Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

Bí quyết lấy lại lạc quan khi thi rớt đại học

Đậu đại học là điều bất kì teen nào cũng muốn. Tuy nhiên, không phải ai cũng đều có được tấm vé ấy. Vậy teen sẽ làm gì khi biết tin mình thi rớt?
Chuẩn bị kế hoạch đi phượt

12 năm nhọc nhằn đèn sách nhưng kết quả lại không như ý muốn, điều đó thật buồn biết bao. Ban đầu, chắc chắn teen nào cũng buồn chán, thất vọng nhưng ta không thể cứ mãi trong tâm trạng ấy được. Bỏ qua kết quả ấy, teen nên tự thưởng cho bản thân một chuyến đi du lịch để xả stress. Đừng nghĩ rằng mình thi rớt thì không xứng đáng để được đi chơi. Đây là phần thưởng vì mình đã cố gắng hết sức cho kỳ thi và là lúc để mình thư giãn.


Tự thưởng cho mình một chuyến đi phượt cũng là cách để lấy lại bình tĩnh và xả stress sau một mùa thi căng thẳng. (Ảnh minh họa)

Mai Chi (18t) cho biết: “Mình học cũng khá nhưng do tâm lý thi không ổn định nên làm bài không được. Dù chưa biết điểm thi nhưng khi so đáp án thì thấy điểm thấp lắm. Bây giờ chỉ mong trên điểm sàn để mình có thể vào một trường dân lập hoặc cao đẳng nào đó. Mình rất là buồn vì thi không được, nhưng may mắn là mình có ba mẹ rất tâm lý. Ba mẹ khuyên bảo mình nên đi du lịch với bạn bè cho khuây khỏa bản thân rồi chuyện gì cũng giải quyết được. Vậy là mình quyết định tụ tập hội bạn phượt một chuyến cho thỏa thích.”

Chuẩn bị ôn thi lại

Rớt đại học chẳng ai muốn cả. Có nhiều teen dù thi lại ĐH những 2, 3 lần vẫn quyết không nản chí, vẫn tiếp tục dùi mài kinh sử. Điều này thật đáng khâm phục, vậy nên năm đầu tiên mà teen thi rớt thì cũng đừng quá buồn. Hãy nghĩ đơn giản rằng, ta còn chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp nữa và thời gian ôn thi ĐH chỉ trong vòng một tháng ngắn ngủi. Vì thế số điểm chúng ta thi được cũng có thể vướng phải rất nhiều vấn đề.

Hoàng Anh (20t) tâm sự rằng: “Đây là lần thi ĐH thứ 3 của mình. Không biết kết quả thế nào nhưng mình thấy thoải mái vì đã làm bài hết sức có thể. 2 năm trước mình cũng mang tâm trạng bi quan lắm, nhưng mình thấy rớt ĐH là cơ hội để nhìn lại bản thân thật sự muốn cái gì và đang làm cái gì. 

Hiện tại mình đang học cao đẳng và muốn kiếm một tấm bằng ĐH nên vừa đi học, vừa đi làm, vừa ôn thi cũng khá vất vả. Tuy vậy, mình quyết tâm sẽ thi cho tới khi nào đậu mới thôi. Thi lại nhiều thì mình càng rút ra được nhiều kinh nghiệm hơn. Mình thấy hầu hết những bạn thi lại đều quyết tâm rất cao nếu bạn ấy thật sự chăm chỉ. Tuy nhiên, khoảng thời gian dài một mình tự ôn thi cũng sẽ khiến bạn ngao ngán, giảm sút tinh thần đấy.”

Chuẩn bị một con đường khác

ĐH đâu phải là con đường duy nhất để ta dấn thân vào đời nhưng nó là con đường tốt nhất mà ta có thể lựa chọn lúc này. Mặt khác, con đường ĐH tuy có khá dễ dàng hơn những con đường khác nhưng liệu tất cả những người học ĐH ra sau này có xin được việc hay không!? Hằng năm, ta vẫn thấy con số thất việc tăng lên đều đều. Vậy nên, có rất nhiều con đường khác để ta khẳng định được giá trị của bản thân.


Được biết Mai Thy (20t), sống tại Hà Nội không chỉ không có cơ hội thi ĐH, mà bạn ấy rớt cả tốt nghiệp. Bạn có thể hình dung điều đó thật khủng khiếp thế nào không!? Thế nhưng bạn ấy đã quyết định không chọn việc thi lại TN, ĐH mà quyết định ở nhà đi làm một năm. Bạn ấy đi làm đủ nghề từ việc phụ vụ cà phê, nhà hàng, làm công nhân, sau đó quyết định ở nhà nấu ăn cho gia đình được vài tháng. Một năm trôi qua, bạn ấy vẫn giữ quyết định ấy và nộp đơn xin đi làm trong khu công nghiệp. Sau 3 tháng siêng năng từ chức công nhân, bạn ấy đã thi đỗ và được lên làm quản lý với mức lương cơ bản trên 5 triệu. Có thể tin chắc rằng, sự siêng năng của bạn ấy sẽ được đáp trả và ngày càng được thăng tiến cao hơn. 

