quảng Nam cho hay: đơn vị có 640 chỉ tiêu NV 2 vào các ngành bậc CĐ, nhưng đến nay đã có hơn 1.200 hồ sơ đăng ký.
Thí sinh đến đăng ký NV2.
Theo TS Nguyễn Hoàng Việt, quy định “mở” trong tuyển sinh năm nay, giúp các trường tự chủ nguồn tuyển sinh của mình và điểm trúng tuyển NV bổ sung, trong đó không quy định điểm NV sau phải cao hơn điểm NV trước.
Điều đó kéo theo số lượng thí sinh đăng ký NV tăng cao, vừa giúp các trường dồi dào nguồn tuyển nhưng một mặt làm gia tăng số lượng thí sinh trúng tuyển ảo. Khắc phục vấn đề này, ĐH Đà Nẵng quy định thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển phải có giấy chứng nhận kết quả điểm thi đóng dấu đỏ.
Trường hợp muốn rút lại hồ sơ, ĐH Đà Nẵng cũng ra quy định rõ sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký và trước 5 ngày hết hạn nộp. Qua đó, sẽ “sàng lọc” hồ sơ trúng tuyển ảo.
ĐH Huế cũng quy định thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển NV bổ sung bằng bản điểm chính có dấu đỏ, hoặc bản sao công chứng. Trường hợp rút hồ sơ bản gốc phải trước hạn cuối 3 ngày.
Theo GS.TS Nguyễn Tấn Quý, thay vì xét tuyển NV 2-3 như trước đây, trường tăng số lần gọi thí sinh trúng tuyển tập trung vào các đợt khác nhau. Nếu hồ sơ “ảo” còn nhiều, trường sẽ tiếp tục mở rộng xét tuyển NV bổ sung.
Chấp nhận cho thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển bằng bản điểm có dấu đỏ hoặc bản sao công chứng, trường ĐH Quảng Nam tăng cường cập nhập số lượng hồ sơ NV bổ sung lên trang thông tin của mình để thí sinh cân nhắc, lựa chọn.
ThS. Hoàng cho hay: hồ sơ đăng ký NV 2 tăng cao nên tình trạng hồ sơ trúng tuyển ảo sẽ không ảnh hưởng nhiều đến công tác xét tuyển, tập trung của nhà trường.

 Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Xót xa nữ sinh đậu 2 trường nhưng không thể nhập học

Người dân ở bản Hạt, xã Châu Bính (Quỳ Châu, Nghệ An) xót xa cho em Lê Thị Vân (người dân tộc Thái, Trường THPT-DTNT huyện Quỳ Châu) đã thi đậu vào 2 trường đại học và cao đẳng nhưng không nhập học vì quá nghèo.
Để có kết quả học tập ấy, Vân phải vượt nhiều gian khó, phấn đấu không ngừng suốt 12 năm học, trong điều kiện gia đình hết sức khó khăn.
Năm Vân học lớp 6, người cha phụ bạc đã bỏ rơi mẹ con Vân để theo người đàn bà khác. Mẹ Vân đi bước nữa. Sau hai năm đến với nhau, ông Lương Văn Tiều (bố dượng của Vân) bị tai nạn gãy xương đòn vai và tổn thương cột sống, mất khả năng lao động.
Thấy hoàn cảnh khó khăn, học xong lớp 9, mặc dù thi đỗ vào Trường THPT-DTNT huyện với số điểm cao nhưng Vân bỏ học để theo bà con dân bản lên rừng hái măng, hái củi bán kiếm tiền giúp gia đình.
Ngày 7/9/2009, Báo Nghệ An điện tử đăng bài”Hãy giúp cháu Vân được đi học”. Ông Trần Văn Khanh - một kiều bào ở Cộng hoà Liên bang Đức đã nhận đỡ đầu choVân trong 3 năm học (lớp 10, 11, 12). Nhờ đó Vân mới được tiếp tục tới trường.
Bạn Lê Thị Vân.
Thấu hiểu cuộc đời khổ nhọc của cha mẹ và sự đùm bọc của cộng đồng nên Vân cố gắng chăm chỉ học tập. Kỳ tuyển sinh CĐĐH vừa qua, Vân đậu vào Khoa Giáo dục tiểu học - ĐH Vinh, và Cao đẳng Sư phạm Nghệ An.
Sau kỳ thi đến nay, Vân đi làm thuê cho bà con dân bản, chặt củi và hái măng bán, dành dụm tiền làm hồ sơ nhập học. Nhưng dành dụm mãi cũng chỉ được hơn 1 triệu đồng.
