Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

4 giáo sư Việt kiều vào viện toán

Ngày 18/8, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT có quyết định thành lập Hội đồng khoa học của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán nhiệm kì 2011 - 2014. Trong 14 thành viên, ngoài GS Ngô Bảo Châu đang là Giám đốc Khoa học, còn có 4 nhà toán học và vật lý người Việt đang hoạt động tại các trường ĐH ở Mỹ, Pháp và Nhật Bản.

GS Đàm Thanh Sơn.
Đây là động thái mới nhất của Chính phủ với mô hình viện nghiên cứu đặc thù này, sau các quyết định bổ nhiệm Giám đốc Khoa học (GS Ngô Bảo Châu, tháng 3), Giám đốc điều hành (GS Lê Tuấn Hoa,  tháng 6).
Từ tháng 6, viện bắt đầu các hoạt động khoa học. Hai seminar do GS Ngô Bảo Châu và GS Vũ Hà Văn chủ trì vừa kết thúc ngày hôm qua,  ngày 18/8. Seminar "Chương trình Langlands" bắt đầu từ ngày 23/6 còn "Phương pháp xác suất trong Toán học hiện đại" bắt đầu từ ngày 12/7. GS Lê Tuấn Hoa cho hay, có hơn 10 nhà toán học Việt Nam đang công tác ở nước ngoài đã tự túc vé về tham dự và thuyết trình.
Trong tuần tới, một hội thảo về "xử lý tín hiệu" do nhóm nghiên cứu của GS Nguyễn Hữu Dư (ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) được tiến hành. Dự kiến, trong các ngày giữa tháng 1 đầu năm 2012, viện sẽ làm việc với ban tư vấn quốc tế, ra mắt với cộng đồng khoa học.
GS Đàm Thanh Sơn, nhà nghiên cứu vật lý lý thuyết, hiện đang làm việc tại Trường ĐH Washington cho biết,  nghiên cứu khoa học cơ bản của Việt Nam và các nước trong khu vực đang có khoảng cách lớn, các nước trong khu vực đang có nỗ lực phi thường thu hút tài năng...Ông hy vọng, mô hình viện toán này sẽ "đặt vấn đề tài năng lên cao nhất"  và kỳ vọng viện sẽ như "tàu phá băng", phá các cản trở về cơ chế tạo môi trường cho nhà khoa học hoạt động,  từ đó cho các ngành khoa học khác đi theo.

GS Vũ Hà Văn
Vừa chuyển từ ĐH Rutgers sang làm GS ở ĐH Yale, nhà toán học Vũ Hà Văn, một thành viên trong Hội đồng Khoa học cho biết, ở bên Mỹ, có nhiều bạn trẻ người Việt xuất sắc trong các lĩnh vực khoa học cơ bản luôn có tâm nguyện trở về đóng góp cho đất nước. Ông hy vọng một cơ chế đặc thù sẽ vận hành có hiệu quả để tạo sức hút ngược cho chất xám Việt ở nước ngoài.
Hiện tại, viện toán thuê trụ sở tạm thời ở tòa nhà tầng 7 Thư viện Tạ Quang Bửu của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, dự kiến sử dụng trong khoảng 3 - 5 năm trong khi chờ UBND thành phố Hà Nội cấp đất và Nhà nước cấp kinh phí xây trụ sở chính thức.
Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán được thành lập vào tháng 12/2010, là một nhiệm vụ trọng tâm của chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học giai đoạn 2010 đến 2020.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Hôn nhân đồng giới: Cần được nghiên cứu nghiêm túc