Chuẩn bị du học

Việc du học ngày nay dường như không quá khó khăn với nhiều người. Chúng ta có thể du học theo diện học bổng hay diện tự túc. Nhiều gia đình xác định cho con cái nếu rớt ĐH sẽ cho đi du học theo dạng tự túc. Vậy nên teen còn gì phải lo lắng, buồn phiền nữa.

Với một số bạn có ý định đi du học thì lúc này nên trau dồi vốn giao tiếp của mình cho thật tốt. Tuy nhiên thì việc đi xa gia đình, bạn bè để đến một nước xa lạ cũng là một vấn đề khó khăn với teen. Không học ĐH bên này nhưng teen có thể kiếm cho mình một môi trường ĐH phù hợp hơn ở nước ngoài.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Hàn Quốc: Teen được khuyến khích không học đại học

Song A-Hyun đã từng tự tin rằng cô sẽ nối bước cha mình: tốt nghiệp một trong những trường danh giá nhất Hàn Quốc, tìm được công việc tốt ở một công ty hàng đầu và có một sự nghiệp rực rỡ.
Tuy nhiên, ước mơ của cô gái 23 tuổi này vẫn chỉ là ước mơ. Một năm qua, cô đã gửi đi hơn 40 CV và đều bị từ chối. 

Tấm bằng tốt nghiệp từ trường đại học dành cho những cô gái xuất sắc nhất ĐH Ewha, điểm trung bình cao, một năm học tại Hồng Kông theo chương trình trao đổi sinh viên, kĩ năng tiếng Anh hoàn hảo và 2 kì thực tập sinh vẫn là chưa đủ để có được một công việc.

“Ai cũng có điểm trung bình tốt, tiếng Anh tốt và đều có từ 1 tới 2 kì thực tập. Vì thế, CV của tôi chẳng có gì đặc biệt hơn họ” – Song chia sẻ với AFP.

“Tôi phải làm việc rất chăm chỉ để đạt được tất cả những bằng cấp này, tuy nhiên có quá nhiều người như tôi và có quá ít việc làm cho chúng tôi”.

han-quoc-khuyen-khich-teen-khong-hoc-dai-hocCó quá nhiều cử nhân có bằng cấp tốt, kinh nghiệm tốt ở Hàn Quốc. Ảnh minh họa

Song là một trong số rất nhiều người trẻ Hàn Quốc có bằng cấp nhưng đang phải đối mặt với một tương lai ảm đạm trong bối cảnh thị trường việc làm ngày càng tồi tệ và sự tăng trưởng kinh tế chậm chạp sau nhiều thập kỷ phát triển nhanh.

Sự quan tâm của người Hàn Quốc đối với giáo dục từ lâu đã được xem như là một tác nhân giúp quốc gia này đi từ một đất nước nghèo khó cùng cực sau chiến tranh thành một cường quốc kinh tế.

Trẻ em Hàn Quốc dành tuổi thơ của mình để học tập với mong muốn có được một chỗ đứng trong những trường đại học danh tiếng, hay ít nhất là những trường cao đẳng. Nó được coi như một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công, vị trí xã hội, thậm chí là triển vọng hôn nhân.

Những trường đại học được gọi là “cao chót vót” như ĐH Quốc gia Seoul, ĐH Hàn Quốc và ĐH Yonsei là những trường uy tín nhất ở đất nước này.

Trước tình trạng cử nhân thất nghiệp ngày càng cao, Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành một chiến dịch khuyến khích người trẻ không học đại học, cao đẳng. Giải pháp này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp thuê người tốt nghiệp phổ thông nhiều hơn.

Năm ngoái, có khoảng 72% học sinh tốt nghiệp phổ thông học đại học, cao đẳng – thấp hơn con số kỷ lục 83,8% của năm 2008 một chút, tuy nhiên đây vẫn là một trong những tỷ lệ cao nhất thế giới.

Tuy nhiên, những công việc được nhiều người mong mỏi đang giảm dần do nhiều người trẻ không mặn mà với những công ty vừa và nhỏ, đưa ra mức lương thấp hơn.

Cử nhân chê công ty nhỏ

han-quoc-khuyen-khich-teen-khong-hoc-dai-hocNhững tập đoàn lớn như Samsung, LG, Hyundai... là niềm mơ ước của nhiều cử nhân, tuy nhiên những "ông lớn" này chỉ chiếm 10% thị trường việc làm ở Hàn Quốc. Ảnh minh họa

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-Bak đã nhiều lần kêu gọi sinh viên đại học hạ thấp tiêu chuẩn tìm việc và tìm đến những công ty ít được biết đến.

