Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Công chức thủ đô xoay đủ nghề kiếm sống

Từ lao động chân tay…

Công tác đã hơn 30 năm tại Bộ Tài nguyên – Môi trường, cô Hương (Chùa Láng, Hà Nội) gia tăng thu nhập bằng việc bán cháo trai. Chồng cô đã nghỉ hưu từ mấy năm nay. “Với mức lương 5 triệu đồng/tháng (cộng cả lương chồng), lại sắp sửa về hưu, gia đình chi tiêu sao cho lại, vài đám cưới đã hết veo. Thấy đời sống tương đối khó khăn, một người bạn rủ cô ra đây bán cùng cho vui, lại có đồng ra đồng vào”, cô chia sẻ.
Cô Hương bán cháo buổi tối để có "đồng ra đồng vào".

Hàng ngày, sau khi kết thúc công việc ở cơ quan, cô Hương lại tất bật đến nhà người bạn mình có mặt tiền đường Chùa Láng (nhà cô ở trong ngõ) để bán hàng. Người bạn của cô, cô Lan đã nghỉ hưu từ 4 năm nay vì lý do sức khỏe. Cô Lan đảm trách công việc đi chợ, nấu nướng, còn cô chỉ việc ngồi bán hàng.

Với công việc này, mỗi ngày bán hàng đến 10 giờ tối có thể đem về cho hai cô một khoản lời không quá 100 nghìn đồng/người. “Bạn cô tính cẩn thận lắm. Mọi gia vị từ hạt tiêu, tỏi, ớt cô ấy đều mua trong siêu thị để đảm bảo. Nguyên hộp nhựa cho khách mua cháo mang về cũng mất 2.500 đồng/hộp rồi, cháu bảo lời lãi là bao. Mình là người nhà nước, xoay xở thêm lấy ít thu nhập thôi, không thể làm ăn bát nháo được”, cô tâm sự.

Cô Hương cho biết, khoản tiền kiếm thêm này cũng chỉ giúp gia đình chi tiêu bớt eo hẹp. Cô không giấu giếm rằng, gia đình không mấy khi thay đổi không khí bằng việc đi hàng, thậm chí chưa bao giờ ăn sáng bên ngoài. Cô luôn dậy sớm nấu bữa sáng cho cả nhà, đồng thời chuẩn bị luôn cơm trưa mang đến cơ quan.

Làm việc 4 năm tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, Tùng (SN 1984) đã cóp nhặt được một số vốn cùng bạn ra ngoài mở cửa hàng chè cũng trên đường Chùa Láng. Với số vốn bỏ ra là 130 triệu đồng để thuê địa điểm, mua sắm trang thiết bị, đến nay anh mới chỉ bán hàng hòa vốn. “Mà hòa vốn là lỗ, bởi mình phải gánh tiền nhà 13 triệu đồng/tháng”, anh buồn bã cho biết.

Dù hàng quán được bày biện khá sạch sẽ, tinh tươm, giá cả lại phải chăng, lúc khai trương bán miễn phí cả tuần liền nhưng các “thượng đế” của anh rất ít vãng lai đến. Anh nhận ra, đặc điểm của con đường này là đông khách ở đầu đường và cuối đường, khúc phố ở giữa khách khứa rất thưa thớt.

Làm việc 5 năm tại một tờ báo Đảng danh tiếng, nhưng tổng thu nhập của anh Đức (SN1984) chỉ vỏn vẹn 5 triệu đồng/tháng. Anh tích cực cộng tác với các báo, song số tiền làm thêm cũng không đáng là bao. Nghĩ đến câu nói “phi thương bất phú”, anh chuyển sang đi buôn. Tuy nhiên, thời gian “chân trong, chân ngoài” khiến anh cảm thấy mệt mỏi và chán nản khi không phát huy được kiến thức báo chí đã học.

Kết thúc một ngày làm việc vất vả và về nhà khi đã muộn, anh chỉ kịp ăn gì đó lót dạ, rồi lăn ra ngủ. “Bận bịu với công việc, mình chẳng còn thời gian chăm sóc bản thân. Ngay cả thời gian yêu đương cũng không có, nên giờ vẫn cô đơn”, anh Đức tâm sự.