Luật không công nhận, nhưng cần nghiên cứu nghiêm túc
Trao đổi về vấn đề trên, Luật sư Trần Ngọc Quý – Đoàn luật sư TP.HCM cho biết, theo điều 1 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (HN&GĐ) nước ta quy định: Luật HN&GĐ có nhiệm vụ góp phần xây dựng, hoàn thiện, bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững…
Do đó, để đạt mục đích trên, tại khoản 5 điều 10 của Luật này quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính”. Do đó, pháp luật hiện hành không cho phép, không công nhận, không bảo vệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Theo luật sư Quý, mặc dù không được pháp luật thừa nhận nhưng trên thực tế hiện nay vẫn xuất hiện đám cưới giữa những người đồng giới.
Để có một cái nhìn khách quan đối với hiện tượng này cần có sự nghiên cứu thấu đáo, kỹ lưỡng và toàn diện của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, các nhà xã hội học, các chuyên gia tâm lý... để xem xét đánh giá toàn diện, đầy đủ hiện tượng trên; tác động phát sinh đối với cuộc sống gia đình và xã hội để có những quy định điều chỉnh phù hợp.
Cần cởi mở, vị tha hơn!
Cũng chia sẻ quan điểm về vấn đề này, LS Trần Công Li Tao - Đoàn luật sư TP.HCM tỏ ra khá cởi mở. Luật sư Li Tao cho rằng, vấn đề hôn nhân đồng giới “không mới nhưng lại mới” trong tình hình hiện nay.
Luật sư giải thích, sở dĩ nói vấn đề này “không mới” bởi vì thực trạng người đồng giới đã tồn tại từ rất lâu nhưng “mới” vì việc pháp luật có chấp nhận họ hay không thì hiện nay vẫn còn phải xem xét.
Cần có những điều chỉnh dưới luật để quản lý hôn nhân đồng giới. (Ảnh minh họa)    

Theo luật sư Li Tao, hiện một số nước trên thế giới có nền lập pháp tiến bộ họ vẫn công nhận hôn nhân đồng giới. Nước ta là một nước phương Đông, theo văn hóa phương Đông, một trong những mục đích quan trọng bậc nhất của hôn nhân là để duy trì nòi giống, đó là truyền thống muôn đời nhưng hôn nhân đồng giới không đạt được mục đích này. 
Tuy nhiên, người đồng giới không phải họ muốn hay không muốn mà có thể quyết định được giới tính của họ, đó là tạo hóa sinh ra họ. Họ cũng là con người, cũng có quyền có những nhu cầu tình cảm cá nhân của họ, chúng ta cần có cái nhìn đồng cảm, vị tha với họ. 
Theo vị luật sư này, việc nghiên cứu và đưa ra một chế định phù hợp với người đồng giới thậm chí công nhận mối quan hệ hôn nhân giữa họ hiện nay là cần thiết.
Tuy nhiên, chế định này phải phù hợp, đừng quá lỏng lẻo cũng đừng quá khắt khe và đây là trách nhiệm của những nhà lập pháp. 
Nên tôn trọng truyền thống nhưng...
Phát biểu quan điểm về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Văn Đức - Công ty Luật TNHH MTV Biển Đông phân tích: Theo quy định hiện hành (Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000) không thừa nhận hôn nhân cùng giới tính. Trong quá trình Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý sửa đổi bổ sung Luật HN&GĐ năm 2000, có một số ý kiến đề nghị sửa luật theo hướng công nhận hôn nhân đồng giới.
Tuy nhiên, quan điểm ngược lại cho rằng việc công nhận hôn nhân đồng giới sẽ phát sinh nhiều hậu quả pháp lý chưa thể dự báo hết. Đây là vấn đề sẽ còn tranh cãi nhiều trong thời gian tới.

Hiện nay, nhu cầu về kết hôn của những người cùng giới tính là có thật và trở thành một hiện tượng xã hội làm phát sinh nhiều mối quan hệ (nhân thân, tài sản, con cái…) mà pháp luật chưa điều chỉnh.

Một số ít quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cũng đã thừa nhận hôn nhân đồng giới. Tuy nhiên, việc công nhận hôn nhân hợp pháp cho những người cùng giới tính ở Việt Nam cần được cân nhắc kỹ trên nhiều phương diện.



Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Trường ngàn đô: Con là ai?

Mùa thu năm nay, con tôi sẽ vào học lớp một. Từ sau tết, tôi đã bắt đầu rục rịch hỏi han các mối quan hệ để xin học cho con. Tại TP.HCM, có những trường tiểu học có giá lên đến 6000 đô la (đấy là tiền nộp cho người nào đó "chạy" giúp).

Nhờ những mối quan hệ đặc biệt, tôi đã tới một số trường tiểu học để tìm hiểu. Trường A (xin phép không nêu tên) nổi tiếng chỉ vì có cơ sở vật chất đẹp, rộng rãi, trường B nổi tiếng vì có cô giáo lớp 5 dạy hay, trường C nổi tiếng vì cô hiệu trưởng điều hành tốt...
Hóa ra, chỉ vì một số nét ưu việt của trường mà trường đó trở nên nổi tiếng, và phụ huynh coi sự nổi tiếng ấy có nghĩa là trường đó tốt...từ đầu đến chân.
Trong khi, cái tôi cần trước mắt là các cô giáo, thầy giáo lớp 1, họ có dạy tốt không, có kiên nhẫn để rèn chữ cho con tôi không, có sáng tạo trong cách dạy học không, có biết tổ chức hoạt động trong lớp làm cho học sinh thấy thoải mái, vui vẻ không?
Tôi thấy cơ sở vật chất tốt, điều đó quả là tuyệt vời, nhưng người dạy mới là quan trọng nhất. Thế nhưng, khi hỏi các hiệu trưởng, họ thật lòng nói: mỗi trường chỉ có một thế mạnh nào đó, có trường có cô lớp 1 dạy hay, có trường chỉ có cô lớp 2 dạy giỏi, có trường có cô lớp 3 viết chữ đẹp....Nhưng chỉ cần có các yếu tố như: trường đẹp, một hai cô dạy tốt, được phụ huynh lưu truyền, thế là trường thành nổi tiếng, là niềm mơ ước của bao bậc phụ huynh!
Tôi nhớ đến cô giáo dạy văn thời học cấp ba của mình. Thời đó, có hai giáo viên dạy văn nổi tiếng khắp tỉnh đều ở trường tôi. Trường tôi nổi tiếng cũng vì hai giáo viên văn đó. Nhưng tính cách hai người thật trái ngược nhau: một người rất thích thành tích, thích học trò mình được giải văn quốc gia, một người chỉ nghĩ đến học sinh (là cô giáo tôi).
Tôi nhớ mãi lời cô nói: Điều quan trọng nhất là các em phải đỗ đại học, thành tích giải quốc gia cũng quan trọng, nhưng không phải là quan trọng nhất. Nếu chúng tôi được giải văn, hiển nhiên, cô sẽ được danh tiếng, trường cũng được danh tiếng. Nhưng cô rất lo chúng tôi không đỗ đại học. Cô đã tìm những người thầy giỏi môn Sử, Địa cho bạn nào trong lớp thi khối C, những thầy giỏi Toán, tiếng Anh cho các bạn thi khối D.
Kết quả thật không phụ lòng cô, 100% lớp tôi đã đỗ đại học. Lẽ ra, cô chỉ bắt chúng tôi học văn, để đi thi có giải, mang về cái tiếng cho cô, nhưng cô đã không làm như thế.
Phải nói rằng, nhiều khi thật may mắn, bạn mới gặp được một cô giáo tốt và thực sự thương yêu học sinh như vậy. Trường có tiếng ư, chỉ là cái danh hão. Phải có những người thầy, cô như vậy mới là linh hồn của trường. Nhưng tôi biết rằng, số người may mắn được gặp những giáo viên như vậy không nhiều.
Vậy, tôi chọn trường cho con làm gì? Nếu tiếp tục may, tôi sẽ tìm được một cô giáo hay thầy giáo thương yêu học sinh, dạy giỏi cho con mình. Cứ cho là tôi chọn được thầy cô lớp 1 dạy giỏi, thương trò, nhưng làm sao tôi tiếp tục chọn được các thầy cô lớp 2, lớp 3, lớp 4 hay các lớp sau này nữa? Bạn cứ nghĩ xem, cả đời đi học của mình, may ra, bạn gặp được một hai thầy, cô đáng nhớ trong đời?
Cuối cùng, tôi đã chọn ngôi trường gần nhà nhất, nơi có những phụ huynh cùng thu nhập như mình. Dù có thể chọn được trường "con nhà giàu", nhưng tôi sẽ phải gồng mình để đóng tiền, hơn nữa, học với con nhà giàu, con tôi sẽ lây cái bệnh "muốn gì được nấy", các thầy cô phải chiều chuộng những đứa trẻ "ông giời".