Thậm chí, ông còn đề xuất thiết lập một chỉ tiêu tuyển dụng người tốt nghiệp phổ thông cho các cơ quan Chính phủ - một biện pháp nhằm khuyến khích người trẻ đi làm ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông, thay vì đi học đại học mà không có mục tiêu rõ ràng.

Tỷ lệ thất nghiệp chính thức của Hàn Quốc đang ở mức thấp – khoảng 3%, nhưng tỷ lệ thất nghiệp của những người ở độ tuổi từ 25 tới 29 thì cao hơn gấp đôi.

Trong quý thứ 2, lần đầu tiên trong hơn 10 năm, số cử nhân thất nghiệp – ước tính khoảng 373.000 người – đã nhiều hơn số lao động phổ thông thất nghiệp.

Thậm chí, tại ĐH Quốc gia Seoul, gần 30% Tiến sĩ thất nghiệp vào năm 2011 so với khoảng 15% cách đây 2 năm.

Những công ty tên tuổi đang tuyển dụng hoặc hứa hẹn sẽ tuyển dụng nhiều người tốt nghiệp phổ thông hơn và tiến cử họ vào những vị trí cao hơn.

Năm nay, Samsung thuê khoảng 700 nhân sự tốt nghiệp phổ thông cho những vị trí văn phòng – một động thái hiếm hoi. SK Group tuyên bố sẽ tuyển những người có trình độ phổ thông cho 2.100 vị trí – chiếm 30% nhân sự của năm nay.

Những công ty hàng đầu khác như LG và Hyundai Motor cũng công bố kế hoạch tuyển nhiều nhân sự tốt nghiệp phổ thông hơn trước đây.

“Có bằng cấp là một điều tốt, nhưng ở đất nước này, số người có bằng cấp nhiều hơn so với số công việc thích hợp với họ” – ông Kim Hi-Sam, một nhà nghiên cứu tại Viện Phát triển Hàn Quốc nói với AFP.

“Những tập đoàn như Samsung, LG hay Hyundai chỉ chiếm 10% thị trường việc làm của chúng tôi… nhưng khi hỏi các cử nhân, họ đều nói họ xứng đáng được làm việc ở những công ty hàng đầu này, nhất định không thể là những công ty thấp hơn”.

Trong một báo cáo gần đây, Bộ Lao động Hàn Quốc cảnh báo, tới năm 2020 sẽ thiếu khoảng 500.000 việc làm cho các cử nhân và thừa khoảng 320.000 việc làm cho người tốt nghiệp phổ thông.

Bộ này cho rằng cần nỗ lực nhiều hơn để thúc đẩy thanh niên bước vào thị trường việc làm sớm hơn nhằm cắt giảm số lượng cử nhân, đồng thời giảm bớt sự phân biệt đối xử trong việc trả lương và thăng tiến đối với lao động phổ thông.

Tuy nhiên, hiện tại những cử nhân như Song vẫn đang trong tâm trạng tuyệt vọng.

“Nếu tôi có con, tôi sẽ không bao giờ ép chúng đi học đại học giống như bố mẹ tôi đã làm với tôi. Tôi sẽ bảo chúng tìm kiếm niềm đam mê của mình trước thay vì chạy theo số đông” – cô nói.

“Tuy nhiên, bây giờ chuyện kết hôn và có con là một điều xa xỉ… cho tới khi tôi tìm được việc làm”.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383 

Tại sao bạn trượt đại học

Sau mỗi kì thi đại học, điều mà teen mong chờ nhất là kết quả. Đậu, hiển nhiên là một điều vô cùng hạnh phúc và vui sướng với không chỉ teen mà còn với gia đình, những người thân. Ngược lại, trượt đại học - quả là một điều gì đó vô cùng khủng khiếp, có thể được coi như là cú sốc đầu đời với khá nhiều teen. 

Có những bạn gục ngã, thất vọng, tưởng như mọi thứ đều đã sụp đổ. Bên cạnh đó cũng có những teen nhanh chóng lấy lại được bình tĩnh và xác định hướng đi cho bản thân. Nhưng đã bao giờ teen tự hỏi lại chính bản thân mình “tại sao tôi trượt đại học?”

Vì mình chưa may mắn?

Có nhiều người nói “Học tài thi phận”. Âu cũng là cái số. Có lẽ tại mình chưa gặp được thần may mắn? Những phần học thuộc, mình nắm chắc thì lại không thi vào, còn những phần mình lỡ chưa học kĩ hay chưa hiểu rõ lắm thì trong đề thi lại có. Đúng là “xui” mà! Dám chắc không ít teen đã từng “ca thán” về điều này với những người bạn của mình. 

Ngược lại, tự phân tích một chút, nếu mình học tốt tất cả các phần, không có tâm lí học tử "phần này trong các đề thi mọi năm ít thi, vì vậy mình sẽ không học nó” thì mọi chuyện đã khác. Nếu phần kiến thức nào trong sách giáo khoa teen cũng nắm rõ thì ắt hẳn đề bài ra kiểu gì và dạng nào thì teen cũng làm được. 