Cô Lương Thị Nhung (mẹ của Vân) rưng rưng: “Nghe tin con thi đậu đại học, tôi mừng lắm. Nhưng nghĩ đến 4 năm ăn học ở thành phố Vinh sắp tới, lòng tôi rối như tơ vò. Ngày nhập học của cháu sắp đến, trong nhà lại không có cái gì để bán, nhưng bảo cháu bỏ học thì tôi không đành. Thương nó lắm”.
Hỏi Vân, bạn nghẹn ngào: “Mình ước trở thành cô giáo để về giúp trẻ em nghèo ở quê được học chữ. Nhưng không biết có thực hiện được không”.
Lê Thị Vân chỉ có thể trở thành cô giáo cho dân tộc mình, cho miền quê nghèo heo hút nếu được mọi người chung tay giúp sức.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383 

Những buổi khai giảng lạ lùng

Khai giảng dưới lòng đường
Trường tiểu học Bà Triệu, Hà Nội từ nhiều năm nay đã tồn tại hình thức "có một không hai", những nghi lễ quan trọng như chào cờ, khai giảng... đều diễn ra dưới lòng đường. Trường có địa điểm chính ở 31 Tô Hiến Thành, gần ngã tư Tô Hiến Thành- Bà Triệu, khu vực trung tâm nhiều phương tiện qua lại. Ảnh: Tuấn Mark.
Sáng nay 5/9, như những bạn học sinh tiểu học khác trên toàn quốc, các bạn nhỏ của tiểu học Bà Triệu cũng "hân hoan" xuống đường, bóng bay cờ quạt, chào mừng năm học mới.
Để có một lễ khai giảng tương đối "hoành tráng" ở giữa lòng đường, các bác phụ huynh là lực lượng chủ lực vây quanh hạn chế xe cộ.
Mặc áo dài the, đội khăn xếp, thả chim bồ câu
Trường tiểu học VIP School từ năm 2010 đã tạo ra một môi trường khai giảng khác lạ, với mong muốn các bạn học sinh ở đây gần gũi hơn những nét văn hóa của dân tộc. Học sinh đến dự lễ khai giảng sẽ trong trang phục nam áo the khăn xếp, nữ áo dài (thay vì quần/váy-áo thun).
Đặc biệt hơn cả là màn thả chim bồ câu. Các bạn xúng xính váy áo dễ thương thả bóng bay cùng chim bồ câu lênn nền trời, với hy vọng hòa bình và hạnh phúc.
Học sinh quỳ trong ngày khai giảng
Trường tiểu học Thành Sơn (xã Thành Sơn, huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa) là một ngôi trường rất đặc biệt. Bởi lẽ, các bạn học sinh ở đây khai giảng chẳng kèn trống, bóng bay hay hoa sặc sỡ. Các em đến trường bằng quần áo nhàu nhĩ, không giày dép, thậm chí nhiều bạn phải... quỳ xuống đất trong ngày lễ tựu trường. Những hình ảnh ấy khiến không ít người phải rơi nước mắt.
Để đi học, các bạn học sinh phải đi bộ rất xa, vượt khoảng 10km để tới trường trong địa hình đồi, dốc, vượt suối băng rừng. Gia cảnh nhiều bạn khó khăn là vậy, nên đi học được là cả một cố gắng lớn, lấy đâu ra quần áo đẹp để mặc tới trường?
Hát quốc ca... bằng tay
Ở đâu đó trong cuộc sống này, vẫn có nhiều số phận kém may mắn nhưng không đầu hàng hoàn cảnh. Đó là những bạn nhỏ đến từ trường câm điếc Xã Đàn, Hà Nội. Khai giảng, hát quốc ca bằng tay là hình ảnh đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ thầy cô giáo nơi đây.
Múa theo bài hát Quốc ca là chính, nhưng không vì thế mà không khí khai giảng kém sôi động. Từ nhiều năm nay, trường Xã Đàn là địa chỉ thân thiết của các bạn nhỏ kém may mắn, khiếm khuyết một phần giác quan nhưng vẫn muốn học và vươn lên trong cuộc sống.



Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Còng lưng 'gánh' con vào đại học

Từ vùng rừng núi ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa, bà Nhàn phải bắt chuyến xe lúc nửa đêm ra Hà Nội cho con trai kịp giờ nhập học. Bà tính đợi con làm thủ tục xong sẽ đi tìm nhà trọ. Nếu tìm được, bà sẽ sắm sửa đồ đạc giúp con để ngày mai về quê luôn.