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Con luyện thi sớm có thật sự tốt

Họ tên: Thanh Hà
Tiêu đề: “3 không, 4 không đi về đâu rồi?”


Con mình năm nay mới 4 tuổi, bản thân mình cũng là giáo viên có thâm niên khá trong ngành giáo dục.
Nhưng thú thật là hiện giờ mình cũng rất băn khoăn là có nên cho con học trước chương trình lớp 1 không?
Nói như nhiều bác có trách nhiệm với ngành giáo dục thì việc học trước là không hề tốt, mình cũng thấy điều đó là đúng. Nhưng nếu cứ làm đúng thì sự thật sẽ như tình cảnh chị Thanh trong bài báo.
Sở Giáo dục vẫn cứ ra rả yêu cầu không dạy thêm, không học trước chương trình lớp 1, nhưng các trường tiểu học chưa hết năm học đã tuyển sinh lớp tạo nguồn.
Thử hỏi, làm cha mẹ có ai dám không cho con vào học? Học không chỉ đơn giản là lấy kiến thức, mà học tạo nguồn ở đây là việc xếp chỗ trước mới được vào trường, vào lớp chọn. Mẹ làm giáo dục mà sao thấy việc học của con bây giờ khổ thế!? Không rõ “3 không”, “4 không” bây giờ đi về đâu?

Họ tên: Nguyễn Ngọc Huy
Tiêu đề: “Không học trước nên phải thuê gia sư kèm đuổi…”

Bản thân tôi cũng như chị Thanh trong bài viết, không cho con học trước và cuối cùng phải thuê gia sư kèm để cháu theo kịp các bạn cùng lớp. Ngành giáo dục nên xem lại chương trình và các chỉ tiêu. Việc này cũng do bệnh thành tích mà ra.

Họ tên: Tiến
Tiêu đề: “Thành tích - bệnh ung thư đã di căn rồi”

Không phải phụ huynh chạy mà nhà trường chạy theo thành tích đấy chứ, và cũng do ngành giáo dục chạy theo thành tích đấy chứ.
Tôi cũng là giáo viên THPT đứng lớp, vừa là phụ huynh tiểu học.
Hè nào, con tôi cũng được nhắc nhở đi học hè, tôi phản đối và không cho con học thêm hè. Vào lớp 3 con tôi 2 ngày thứ 7, chủ nhật phải viết 3 bài tập chép (bài tập đọc, bài chính tả ..) trong sách tiếng Việt.
Có hôm viết thử tôi tá hỏa là cực kỳ nặng nề, mỏi rã rời.
Tôi gặp giáo viên, tổ trưởng khối, BGH phản đối cách ra bài như vậy (theo tôi nó phản tác dụng) và nhà trường chỉ chấp nhận cho riêng con tôi.
Một cuộc thi tiếng Anh cấp huyện thật là bát nháo, chuyên viên phòng là giám thị/ thanh tra, giải bài cho học sinh được gửi gắm luôn. Vì chở con đi thi và gặp cảnh thật xấu hổ. THÀNH TÍCH là bệnh ung thư của ngành giáo dục và đã di căn rồi.