…đến cảnh sống “tầm gửi”

Đến tuổi trưởng thành, đi làm nhưng nhiều bạn trẻ vẫn sống dựa dẫm vào bố mẹ. Trường hợp chị Lê là một ví dụ. Là con một, đã lập gia đình, sinh con nhưng chị Lê vẫn phải cậy nhờ đến bố mẹ đẻ. Mặc dù mới được tăng lương, nhưng thu nhập của chị cũng chỉ đủ mua sữa và quần áo cho con.

Chị cho biết, vợ chồng thường xuyên ăn cơm tối ở nhà bố mẹ đẻ cho tiết kiệm. Không những thế, bố mẹ còn chuẩn bị cơm cho chị ăn trưa ở cơ quan. Chị khoe: “Bà ngoại mình sắp bán căn nhà trên phố cổ và chia đều cho các con. Mẹ mình chắc cũng được 2 tỷ. Mẹ hứa cho mình vài trăm triệu để gửi ngân hàng, rút tiền lãi tiêu dần”.

Khó khăn là vậy nhưng chị Lê còn có người thân để dựa dẫm. Còn chị Quỳnh lại thiệt thòi hơn, do cả hai vợ chồng đều là công chức nhà nước. Ngoài thời gian đứng lớp, chị Quỳnh còn đi làm gia sư cho 3 học sinh khác. Thậm chí, mỗi lần về quê (Bắc Giang), chị Quỳnh còn tranh thủ bẻ ít vải “của nhà trông được” mang ra chợ xanh đổ cho hàng buôn để kiếm thêm thu nhập.

Chị cho biết, mặc dù chính sách tiền lương đã được cải cách nhưng vẫn chưa đủ mạnh để bản thân dồn hết tâm sức, tài năng cống hiến. Chị tiết lộ: "Mình đang dành dụm ít vốn để nhập quần áo về bán trên mạng"

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Ý kiến của các giáo sư về chuyện chữa nói ngọng

Không thể và không cần sửa


GS Trần Trí Dõi: “Chuyện phát âm lẫn lộn một hiện tượng nào đó của tiếng Việt ở một vài địa phương được chấp nhận, trở thành “giọng truyền thống” thì không thể sửa được và cũng không cần phải sửa” (Ảnh: Thành Long/USSH)
GS.TS Trần Trí Dõi, hiện là Chủ nhiệm Bộ môn "Ngôn ngữ và Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam" khoa Ngôn ngữ học, Giám đốc Trung tâm “Nghiên cứu Phát triển các dân tộc thiểu số và miền núi” Trường ĐH Khoa học& Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ ý kiến:

“Chuyện phát âm lẫn lộn một hiện tượng nào đó của tiếng Việt ở một vài địa phương được chấp nhận, trở thành “giọng truyền thống” thì không thể sửa được và cũng không cần phải sửa”.

Còn GS Nguyễn Văn Hiệp, Phó khoa Ngôn ngữ, ĐH Khoa học xã hội&Nhân văn thì nhấn mạnh: “Một việc làm biết không có kết quả mà vẫn làm. Tiếng Việt có nhiều phương ngữ, chỉ cần thống nhất về chữ viết cho đúng thôi. Không cần thiết chuyện tốn tiền để sửa phát âm “l,n” làm gì. Nếu ai đó ở vùng nói ngọng khi ra Hà Nội cần phải phát âm đúng l,n để thuận lợi cho công việc thì tự họ sẽ có ý thức sửa được.

Bắt mấy địa phương ở Hà Nội sửa phát âm tôi thấy còn có ý coi thường, hạ thấp người ta. Như nước ngoài ở London (Anh), Trung Quốc,…nhiều nơi họ vẫn có tiếng địa phương của mình. Mà mỗi người muốn hòa đồng nhanh với một cộng đồng thì phải cố gắng nói giống nhau, nói đúng có khi không ai chơi nên phải nói “ngọng” lại.