Với nhiều gia đình ở nông thôn, cho con học đại học đồng nghĩa với gánh nặng lao động nhiều hơn, nợ nần nhiều hơn. Ảnh: Phan Dương.
Bà nói nhà mình ở một vùng rừng núi của Thanh Hóa giáp với Nghệ An, cuộc sống thuần nông khá vất vả nên từ lúc biết con đậu đại học, bà vui một mà lo gấp mười. Chưa đến 50 tuổi, quanh năm đầu tắt mặt tối với ruộng đồng khiến khuôn mặt bà Nhàn đầy vết chân chim, nước da cháy nắng. Thêm cái chân khập khễnh trong một lần bị tai nạn ở xưởng khai thác đá, dáng bà thất thểu hơn.
Lần đưa con đi thi đại học, bà phải bán 500 kg thóc. Lần này, bà lại bán nốt 500 kg còn lại và vay mượn thêm cho đủ 4 triệu đồng mang đi vừa để đóng học, vừa cho con tiêu tháng đầu.
"Tôi cho con thêm gần 30 kg gạo nữa, ở nhà chỉ còn một bì thóc để ăn. May là đôi lợn sắp bán được, khi đó sẽ có tiền đong gạo và cho con", bà Nhàn lạc quan nói.
Người mẹ này tính chi li từng khoản, mỗi tháng sẽ cho con trai 1,5 triệu đồng vừa tiền nhà cửa, ăn tiêu. Phần gạo ăn bà sẽ gửi từ quê ra. "Nhà tôi đâu giống người ta có tiền sẵn cho con đi học. Tất cả chỉ dựa vào cây lúa, cây khoai, con lợn, con gà thôi. Giờ con đi học, mỗi tháng vợ chồng tôi phải cố làm ra hơn một triệu cho nó", bà nói.
Không chỉ lo về tiền bạc, bà lại lo cho đứa con chưa bao giờ đi ra khỏi nhà. "Từ nhỏ thằng con tôi vốn yếu đuối chỉ biết học hành. Trung tâm thành phố nó còn chưa bao giờ đến huống gì ra thủ đô, tôi sợ nó sẽ bị bắt nạt, bị lừa", bà Nhàn nói.
Bà cũng lo môi trường mới dễ làm con mình sa ngã: "Con tôi ngờ nghệch lắm, nhỡ nó bị chúng bạn lôi kéo chơi lô đề, cờ bạc, bỏ bê học hành thì gia đình tôi lấy tiền nào để trả".
Cuối buổi sáng, hai mẹ con đã tìm được phòng trọ. Bà Nhàn để con ở ghép với hai cậu thanh niên khóa trên trong một nhà trọ gần trường, mỗi tháng sẽ mất khoảng 600.000 đồng tiền nhà, điện nước.
Mình bà Sơn tự cày bừa, cấy hái 2 mẫu ruộng vì không biết còn cách nào khác có tiền cho con đi học. Ảnh: Phan Dương.
Rồi bà đăm chiêu: "Đóng xong tiền nhà thì còn 900.000 đồng nữa, nếu chịu khó nấu ăn ở nhà chắc vẫn đủ tiêu đến hết tháng".
Cũng như vậy, bà Nguyễn Thị Sơn (56 tuổi, Nho Quan, Ninh Bình) đưa con đi nhập học ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn với nỗi lo tiền bạc. Trong khi đợi con, bà Sơn ngồi trông vài cái túi lỉnh kỉnh và một thùng tôn quần áo y như chuẩn bị đưa con về nhà chồng.
Mái tóc bà hoa râm, từng sợi khô cong khắc khổ, gương mặt nhăn nheo. Nhất là khi trầm tư suy nghĩ, trán bà nhăn lại. Bà mặc chiếc áo nhuốm màu đất, vết mốc li ti làm đen cả mảng áo sau lưng. Với bà, đó là chiếc áo đẹp nhất trong ngày đưa con vào giảng đường đại học.
Năm nay Diệu Thu - con gái bà Sơn đậu ngành Sư phạm ngữ văn. Theo người mẹ, cô bé không thích lắm. Vì nhà nghèo nên Thu bắt buộc phải học sư phạm để đỡ tiền học phí.