Họ tên: Nguyễn Thị Thanh
Tiêu đề: “Không học trước, con sẽ thành cá biệt”

Tôi đang có con chuẩn bị vào lớp 1. Bản thân tôi cũng không muốn cho con đi học trước nhưng sự thật lại quá phũ phàng khi vào lớp 1 cô giáo dạy các em như là các em đã biết tất cả rồi.
Bây giờ tôi rất lo sợ việc con mình chưa biết đọc, biết viết. Các nhà quản lí nói thì hay nhưng sự thật thì giáo viên dạy theo kiểu học sinh đã biết đọc, biết viết.
Tôi thấy những gì chị Thanh nói rất đúng. Không cho con học trước thì con tôi sẽ trở thành học sinh cá biệt trong lớp.



Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Giảng viên luật không được làm luật sư

Dù chỉ tiêu cần có 20.000 luật sư vào năm 2020, UB Tư pháp của Quốc hội không đồng tình quy định cho phép viên chức giảng dạy pháp luật được "kiêm nhiệm" hành nghề luật sư. "Nguồn" này bị bác vì e ngại không đảm bảo chất lượng luật sư chuyên nghiệp.
Thẩm tra dự án luật  sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Luật sư chiều 12/4, Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho hay quy định cho phép viên chức làm công tác giảng dạy được "kiêm nhiệm" hành nghề luật sư sẽ tạo ra ngoại lệ không phù hợp với định hướng xây dựng đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, đồng thời có thể làm phát sinh xung đột lợi ích khi luật sư là các giảng viên tham gia tố tụng.
Ảnh: XLinh
UB Tư pháp cho rằng những người làm giảng dạy có chuyên môn pháp lý cao thì nhiệm vụ chủ yếu và quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống các cơ quan tư pháp và toàn xã hội. Trong khi đó, việc hành nghề luật sư thường gắn liền với hoạt động tố tụng, trong khi hoạt động giảng dạy cũng phải tuân thủ quy định chặt chẽ về thời gian. "Việc cho phép nhóm đối tượng này được kiêm nhiệm hoạt động cả hai lĩnh vực sẽ khó bảo đảm chất lượng" - ông Hiện nói.
Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý cũng đồng tình hoặc làm luật sư thì thôi giảng dạy, hoặc giảng dạy thì thôi làm luật sư, vì mỗi công việc đều cần có thời gian cho công việc chuyên môn. Trong khi công tác giảng dạy đang cần đội ngũ chuyên môn phục vụ đào tạo nhân lực.
Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển lại ủng hộ quy định nên cho cán bộ giảng dạy làm luật sư. "Đương nhiên sẽ có câu chuyện mâu thuẫn với luật công chức, viên chức nhưng giảng viên khác công chức, viên chức khác. Họ có kế hoạch, thời gian giảng dạy nhất định thôi, thời gian còn lại họ có thể hành nghề luật sư. Hơn nữa những người giảng dạy đòi hỏi phải có kinh nghiệm thực tiễn để giảng dạy tốt hơn" - ông nói.
Liên quan chất lượng nhân lực của ngành luật, ông Hiển cũng băn khoăn hiện chỉ có 1,2% số luật sư đạt tiêu chuẩn quốc tế, vậy giữa chuẩn quốc tế và những chuẩn về chất lượng luật sư như dự thảo luật quy định có độ vênh nào? 
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng đây là điều cần cân nhắc. Khác với ngành y, bác sĩ với kinh nghiệm có thể phục vụ thêm cho xã hội nhưng với người làm nghề luật sư, thì sự chặt chẽ là vấn đề phải tính. Bà ủng hộ nên theo hướng tiếp thu ý kiến của UB Tư pháp thẩm tra dự luật.
Theo báo cáo, tính đến tháng 10/2011, cả nước có 7.072 luật sư và gần 3.500 người tập sự hành nghề. Đội ngũ luật sư đã phát triển nhanh về số lượng, trẻ hóa tuổi nghề với chất lượng đang từng bước được nâng lên. Song những quy định về hoạt động hành nghề của đội ngũ luật sư cũng đặt ra nhiều vấn đề như cấp giấy chứng nhận bào chữa, điều kiện miễn, giảm tập sự nghề luật sư, thẻ luật sư, thành lập liên đoàn luật sư....
Về điều kiện miễn, giảm tập sự nghề luật sư, dự thảo luật sửa đổi theo hướng đối với một số đối tượng đã từng đảm nhiệm các chức danh tư pháp và cán bộ pháp luật trong bộ máy nhà nước thì phải bảo đảm có đủ 5 năm thực tế công tác trở lên mới được xem xét cho miễn đào tạo và tập sự hành nghề luật sư.
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Hữu Thể không đồng tình với quy định 5 năm, cho đây là quy định không có căn cứ. Theo ông, trong thực tiễn, có những thẩm phán chỉ 4 năm kinh nghiệm xét xử với hàng trăm vụ mỗi năm thì kinh nghiệm thực tiễn của họ có thể hơn nhiều những người giảng dạy trong trường đại học với học hàm giáo sư, phó giáo sư.
"Điều này mâu thuẫn với các quy định khác. Dự thảo nói cho giáo sư, phó giáo sư làm luật sư, giảng viên luật làm luật sư. Tôi là người làm thực tiễn, tôi cũng tham gia giảng dạy từ năm 1981 thì thấy nghề luật sư đòi hỏi không chỉ có kiến thức pháp luật mà phải có kiến thức rất rộng về mặt xã hội. Vậy thì một ông giáo sư chưa chắc đã nhiều kinh nghiệm bằng một ông thẩm phán 4 năm. Tôi khẳng định họ xử lý vấn đề còn tốt hơn ông giáo sư. Do vậy mà quy định 5 năm này không có căn cứ, không thể khẳng định ông giáo sư giỏi hơn ông thẩm phán kia. Kiến thức không thay thế cho kỹ năng và kỹ thuật hành nghề" - ông Thể phân tích.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Chuyện sinh viên yêu thuê, học thuê