“Hoàn toàn sửa được”

PGS.TS Vũ Kim Bảng: “Nói không sửa được l/n là thiếu trách nhiệm!”
PGS.TS Vũ Kim Bảng, Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học nhắc lại rằng: “Cách phát âm như vậy chỉ là hiện tượng xã hội, không phải là một bệnh lí. Và chúng ta hoàn toàn có thể sửa được

Không phản đối chuyện mỗi địa phương có cách phát âm khác nhau nhưng chia sẻ của vị PGS.TS cho rằng: “Chúng ta tôn trọng cá nhân, việc người Huế hay nơi nào có cách phát âm của họ mình không cấm được. Song cần phải hướng tới một chuẩn mực giao tiếp và có văn hóa. Ngắn gọn hơn là đi tới cái đẹp hơn, hay hơn.

Không thể nói chỉ cần viết đúng là được, còn phát âm như thế nào là tùy ý. Tôi chưa biết khi nào và có không chuyện toàn xã hội không quan trọng chuyện phát âm l/n? Còn hiện nay, việc lẫn lộn này chỉ xảy ra ở địa phương, còn cộng đồng lớn hơn không như vậy. Không thể đánh đồng với nhau như vậy. Và khi những Hà Nội hay Hải Phòng đã đặt vấn đề tức là xã hội đang có cái nhìn, mong muốn giải quyết.

Tốn thời gian và phải thật sự kiên trì

GS Nguyễn Văn Hiệp: “Một việc làm biết không có kết quả mà vẫn làm”
GS.TS Trần Trí Dõi, PGS.TS Vũ Kim Bảng đều đồng ý rằng việc sửa này rất khó, mất nhiều thời gian, cần thật kiên trì. “Đặc biệt trong những vùng trên khi học sinh chỉ có môi trường hẹp là giáo viên và nhà trường để hướng dẫn, còn môi trường rộng hơn là gia đình, xã hội còn phát âm, nói sai” – ông Bảng chia sẻ.

Theo GS.TS Trần Trí Dõi: “Việc sửa cách phát âm và viết đúng hai phụ âm đầu “l/n” trong trường học ở Hà Nội và một số địa phương là một việc làm thiết thực”.

Nêu ý kiến về chuyện sửa và không cần sửa, GS Dõi bổ sung: “Nhưng khi cả cộng đồng nói tiếng Việt đều cho rằng cách phát âm và viết lẫn lộn hai phụ âm đầu “l/n” là “nói ngọng” thì phải nên sửa và, theo tôi, có thể sửa được.

(…) Nhưng muốn thành công thì phải “thật sự kiên trì”, vì đây là một hiện tượng có tính cộng đồng ở một số địa phương. Tôi nói phải “thật sự kiên trì” vói nghĩa là cả cộng đồng “nói ngọng l/n” phải có ý thức cùng chữa và phải kiên trì chữa trong một khoảng thời gian dài, rất dài”.

Ông cũng bày tỏ nỗi niềm: “Ngôn ngữ là sản phẩm của một cộng đồng. Muốn chữa “nói ngọng l/n” thì chỉ chính bản thân cộng đồng phát âm lẫn lộn ở từng địa phương ấy sửa chữa mới được. Nhưng cộng đồng cũng chính là những cá nhân được tập hợp lại.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Người Trung Quốc nhập cảnh vào VN để đi ăn xin

Lấy danh nghĩa nhập cảnh sang Việt Nam để xúc tiến thương mại, nhưng hai khách người Trung Quốc lại giả nhà sư đi khất thực xin tiền tại Đà Nẵng và đã bị công an xử lý trục xuất về nước…


Sáng nay (30/8), Công an TP. Đà Nẵng cho biết đã hoàn tất các thủ tục trục xuất đưa hai công dân Trung Quốc nhập cảnh vào Đà Nẵng, Việt Nam về hành vi “Nhập cảnh có hoạt động khác tại Việt Nam mà không có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền”.

Theo quyết định xử phạt hành chính của công an TP. Đà Nẵng, 2 công dân Trung Quốc gồm Peng Yurui và He Dechao (55 tuổi), nhập cảnh vào Việt Nam ngày 25/8 qua cửa khẩu Hữu Nghị.



Hộ chiếu của hai nhà sư giả từ Trung Quốc sang Việt Nam để khất thực xin tiền.

Sau đó, hai người đón xe từ Hà Nội vào Đà Nẵng thuê phòng khách sạn ở để đi khất thực.

Vào sáng 27/8, khi cả hai bận đồ tu hành đi khất thực tại khu vực quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng thì bị công an phát hiện và mời về cơ quan làm việc.