Tất nhiên không ai trong chúng ta có thể phủ nhận 1% của sự may mắn. Nhưng để nắm bắt được 1% đó quả thật rất mong manh và không phải ai cũng nhận được 1% may mắn đó. Vì vậy trước hết teen cần phải dựa vào chính năng lực, kiến thức của bản thân mình.

tai-sao-toi-truot-dai-hoc
Trượt đại học có thể là do nhiều vấn đề khác, chứ không hoàn toàn do khả năng của chính bạn. (Ảnh mang tính minh họa).

Phương pháp học tập, ôn thi  chưa đúng?

Rất nhiều teen trong giai đoạn nước rút cuối cùng sau khi thi tốt nghiệp xong, đã lao đầu vào giải các đề thi đại học năm trước, hoặc tập trung đi ôn ở các lò luyện thi đại học. Thậm chí có những teen còn học ôn một ngày tới 3 ca: sáng, chiều và tối. Điều này hoàn toàn sai lầm, không những không giúp ích cho teen mà đôi khi còn phản tác dụng.

Trước hết teen cần phải nắm kĩ tất cả các kiến thức cơ bản của từng chương học trong mỗi môn. Làm bài tập thật thành thạo. Sau đó mỗi ngày chỉ nên giải một đến hai đề thi mà thôi. Mục đích để xem khả năng về mặt thời gian và những phần nào mình còn “lơ tơ mơ” nhất nhằm kịp thời chấn chỉnh. 

Và một điều không thể thiếu đó là tự học. Ôn thi ở lò luyện sẽ giúp teen củng cố lại kiến thức của mình và hiểu sâu hơn những phần khó. Nhưng quan trọng là teen thu nhận được những gì? Chính vì vậy thời gian tự học là rất quan trọng. Nó giúp teen biết cách vận dụng lí thuyết vào bài tập thực hành, giúp cho teen có kĩ năng làm bài thành thạo.

Hổng về mặt lí thuyết

Khối lượng kiến thức mà teen phải ôn thi để vượt vũ môn hóa rồng quả thực rất lớn. Không chỉ trong sách lớp 12 mà tất cả những gì liên quan trong 3 năm cấp 3 đều phải học. 

Một điều khá phổ biến nữa với teen 12 đó là việc “ngại+ lười” học lí thuyết. Teen có thể “nhoay nhoáy” giải ngon lành một bài tập, thậm chí đó là một bài tập khó, nhưng lại phải “vò đầu bứt tai” trước một câu hỏi lí thuyết khá đơn giản.

Trong khi đó, lí thuyết chiếm một phần điểm khá lớn trong mỗi môn thi. Và để làm được một câu bài tập mất rất nhiều thời gian so với một câu lí thuyết. Bởi những câu lí thuyết thường đọc đề xong là biết được đáp án ngay. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến teen mất điểm trong mỗi kì thi, không riêng gì kì thi đại học.

Tâm lí có phải là vấn đề?

Áp lực thi cử, điểm số, gia đình… tất cả tạo cho sĩ tử một gánh nặng trên vai. Nhiều teen với tâm lí đi thi là phải đậu, không chỉ vì bản thân mà còn vì danh dự gia đình, vì sự kì vọng của thầy cô giáo, vì bao năm qua mình là học sinh giỏi. Nhất là trong một môi trường mà ai ai cũng nghĩ phải vào đại học, phải có một tấm bằng để sau này mới có thể xin được một công việc dễ dàng. 

Đã học là phải thi. Đó là một điều hiển nhiên, chẳng có gì phải lạ cả. Thế nhưng mọi người lại quá quan trọng hóa vấn đề này lên, điều này làm cho thi đại học là một vấn đề hết sức “nóng” không chỉ với riêng những sĩ tử mà còn với cả xã hội. 

Tất cả đã tạo nên tâm lí đè nặng lên chính các sĩ tử, khiến cho teen lo lắng, sợ hãi trong kì thi.

Vẫn còn rất nhiều những nguyên nhân vì sao bạn, tôi trượt đại học. Chủ quan có, khách quan có. Vì vậy dù có kết quả thế nào thì bạn cũng hãy nhìn nhận lại bản thân mình trong thời gian học tập vừa qua mình đã học hành như thế nào? Và kết quả đó có xứng đáng, có đúng với năng lực của mình hay không? Để từ đó rút ra kinh nghiệm, hướng đi cho bản thân mình.

Harvard : Sinh viên chấn động vì quay cóp

Các nhân viên điều tra của trường đại học Harvard đã phát hiện thấy dấu hiệu gian lận của khoảng ½ trong tổng số 250 bài thi làm tại nhà của một khóa học đại học. Tuy nhiên, nhóm điều tra từ chối cung cấp tên lớp học và tên sinh viên do liên quan tới luật bảo vệ riêng tư.