Học thuê

Trên mạng Internet, ở các trang rao vặt xuất hiện nhiều lời quảng cáo đi học thuê, cần người học thuê rất mùi mẫn. Ví như: "Nhận đi học thuê trong khu vực nội thành Hà Nội. Nếu học ngành tài chính ngân hàng hay ngành kinh tế thì càng tốt. Giá cả phải chăng theo thỏa thuận (khoảng 300k/tháng là ok rồi). Tớ 19 tuổi, đang học năm thứ 2. Đảm bảo về sự chăm chỉ, chuyên cần và chất lượng. Mọi chi tiết xin liên hệ Meosuttc23@...". Càng chứng tỏ dịch vụ học thuê đã và đang rất phát triển.
Người thuê là người sinh con, mới lấy chồng ngại đến lớp, những cậu ấm cô chiêu thích chơi hơn học... Họ cần có người thay thế mình trên giảng đường để duy trì các chương trình và cuối năm vẫn có điểm.
Chỉ cần bỏ một ít tiền ra mướn người thay mình lên lớp là "thân chủ" an tâm vắng mặt. Dịch vụ học thuê ra đời từ đó.
Đỗ Thị Mai, cựu sinh viên trường Đại học Thương Mại đã tốt nghiệp 3 năm trước nhưng chưa kiếm được việc. Từ ngày tìm được mối học thuê, cô đã có việc làm và ký được nhiều hợp đồng khá tốt. Mai bị cuốn theo công việc và chẳng nghĩ gì đến chuyện đi tìm một công việc khác.
Mỗi tháng, nhờ chạy "sô" 3 ca: sáng, chiều, tối, cô cũng kiếm được chừng 3 triệu mỗi tháng. Nhờ có thâm niên mà cô có nhiều lời mời mọc. Mai đã giới thiệu cho một số bạn bè đang thất nghiệp để có cơ trụ lại đất Hà Nội.