Khai nhận tại cơ quan công an, cả hai thừa nhận mình không phải là người tu hành. Nhưng do hết tiền nên phải mặc áo nhà chùa để đi khất thực xin tiền…?! Đến thời điểm bị phát hiện 2 người này đã xin được của người dân 1,4 triệu đồng.

Cơ quan công an tiến hành kiểm tra nơi ở của hai đối tượng và phát hiện nhiều trang phục của nhà chùa mà hai đối tượng mang theo để sử dụng.

Ngay sáng nay (30/8), công an TP. Đà Nẵng đã yêu cầu các cơ quan chức năng và đơn vị bảo lãnh là Công ty Cổ phần Xúc tiến Thương mại và Du lịch Việt Nam có trách nhiệm đưa hai người Trung Quốc này về nước.

Vũ TrungCông ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Cô bé lớp 2 gửi tối hậu thư

Mới đây, anh N.V.H post lá thư được anh đặt tít “Binh và Bốp” của cô con gái 7 tuổi tên Bầu lên facebook. Ngay lập tức, cư dân mạng gửi phản hồi và bàn tán xôn xao về ngôn ngữ trong thư.
Tối hậu thư của cô học sinh lớp 2.
“Gửi thằng điên lớp 3A1
Mày làm tao cười vỡ bụng: mắt cận lòi như hột táo, đầu trọc lóc, da đen như người châu Phi, ha ha. Tiện đây tao nói luôn: Tao không phải người bình thường đâu, tao là học sinh trường THDL (Tiểu học dân lập – PV)... Liệu thần hồn, thằng điên kia.
Mày là anh họ của Đạt, đúng không?
Tao gọi anh tao thì sẽ “binh và bốp”.
Trong bài viết “Em Tu Ti của tôi”, Bầu viết: “Em gái của tôi tên là Tu Ti (Tu ti nghĩa là tu cái ti, hiểu chửa?). Lúc em bé mới chào đời, sinh buổi tối lại là tuổi Hổ, mà tôi lại là tuổi Dê, nên tôi sợ... sau này em bắt nạt tôi thì chết! Bây giờ, em đã hai tháng rồi, có cái trò mút tay, giống tôi ngày xưa, 3 tuổi mới chịu ngừng. Tôi mà che miệng để nó đỡ mút tay thì nó liếm luôn tay tôi, thật không chịu nổi”.
Sở dĩ bé Bầu viết lá thư và định gửi cho một thằng điên lớp 3A1 là bởi cậu học sinh này hay trêu ghẹo, lúc thì giật tóc, lúc vỗ vào vai, vào lưng, khi thì hét toáng vào tai cô bé và đám bạn của cô. Bố mẹ và cô giáo thường dạy, là con gái không nên gây gổ, to tiếng với mọi người nên sau nhiều lần ấm ức, bé Bầu chọn cách viết thư.
Anh H cho biết, trong gia đình, Bầu (sinh năm 2003) là chị cả, dưới Bầu còn có em gái 8 tháng tuổi. Sau khi trút hết sự bực tức về thằng điên như chê bai về hình dáng, Bầu thỏa thích cười hài lòng. Để dọa cậu học sinh trên mình một lớp, Bầu bịa ra chuyện có anh trai và nhắc nhở, nếu tiếp tục trêu sẽ có lệnh trừng phạt mang tên “binh và bốp”.
Theo cách hiểu của Bầu, binh tức là gõ vào đầu, còn bốp là tát vào mặt. Mặc dù bực tức thế nhưng Bầu không gửi thư cho thằng điên mà giữ trong ngăn cặp. Đọc xong lá thư của con, anh H tìm gặp thằng điên lớp 3 và giảng hòa xích mích giữa bọn trẻ.
Theo nhận xét của cô giáo chủ nhiệm, Bầu là một trong những học sinh đứng đầu lớp và học giỏi tất cả các môn, đặc biệt môn tiếng Việt. Anh H cho biết thêm, Bầu rất thích đọc sách, ham ghi chép, viết thư cho bạn bè. Anh H sưu tầm được một số bài viết của Bầu lúc bé học lớp 1.
Anh H cho biết, từ ngày đọc được tối hậu thư của con gái, anh chị quan tâm đến con nhiều hơn và khích lệ sở trường của con. Bạn bè anh đọc văn của bé, cùng chung nhận xét: ngôn ngữ phong phú và tư duy mạch lạc.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Đơn ly dị của cậu học sinh giỏi lớp 6