Ông Jay M. Harris, trưởng khoa Giáo dục đại học của trường đại học Harvard cho biết, những sinh viên có bài thi bị nghi ngờ gian lận đã được gọi đến giải trình trước một tiểu ban của Ban giám hiệu nhà trường. Tuy nhiên, ông Harris nhấn mạnh rằng chưa có trường hợp gian lận nào được phát hiện và không có bằng chứng về gian lận trên diện rộng.

sinh-vien-harvard-chan-dong-vi-quay-cop
Harvard – một trong những trường đại học danh tiếng nhất nước Mỹ

Sự việc được phát hiện khi một trợ lý giảng dạy nhận thấy một số vấn đề trong bài thi của sinh viên, bao gồm bằng chứng cho thấy sinh viên chia sẻ đáp án với nhau hay sử dụng những đoạn văn bản giống hệt nhau. Giáo viên trợ giảng sau đó đã báo cáo sự việc cho giáo sư trước khi thông báo lên ban giám hiệu trường Harvard.

Tùy thuộc vào mức độ vi phạm, mức kỷ luật dành cho sinh viên gian lận thi cử có thể từ khiển trách cho đến bị đuổi khỏi trường Harvard trong vòng 1 năm. Nhưng hiện chưa rõ những sinh viên đã tốt nghiệp sẽ bị phạt như thế nào nếu bị phát hiện gian lận trong thi cử.

Ông Jay M. Harris cho biết, các cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành và chưa xác định được khi nào công việc này mới kết thúc.

“Chúng tôi tiến hành điều tra vì quyền lợi của sinh viên và sự công bằng” - ông Jay M. Harris cho biết. “Tất cả mọi người đều muốn công việc điều tra kết thúc ngay, nhưng chúng ta cần kiên nhẫn. Cuộc điều tra chỉ kết thúc khi tìm ra kết quả”.

Phát ngôn viên của trường đại học Harvard tiết lộ, đây có thể là vụ gian lận thi cử lớn nhất được phát hiện tại trường đại học danh tiếng nhất nước Mỹ.
 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383 

Sinh viên bị đuổi khỏi KTX bởi quy định vô lý

Từ một quy định vô lí…

Chiều tối hôm 29/08/2012 các sinh viên làng đại học truyền tay nhau một thông báo từ Trung tâm Quản lí Kí túc xá trường Q.G TP.HCM (TTQL). Theo đó, một số sinh viên năm 2, 3, 4… đã được xét duyệt ở kí túc xá khu A từ các năm trước và tiếp tục đăng kí ở lại trong năm học 2012-2013 sẽ bị chuyển sang khu B. Nguyên nhân là do các sinh viên này chưa đóng tiền lệ phí nội trú học kì I năm học 2012-2013.

Tuy nhiên, thông báo này đã gây ra không ít bức xúc khi số sinh viên chuyển đi không phải là một vài cá nhân riêng biệt mà đa phần các sinh viên từ năm 2 trở đi đều “dính” phải quy định oái oăm này.

 bi-hai-sinh-vien-bi-duoi-khoi-ki-tuc-xa
Thông báo được các bạn sinh viên kí túc xá trường QG chuyền tay nhau.

 bi-hai-sinh-vien-bi-duoi-khoi-ki-tuc-xa
bi-hai-sinh-vien-bi-duoi-khoi-ki-tuc-xa

bi-hai-sinh-vien-bi-duoi-khoi-ki-tuc-xa

bi-hai-sinh-vien-bi-duoi-khoi-ki-tuc-xa
Việc đột nhiên bị chuyển chỗ ở khiến các bạn sinh viên vô cùng bức xúc.

Phần đông ý kiến đều cho rằng, quy định này là vô lí vì thời hạn đóng lệ phí nội trú kéo dài đến 10/09/2012 nhưng ngay tại thời điểm ra thông báo (29/08) ban quản lí kí túc xá (BQL) đã cho dừng việc thu tiền của sinh viên năm 2, 3, 4… Trong khi đó phần lớn sinh viên cũ đều chọn đầu năm học (đầu tháng 9) làm thời điểm đóng lệ phí. Điều này khiến số lượng sinh viên bị chuyển đi rất lớn. 

Hơn nữa, tất cả sinh viên đang ở kí túc xá đều chỉ mới biết quy định đặc biệt này vào tối trước ngày có thông báo nên chẳng ai kịp “trở tay”. Đây là chuyện lần đầu tiên xảy ra cho các sinh viên của khu KTX bởi hàng năm sinh viên chỉ cần đóng tiền trong thời hạn quy định (đến hết ngày 10/09) là có thể tiếp tục ở lại ngôi nhà chung này. 

bi-hai-sinh-vien-bi-duoi-khoi-ki-tuc-xa
Ảnh minh họa.