Diệu Thu thuộc diện được ở ký túc xá nên cũng đỡ được một khoản cho mẹ. Bà Sơn tính sẽ gửi gạo cho con, một tháng cho thêm vài trăm nữa mua thức ăn.
"Trước hôm đi nhập học, con Thu bảo tôi làm cho bình ruốc và bình muối lạc để ăn dần. Sáng nay, nó lôi hai bình đó ra, cười sung sướng rồi nói 'có hai bình này rồi con chỉ cần cắm cơm mẹ gửi là sẽ không lo đói nữa", người mẹ già sụt sùi.Rồi bà Sơn kể về cái căn nhà xây bằng đá ong đã hơn 30 năm. Vào trời mưa, trong nhà cũng ướt đẫm như ngoài sân. "Tôi không thích gì hộ nghèo nhưng bao năm nay gia đình vẫn không thoát khỏi cái diện ấy", bà thở dài.
Mà thoát khỏi hộ nghèo sao được khi một nhà 7 miệng ăn chỉ mình bà là nhân lực chính, còn ông chồng bị thần kinh tọa và vôi hóa xương cột sống không làm được gì. Bà Sơn tự tay cày bừa, cấy hái gần 2 mẫu ruộng nuôi cả gia đình.
Gần 60 tuổi, đáng lý phải được nghỉ ngơi nhưng bà Sơn vẫn còn nhiều gánh nặng: "May là hai con gái đầu đã lấy chồng rồi. Giờ tôi chỉ còn phải lo cho 3 con nữa. Một đứa đang học cao đẳng, đứa năm nay vào đại học và con út đang học lớp 10", bà kể.
Vì có sổ hộ nghèo nên các con của bà không đóng học phí là bao. Điều khiến bà Sơn lo lắng là tiền ăn, uống, sinh hoạt của chúng. Lần này để có tiền cho 2 con lớn ra trường, bà phải bán đi một con lợn mẹ.
Vài ngày nữa mới nhập trường nhưng sáng nay ông Mạnh (45 tuổi, Bá Thước, Thanh Hóa) đã đưa con ra Hà Nội. Ông muốn tranh thủ thời gian tìm nhà trọ, dẫn con đi chơi. Cũng như con đây là lần đầu tiên ông được thăm thú Hà Nội.
Năm nay, con gái ông đỗ ngành báo chí, Học Viện Báo chí và Tuyên truyền. Ông sung sướng, hãnh diện vô cùng vì con mình là người đầu tiên ở cái thung lũng nơi ông đang sống đậu đại học.
Ông người thấp bé, lớp râu che kín cả khuôn mặt. Ông rít một hơi thuốc lào rồi kể lại hành trình đi học đầy khó khăn của con: "Cấp 1 cháu học ở trường nhà nhưng lên cấp 2, cháu phải đi bộ gần 10 km đường rừng đi học. Vì đường đèo dốc nên lúc đi vẫn có thể đạp xe còn lúc về chỉ dắt bộ. Vào hôm trời mưa, đất đỏ lầy lội bám hết bánh xe, đẩy được chiếc xe đạp về nhà cũng tối mịt".
Cũng vì thế mà hầu hết trẻ em trong vùng bỏ học. Đến tuổi 17, 18 đã bắt đầu lập gia đình, 20 tuổi đã con bồng, con bế. Người con trai thứ của ông Mạnh cũng bỏ học do không chịu được khổ.
Trái lại, con gái đầu lại chăm chỉ, học giỏi. Ông Mạnh động viên, dành thời gian cho con học. Ông còn tranh thủ đi làm về sớm để đón con được quãng đường nào hay đoạn đường đó. Lên cấp 3, ông cho con ở trọ, một tuần mới về nhà một lần.
“Mỗi tháng tôi cho nó 50.000 đồng nhưng nó chỉ ăn tiêu hết 30.000 đồng. Nó bảo chỉ ăn con cá khô, chút nước mắm, nắm rau rừng qua bữa. Nghe con kể mà tôi thương, tính nó đã thế nói không được”, người cha kể.
Khi con gái làm hồ sơ thi đại học, ông cũng chỉ mong con đậu vào một trường trong tỉnh nhưng cô bé lại lựa chọn ngành báo chí. "Không hiểu sao, tôi có niềm tin con sẽ đậu. Lúc biết tin con đậu thật, lần đầu tiên tôi thấy hạnh phúc thế. Từ giờ, cậu út thích học thế nào tôi cũng không quản nữa vì đã có chị đậu đại học rồi", ánh mặt ông rạng ngời.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383