Đơn ly dị của cậu học sinh giỏi
Đơn xin ly dị được cậu bé 6 tuổi trình bày chỉn chu đến mức giật mình. Dòng chữ “Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam/Độc lập tự do hạnh phúc” được cậu bé 6 tuổi viết ngay ngắn chếch phía trên góc phải tờ giấy và viết in hoa dòng chữ ĐƠN XIN LY DỊ.
Trong đơn cậu học sinh Đ.H, viết: “Hôm nay ngày... tháng... năm... Do tôi không còn tình cảm gì với bạn G là bạn gái của tôi trong lớp, tôi chuyển sang thích bạn M. Vì thế, tôi làm đơn xin ly dị với bạn G chính thức từ ngày hôm nay. Bạn G không được phép nắm tay tôi nữa. Ký tên Đ.H”.
Cô giáo cho biết, trong tiết học Đ.H không tập trung nghe giảng mà lúi húi viết. Tuy nhiên, thấy cậu học sinh giỏi không gây mất trật tự nên cô giảng bài cho xong. Cuối giờ, cô bắt Đ.H đưa tờ giấy cậu viết trong giờ học. Nhìn tờ đơn, cô vội vàng gọi điện cho bố Đ.H. Trong tâm trạng khó tả, anh N không biết phải giải thích thế nào với cô giáo. Đưa con về nhà, anh xé nát tờ giấy và phát cho cậu con mấy cái vào mông. Thằng bé Đ.H không khóc mà cũng nhất định không chịu xin lỗi bố.
Đợi cơn giận của anh N qua đi, tôi cùng anh hỏi chuyện Đ.H. Cậu bé cho biết, nếu cậu thích bạn gái nào thì hay nhìn, hay chơi với bạn gái đó. Thỉnh thoảng, cậu thường thơm trộm vào má bạn gái. Khi hỏi về lá đơn, Đ.H lý giải: “Khi cháu thích bạn ấy, cháu nói với bạn. Vậy khi không còn thích nữa, cháu phải viết đơn ly dị rõ ràng chứ, trên phim người ta làm như thế mà. Nếu cháu không làm như vậy, bạn ấy cứ bám theo cháu, cháu không thể chơi với bạn gái khác được ạ”.
Đ.H là con trai duy nhất của anh chị N. Bố mẹ Đ.H là công nhân của 2 Cty khác nhau và làm việc theo ca. Do bố mẹ thường về muộn nên sau giờ học, Đ.H thường ở nhà một mình và thỏa thích xem tivi đến 20 giờ mỗi tối. Đó là khoảng thời gian Đ.H được tự do bởi bất cứ ngày nghỉ nào, anh N đều cho con theo học thêm các lớp tiếng Anh, toán và luyện chữ đẹp.
Đ.H là học sinh giỏi thường đứng nhất, nhì lớp. Sau sự cố lá đơn, bố mẹ Đ.H chú ý đến con nhiều hơn và lắng nghe chuyện trường lớp, bạn bè của cậu. Chuyện đã xảy ra hai năm trước, còn năm học này, Đ.H được chọn đội tuyển của lớp 3 tham dự cuộc thi Hoa Trạng nguyên cấp trường. Cuộc thi dành cho học sinh giỏi toàn diện toán và tiếng Việt.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Tình tan vì…bão giá



Sinh viên có lẽ là đối tượng khó khăn nhất trong cơn “bão giá” này. Nguồn thu nhập chính của họ là từ sự hỗ trợ của gia đình. Trong khi giá thuê nhà tăng; tiền điện, nước, giá đồ ăn… tăng nhanh thì nguồn hỗ trợ từ gia đình của nhiều sinh viên không tăng, mà có tăng thì cũng chả thấm tháp gì so với giá cả thị trường điên đảo như hiện nay.