Cũng nói thêm, các năm trước khu B của kí túc xá có rất ít người ở do điều kiện đi lại khó khăn và vấn đề an ninh không đảm bảo. Đối với các sinh viên cũ đang “an cư” tại khu A thì việc “bị đuổi” sang khu B đột ngột, không rõ ràng là hết sức vô lí. Điều này làm mất không ít thời gian, công sức của sinh viên đồng thời gây ra nhiều bất lợi. Chính vì vậy mà việc chuyển hàng loạt sinh viên đang “an cư” từ khu A sang khu B đã gây ra một làn sóng phản đối dữ dội trong sinh viên.

Bạn T.T – sinh viên khoa Văn học Ngôn ngữ trường ĐHKHXH&NV cho biết: “Không phải bọn mình không đóng lệ phí nội trú nhưng trang web chính thức của TTQL ghi rõ là đến 10/09 mới hết hạn. Vậy mà chiều qua mình xuống phòng Tài vụ KTX để nộp lệ phí thì nhân viên ở đó không cho mình nộp nữa. Các bạn cùng phòng với mình về nghỉ hè vẫn chưa vào TP.HCM lại nên cũng không thể nào nộp lệ phí trong thời gian gấp rút như vậy!”

 bi-hai-sinh-vien-bi-duoi-khoi-ki-tuc-xa
Thông báo về việc tiếp nhận sinh viên cũ với thời hạn từ 05/09/2012 – 10/09/2012 trên trang web chính thức của Trung tâm Quản lí Kí túc xá.

Khi được hỏi ý kiến về việc bị chuyển sang khu B, bạn B.T – sinh viên khoa Luật ĐH Kinh tế - Luật tỏ ra khá đồng tình: “Theo mình, việc này giúp ích khá nhiều cho sinh viên trường mình vì khu B rất gần trường Kinh tế - Luật, sẽ giúp rút ngắn thời gian đi lại. Và mình thấy điều kiện phòng ở của khu B cũng rất tốt.”

Dù vậy, cũng có không ít ý kiến trái chiều. Bạn N.V cũng là sinh viên ĐH Kinh tế - Luật (khoa Kinh tế đối ngoại) đã dọn sang khu B từ năm trước cho hay: “Ban đầu mình cũng đồng ý ở khu B vì nghĩ nơi này rất gần trường. Tuy nhiên, sau khi dọn đến một thời gian thì mình phải chuyển ra ở trọ. Khu B không gần trường chút nào, việc đi lại cũng chỉ phụ thuộc vào một tuyến xe buýt. Hơn nữa, an ninh ở đây vô cùng kém, thường xuyên xuất hiện những kẻ biến thái làm các bạn nữ như mình rất sợ hãi!” 

Chẳng những phải đối mặt với tình hình phức tạp bên ngoài, các bạn sinh viên còn phải đối mặt với những rắc rối ngay từ bên trong khu B KTX. Vì đang trong quá trình xây dựng, nơi nào xây xong thì đưa vào sử dụng nên ở khu B thường xuyên có người lao động ra vào gây mất kiểm soát.
 
bi-hai-sinh-vien-bi-duoi-khoi-ki-tuc-xa
Kí túc xá khu B có điều kiện đi lại khó khăn và an ninh không đảm bảo.

 bi-hai-sinh-vien-bi-duoi-khoi-ki-tuc-xa
Hình minh họa cho sự việc sinh viên bị chuyển chổ ở.

Ma mới ăn hiếp ma cũ

Sự việc chưa dừng lại ở đó, sáng hôm 30/08 có rất nhiều sinh viên năm 2, 3, 4… đang ở kí túc xá khu A bị buộc phải chuyển đi và cũng có không ít sinh viên cũ không được vào phòng mà mình đã ở từ lâu. Trong khi đó, các tân sinh viên lại được tạo điều kiện thuận lợi hết mức để được ở khu A kí túc xá (theo đúng như thông báo). 

Nếu như mọi năm tân sinh viên phải đến nộp hồ sơ và chờ đợi được xét ở kí túc xá khi không có tên trong danh sách được duyệt (danh sách được duyệt bao gồm sinh viên các trường đại học thành viên của trường QG đến từ các tỉnh có xây dựng kí túc xá) thì năm nay các bạn chỉ cần giấy báo trúng tuyển và CMND là đã đủ điều kiện ở khu A. Một số lượng rất lớn sinh viên năm nhất này đã buộc các sinh viên cũ phải chuyển sang khu B mà chẳng hề được báo trước.

Bạn H.M – Tân sinh viên khoa Công nghệ thông tin ĐHKHTN mừng rỡ: “Các năm trước sinh viên tỉnh mình xin vào KTX rất khó khăn vì không phải tỉnh có xây dựng. Nhưng năm nay mình đã được xét ở KTX ngay khi đăng kí, điều này làm mình thấy rất vui!” Bạn còn cho biết thêm: “Dù vậy, khi nghe các anh chị nói vì sinh viên mới như mình mà các anh chị bị đưa đi nơi khác mình cũng cảm thấy rất tội nghiệp các anh chị!”

Ngay khi các sinh viên cũ còn đang lo lắng thì Ban Quản lí Kí túc xá vẫn… nghiêm túc thực hiện thông báo đã đưa ra bằng cách ồ ạt đưa sinh viên mới vào và không chấp nhận cho sinh viên cũ nộp lệ phí. Chưa hết, đáp lại thắc mắc của sinh viên BQL chỉ đưa ra những câu nói mù mờ, không khẳng định như: “Ngày 05/09 sẽ có quyết định chính thức về việc có chuyển sinh viên cũ đi hay không…” (ý nói thông báo này là chưa chính thức) hay “Vài ngày nữa sẽ có danh sách chuyển đi…”.
Ngoài ra, trang web chính thức của TTQL KTX trường QG cũng chưa có thêm thông báo về việc sinh viên cũ phải chuyển sang khu B nhưng lại xuất hiện một thư ngỏ. Nội dung chủ yếu của thư ngỏ là mong nhận được sự tán thành cho quyết định mới của TTQL. Những ý kiến trái ngược này càng làm cho sinh viên hoang mang vì không biết sẽ đi đâu về đâu. 
 
bi-hai-sinh-vien-bi-duoi-khoi-ki-tuc-xaThư ngỏ của TTQL mong nhận được sự đồng tình từ sinh viên.

Vẫn biết tạo điều kiện cho tân sinh viên là một việc làm cần thiết tuy nhiên tạo điều kiện bằng cách hạn chế quyền lợi của sinh viên cũ một cách vô lí như thế này thì có lẽ đây là lần đầu tiên. Mong rằng BQL KTX sẽ nhanh chóng xem xét lại sự việc này để các sinh viên cũ “an cư” thì mới có thể “lạc nghiệp” và chuyên tâm bắt đầu năm học mới.
 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383 

Trung Quốc: học sinh đến miếu Khổng Tử "khai bút phá mông"

Ngày 1/9, hàng ngàn học sinh lớp 1 tại một trường tiểu học ở Nam Kinh, Giang Tô, Trung Quốc đã đến miếu Khổng Tử tại địa phương dự lễ khai giảng. Lễ khai giảng năm học mới 2012 đối với các "tân sinh nhí" này rất đặc biệt, các em được mặc những bộ trang phục mô phỏng quan văn, dự lễ "khai bút phá mông" - dùng bút son chấm một chấm lên trán như một dấu hiệu khai mở trí tuệ, xóa bỏ mông muội.

hs-den-mieu-khong-tu-khai-but-pha-mong
Một giáo viên của trường tiểu học đến Khổng Tử Nam Kinh dùng bút son chấm lên trên trán của học sinh, biểu tượng cho sự thông thái, trong buổi lễ bắt đầu năm học mới được tổ chức tại đền thờ Khổng Tử ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô.

hs-den-mieu-khong-tu-khai-but-pha-mongCác tân học sinh viết nét chữ đầu tiên - chữ "Nhân".

hs-den-mieu-khong-tu-khai-but-pha-mong
Khoảng 320 tân học sinh mới bắt đầu vào lớp 1 đã đọc Luận ngữ của Khổng Tử, gõ chuông để bắt đầu năm học mới.

hs-den-mieu-khong-tu-khai-but-pha-mongĐông đảo phụ huynh theo dõi con cái của mình bắt đầu năm học mới.

hs-den-mieu-khong-tu-khai-but-pha-mongHọc sinh gõ chuông giác ngộ trong buổi lễ.

hs-den-mieu-khong-tu-khai-but-pha-mong"Tân sinh" lớp 1 tế Khổng Tử.
 
 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383 

Những sự thật "đau lòng" khi vào đại học

Đối với học sinh cấp ba còn chịu nhiều ràng buộc từ cha mẹ, thầy cô, nhà trường thì đại học là một môi trường mơ ước với nhiều tự do cá nhân. Thực tế thì...?
Sau nội quy học sinh là nội quy… sinh viên

Vào đại học được mặc đồ tự do đến trường? Đó là một suy nghĩ sai lầm. Không ít trường có đồng phục riêng cho cả nam và nữ. Hơn thế nữa, nội quy nhà trường có hẳn một mục về đồng phục của sinh viên.

Như trường N.T khi đến trường phải mặc đúng áo đồng phục, thắt cà vạt theo quy định, dây đeo thẻ sinh viên cũng phải của trường. Nếu không mặc đúng đồng phục hay thiếu một món nào vừa kể trên, các bạn sẽ bị bảo vệ chặn tại cổng và không được vào trong.

Bạn K. đang theo học trường H.B cho biết: “Trường mình đồng phục cả áo lẫn quần, nam nữ như nhau. Không những thế, trường còn bắt giày và cặp cũng phải đồng bộ nốt. Chỉ riêng bộ đồng phục đầu năm thôi cũng đã ngốn gần một triệu đồng rồi.”.