Và để chống chọi, vượt qua giai đoạn khó khăn này, nhiều sinh viên đã buộc lòng thắt chặt chi tiêu, hạn chế những sinh hoạt xa xỉ trước kia. Nhiều bạn đã phải cắt giảm tiền đi chơi, đi xem phim với người yêu. Hoặc có bạn đã chọn cách đi xe đạp hay đi bộ thay vì đi xe máy như trước. Tuy nhiên, cũng vì thế mà nhiều cuộc tình đã tan.

Công (sinh viên năm thứ 3, Trường Đại học Luật Hà Nội) là một thanh niên tính tình vui vẻ, hài hước. Công là bạn thân học cùng lớp với em trai tôi. Hôm vừa rồi gặp, thấy mặt mày cậu ta ủ rũ, chả buồn nói cười. Thấy lạ, tôi hỏi chuyện thì Công nói đang chán vì mới chia tay người yêu.

Đã có nhiều sinh viên bỏ nhau, chán nhau, tình yêu trục trặc vì bão giá. (Ảnh minh họa. Nguồn: Imuzik)

Mà nguyên nhân chia tay người yêu của Công nghe ra thật đáng thương. Người yêu của Công là một tiểu thư, con nhà một quan chức có tiếng ở tỉnh nọ. Từ khi quyết định cưa cẩm, Công đã buộc lòng đầu tư để chinh phục được trái tim cô nàng.

Cô nàng thích xem phim, nên cứ 1 tuần 2 buổi Công lại mua vé mời nàng đi xem. Cô nàng thích ăn vặt, thích ăn ngon, Công thường xuyên phải mời nàng đi ăn, đi chơi. Mỗi lần đi xem, đi chơi, Công tốn kém cả trăm bạc. Tuy nhiên, muốn được kết quả thì phải đầu tư thôi. Và sau một thời gian, cô nàng đã chấp nhận lời tỏ tình của Công.

Công cũng chỉ là con của một công chức bình thường. Bố mẹ Công cũng chỉ cho cậu một khoản để học hành, ăn tiêu vừa đủ. Vì vậy, để có tiền cho nàng đi ăn, đi xem phim, cậu đã phải lao đi gia sư kiếm tiền.

Nhưng từ Tết ra, xăng tăng, tiền nhà, điện, nước, thức ăn tăng kinh khủng. Tiền bố mẹ gửi cho cũng chỉ nhỉnh hơn trước chút đỉnh. Trong khi đó, Công lại vừa nghỉ gia sư vì gia đình họ cũng khó khăn, không có tiền cho con học thêm nữa.

Thế là một khoản thu nhập lớn không còn, giá cả lại tăng chóng mặt. Công đành quyết định cắt giảm những sinh hoạt xa xỉ trước kia. Những buổi xem phim, đi ăn cũng thưa dần. Hai tuần trở lại đây, hầu như cậu không mời người yêu đi xem, đi ăn nữa.

Cô nàng mấy lần cũng gợi ý, thậm chí đòi hỏi Công cho đi ăn, đi xem nhưng Công cứ lờ đi hoặc lý do nọ lý do kia. Mấy lần cô nàng tỏ ra giận dỗi rồi nhanh chóng “bái bai” Công đi theo một anh chàng nhiều tiền hơn.

Trường hợp của Trung (sinh viên năm 4 Đại học Kinh tế quốc dân) cũng thật đáng thương. Gia đình Trung cũng thuộc loại trung bình nhưng bố mẹ rất mực chăm lo cho Trung vì có mỗi cậu là con.

Ngay từ năm học thứ 2, bố mẹ Trung đã mua xe máy cho cậu đi vì thương con trọ học xa, đi xe buýt, xa đạp vất vả. Tiền ăn học, chi tiêu của cậu cũng thoải mái.

Ở xóm trọ có cô bé học Đại học Xây dựng (gần trường Trung học). Thấy cô bé đi xe buýt vất vả, Trung cho đi nhờ. Rồi “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, vài tháng sau, cô cậu yêu nhau. Tình yêu của họ kéo dài được gần 2 năm với nhiều cuộc đi ăn, đi chơi xa.

Nhưng thời gian gần đây, giá cả leo thang, tình hình kinh tế gia đình khó khăn vì bố Trung bị tai nạn không đi làm được. Giờ đây, mẹ Trung phải một mình chèo chống để lo cho 2 bố con.

Thương bố mẹ, Trung quyết định không đi xe máy nữa mà đi xe buýt đi học. Cậu cũng thắt chặt chi tiêu hơn. Những buổi đi chơi xa cùng người yêu cũng ít dần.

Tuy nhiên, người yêu Trung không thông cảm cho hoàn cảnh của cậu mà còn tỏ ra bực bội và kêu đau mông mỗi lần phải ngồi sau xe đạp của Trung đến trường hay đi chơi xa.

Tháng trước, cô nàng đã chuyển đi nơi khác và nói lời chia tay Trung. Nghe nói cô nàng đã có một anh đại gia, có xe SH chở nàng đi học, đi ăn uống, mua sắm. Thế là tan nát một cuộc tình. Hỡi ôi “Xe đạp ơi! Đã xa rồi còn đâu!”.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Nỗi lòng cô giáo dạy học sinh chuyên biệt

“Bầm dập” vì trò
Vừa cười vừa đưa cánh tay vẫn còn 2 vết thâm tím, Thu Hường (Khoa Giáo dục đặc biệt – ĐH Sư Phạm Hà Nội) chia sẻ: “Là một sinh viên của khoa Giáo dục đặc biệt, mình cũng hiểu được những khó khăn với những học trò của mình. Nhưng đi vào thực tế mình mới thực sự thấy thế nào là “chuyên biệt”.
Hường kể thêm: “Trước kia đi làm gia sư mình đã thấy dạy trẻ rất phức tạp và khó khăn. Nhưng khi được đến với những lớp học chuyên biệt có khi cả một buổi chiều mình chỉ dạy cho một bé cách cầm nắm một vật hay dạy bé phát âm một chữ cái... Đó chỉ một trong rất nhiều những “chuyên biệt” mà mình chưa thể hiểu hết được”.
Mới bước vào lớp học, vừa nhìn thấy người lạ, bé Anh Đức đang ngồi cuối lớp bỗng đứng ngay dậy, xua tay và kêu khóc ầm ĩ: “Ra đi! Ra đi”. Vội vàng đóng cửa, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh (Phó trưởng khoa Khoa Giáo dục đặc biệt Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội – Phụ trách chuyên môn Trường Mầm non Newstar) tâm sự:
“Dạy những trẻ chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ, tự kỷ hay bại não…không hề có một bản giáo án cụ thể nào cả. Mỗi học sinh lại có một giáo án riêng mà ngày hôm nay không giống ngày hôm qua, hay ngày mai”.
d
Một lớp học của trẻ tự kỷ
Gắn bó hơn 10 năm với những học trò đặc biệt, cô Thanh không nhớ đã bao nhiêu lần bị các con đánh, cắn, cào cấu… Cô kể: “Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn còn nhớ lắm cảm giác lần đầu tiên tiếp xúc với các con. Học trò nhốn nháo. Những gương mặt ngây thơ đến ngơ ngác, đứa đấm thình thịch vào tường, đứa ngồi co ro nơi góc lớp, đứa la hét, kêu khóc ầm ĩ, đuổi cô ra khỏi lớp…

Sợ lắm, nhưng nhìn vào những gương mặt lơ ngơ, những ánh mắt trong veo, mình hiểu rằng các con đuổi mình nhưng đôi mắt lại như níu mình ở lại. Thế mà đã hơn 10 năm trôi qua, từ những sợ hãi, những lơ ngơ ban đầu như thế”.

Còn với cô Hồng Nhung, quá trình công tác gắn bó cùng các con tại lớp học chuyên biệt mới chỉ chưa đầy 1 năm nhưng cô cũng thấm thía: “Mình đã từng giật mình khi vừa đưa cho con đồ dùng học tập con đã vội giằng lấy, túm tay và cắn, khi thì túm áo, lôi và khóc thét lên.
Những vết cắn sâu, thâm tím và hằn rất lâu. Có lúc đau, lặng người đến chảy nước mắt nhưng rồi khi con buông ra, nét mặt vẫn ngây ngô lại thấy nhói lòng vì thương con”.