Dù vào đại học nhưng giờ giấc vẫn khá nghiêm ngặt. Các thầy cô lúc nào cũng khư khư danh sách lớp để điểm danh. Điểm danh đầu giờ, giữa giờ hay cuối giờ phụ thuộc vào giáo viên. Người nào khó tính sẽ điểm danh cả ba lượt, phòng sinh viên trốn tiết. 

nhung-su-that-dau-long-khi-len-dai-hoc
Nỗi khổ trường nhiều cơ sở

Đây là nỗi khổ “than trời trời không thấu, than đất đất không nghe” của nhiều sinh viên phải học ở trường có nhiều cơ sở hay học ở trường phải thuê cơ sở để giảng dạy.

Bạn N. trường P.C.T không bao giờ ngờ được rằng, mình phải chạy đi chạy về giữa cơ sở thuê và trường chính sau mỗi môn học. Việc đi lại như vậy rất mất thời gian và công sức nên N. đã chủ động đăng ký trường chỉ có một cơ sở, nhưng cuối cùng vẫn không thoát khỏi tình cảnh này. “Đúng là chạy trời không khỏi nắng” - N. ngao ngán kể lại.

Thêm vào đó, học phí ở từng cơ sở lại khác nhau. Tuy xê dịch không cao, khoảng từ 100k - 300k nhưng điều này đã gây bức xúc cho không ít sinh viên theo học. Và thường các trường sẽ đáp lại thắc mắc của các bạn sinh viên là một câu trả lời ngắn ngủn:“Đó là phí phụ thu tùy theo cơ sở” .

Thời khóa biểu, lịch thi

Thời khóa biểu thay đổi xoành xoạch, thay đổi mà không báo trước đã trở thành “chuyện không của riêng ai” đối với đa số sinh viên. “Hôm qua tớ mới chép thời khóa biểu mới, hôm nay trường lại thay đổi, giờ giấc cũng thay đổi theo. Một học kỳ mà thời khóa biểu thay đổi đến năm lần khiến chúng tớ cũng chóng mặt” - bạn L. tâm sự.

Còn chưa kể đến lịch thi thay đổi hay báo quá cận ngày làm sinh viên không có thời gian ôn. Điển hình là bạn T.T trường CNSG cho biết, trường thông báo còn một tuần là đến kì thi thì đột ngột đẩy lịch thi lên còn bốn ngày và cuối cùng rút xuống chỉ còn một ngày. Nhiều bạn bị động, không cập nhập kịp lịch thi phải thức đêm "cày bài" đến khổ.

Rồi đến chuyện cách thức ra đề “nói một đằng làm một nẻo” khiến sinh viên không tài nào đoán trước được. Trước khi thi, giáo viên phụ trách nói rằng sẽ ra đề theo hướng trắc nghiệm. Đến khi vào phòng thi mọi người đều… té ngửa vì đề lại ra theo kiểu tự luận. 

Trắc nghiệm và tự luận, đề mở và đề đóng thay đổi mà không báo trước là vấn đề nan giải trước mỗi kì thi của bạn.

Và những luật bất thành văn

Ngoài nội quy của trường, mỗi giáo viên phụ trách lại có những quy định riêng, tạo nên bản sắc riêng của mỗi trường, mỗi thầy cô.

Theo lời kể của bạn M. trường N.T, cuộc thi vấn đáp diễn ra hết sức căng thẳng với những luật lệ khó đỡ. Làm nhàu tờ đề bốc thăm, 0 điểm. Để chuông điện thoại reng, dù là chuông báo thức, 0 điểm. Trả lời câu hỏi không nhìn vào mắt thầy cô, tác phong không ngay ngắn thì bị trừ điểm. Những quy định chi li như thế này khiến các bạn đôi khi cũng phải dở khóc dở cười.

Bạn B. trường N.N cho biết ý kiến về cách chấm điểm: "Chấm điểm ở đại học là một quá trình bí ẩn. Mình và đứa bạn làm bài y chang nhau mà bạn mình được 10 trong khi mình chỉ được 9. Có lúc không thuộc bài tưởng dưới trung bình nhưng khi phát bài lại được 7-8 điểm. Có lúc làm bài ngon lành thì chỉ được 5 điểm. Bài thi không được trả lại nên mình cũng chẳng biết kiện cáo như thế nào".

Trường hợp bạn của L. trường G.T.V.T không biết nên khóc hay nên cười. Môn tiếng Anh bốn học kỳ đầu thi vấn đáp. Bạn của L. lơ ngơ không nhớ tên của thầy phụ trách, một phần cũng do bạn ấy tới lớp cũng thất thường như thời tiết lúc nắng lúc mưa. Đến lúc thi thầy thấy lạ mặt, vừa vào, câu đầu tiên thầy hỏi: “What’s my name?”. Bạn ấy: “I don’t know”. Trả lời xong bạn đi ra luôn, thế là phải ôn bài thi lại.
 
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383