Tâm sự về quá trình dạy trẻ chuyên biệt, thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh cho biết: “Công việc của các cô là phá đi những nét tự kỷ của con, dạy con những nét rất sơ khai ban đầu đơn giản chỉ như việc cầm nắm, phát âm, cảm nhận… Xây đắp cho con từ những điều nhỏ nhất để giúp con biết nhận thức.

Nắm bắt được tâm lý, quá trình can thiệp cá nhân với từng học sinh là vô cùng quan trọng, nhưng cũng cần lắm ở mỗi giáo viên sự kiên trì, nhiệt tình, tình yêu thương và đặc biệt cả sự hy sinh”.
Đến với Trung tâm Hy vọng, nơi hỗ trợ cho 54 em khuyết tật, chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ, tự kỷ… hỏi các cô về những khó khăn vất vả, ai cũng chỉ cười rồi xua tay: “Có tiếp xúc với các con, có thấy các con khóc cười trong mỗi giờ học, có khi nôn, chớ tè dầm ngay tại lớp học…mọi người mới hiểu. Các con là những học trò “chuyên biệt”, giáo viên cũng sẽ là những giáo viên “đặc biệt”.
Những niềm vui “chuyên biệt”
Vất vả với bao những khó khăn “chuyên biệt” nhưng niềm vui của những nhà giáo “chuyên biệt” như thế nhiều khi lại đặc biệt đến bất ngờ.
“Hình như mỗi chúng mình chỉ dạy các con những điều bình thường, đơn giản nên có lẽ những niềm vui mà các con mang đến cũng chỉ là những điều rất đỗi giản đơn. Cả tuần lên lớp, gắn bó, tận tụy cùng con chỉ cần thấy con gần mình, không sợ, không còn đuổi mình ra khỏi lớp. Đó cũng là niềm vui.
d
"Nắm bắt được tâm lý, quá trình can thiệp cá nhân với từng học sinh là vô cùng quan trọng, nhưng cũng cần lắm ở mỗi giáo viên sự kiên trì, nhiệt tình, tình yêu thương và đặc biệt cả sự hy sinh”.
Rồi con biết tên mình, bi bô gọi tên cô thì niềm vui lại được nhân lên. Biết chào cô khi đến lớp, khi về nhà…Chỉ thế thôi, những niềm vui nho nhỏ, giản đơn nhưng là niềm hạnh phúc” – cô Thanh tâm sự.

Khi kể về những đứa con đã rời trường, hòa nhập với các bạn bình thường, cô Thu Phương xúc động: “Mình đã khóc khi nghe cậu học trò kể chuyện trường, chuyện lớp, chuyện bạn bè. Đặc biệt khi đặc phụ huynh tiết lộ: Bây giờ đi đâu ai hỏi con học thầy cô nào bé cũng bảo: Con học cô Phương, giờ con đang học cô Vy. Vui lắm chứ, vì như thế là con luôn nhớ tới mình rồi”.
Tâm sự về ngày 20/10 khó quên vừa qua, một giáo viên trường mầm non Newstar kể: “Mình đã hướng dẫn lớp làm một món quà nhỏ về tặng mẹ, dạy các bé từ cách tặng đến những lời chúc. Nhưng rất bất ngờ khi ngày hôm sau đến lớp thấy các con cũng lấy từ trong cặp ra một món quà tương tự như thế, đưa tay và run run: Con tặng cô!
Những vết cắn thâm tím, những lần các con ném đồ dùng, rồi cả những khi con mắng đuổi cô tất cả như chẳng là gì. Lời chúc ngắn thôi, tiếng chúc vẫn còn chưa rõ ràng, nhưng niềm vui ấy khó nói lắm...”.
Rời Trung tâm Hy Vọng, ám ảnh chúng tôi vẫn là những gương mặt con trẻ đang ngoan lành chìm vào giấc ngủ trưa. Có thể, các em sẽ không biết hôm nay là ngày 20/11 – ngày tôn vinh những cô giáo, những mẹ hiền đang cùng các em phá đi những nét sơ khai trên con đường nhận thức. Có thể ngày hôm nay, các cô sẽ bị thêm những vết cắn…
Nhưng niềm vui của thầy cô khi thấy học trò "đặc biệt" của mình mỗi ngày tiến thêm một bước trên con đường hòa nhập cộng đồng vẫn luôn còn mãi...


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383