Ở các trường đại học hiện nay, nhiều chương trình học mà một lớp ngồi rất nhiều sinh viên. Thầy giáo đến dạy có điểm danh, nhưng chẳng cần nhớ mặt sinh viên, nên dân học thuê mới sống được.
Người học thuê chỉ cần đến đúng giờ, ghi chép đầy đủ. Người có ý thức thì tự nhiên được nạp thêm kiến thức, kẻ chẳng hào hứng thì thấy mỗi buổi học rất nhàm chán, buồn ngủ, giống như một buổi tra tấn.
Dịch vụ học thuê ngày càng phổ biến

Không ít sinh viên đi làm gia sư, thì dính luôn vào việc phải học thuê cho học sinh cấp III mà mình đang dạy. Những cô chiêu cậu ấm này mải chơi, không thích học. Dù được bố mẹ ép học, cũng cứ nhận gia sư cho đẹp lòng. Minh Thu (sinh viên đại học Công đoàn) là một ví dụ. Cô được mời gia sư cho Quý, học sinh lớp 11. Ngay buổi đầu đến dạy, Quý đã nói thẳng: "Chị dạy em là làm cho bố mẹ em. Thì cứ việc. Nhưng em không học. Ngược lại, tất cả bài vở cô giáo cho, việc soạn bài chị phải làm hết cho em.

Chị mà tiết lộ bí mật thì em sẽ nói chị dạy kém, chị sẽ bị đuổi việc. Nếu làm tốt, em thưởng thêm".

Thu nghĩ mình tạm thời chẳng có chỗ nào bấu víu, đành chấp nhận đề nghị của cậu bé. Thêm nữa, dân học thuê cũng rất thích vớ được hợp đồng với một ông giám đốc nào đó.
Ông ta muốn có thêm bằng cấp để khẳng định mình, nhưng lại không có thời gian. Đành phải thuê một người học thay để toàn tâm toàn ý cho công việc. Thường ông trả rất hậu.

Yêu thuê

Dịch vụ này mới phát triển trong vài năm trở lại đây. Có cả một công ty lớn làm dịch vụ này và đã quảng cáo rầm rộ trên báo chí. Dịch vụ này để phục vụ những người chưa có (hoặc đã có) người yêu.
Đặc biệt là những chàng trai đã đứng tuổi, chưa muốn lấy vợ, nhưng mỗi lần về quê, luôn bị gia đình giục lấy vợ. Họ cần một cô gái vừa mắt, để đi cùng chàng trai về quê giới thiệu gia đình.
Ngoài ra, vào những ngày lễ Tết, nhiều chàng trai chưa vợ muốn có một cô gái ở bên cạnh mình cho đỡ buồn. Họ bỏ ra một số tiền khá, theo thỏa thuận để có người đi chơi, trò chuyện trong một vài ngày.

Đối tượng tham gia vào dịch vụ yêu thuê này phần nhiều là sinh viên và sinh viên mới ra trường. Đây là một dịch vụ, cũng là một cuộc chơi mang lại lợi ích cho cả hai bên. Nhưng cả hai bên tham gia đều rất khó lường trước những hệ lụy của nó.
Điều thiệt hại lớn nhất ở các bạn gái đi làm người yêu thuê, rất có thể sau một thời gian thì các bạn sẽ bị chai sạn, bị công thức hóa khi yêu thật, khiến các bạn rất khó rung động. Nhiều nhà tâm lý học, nhà khoa học đã chỉ ra những bất cập trong dịch vụ yêu thuê.

Đó là việc "lập trình" ngay cả vấn đề thiêng liêng, chuyện yêu đương cũng biến thành hàng hóa, để thỏa mãn nhu cầu của một số người, thì sẽ phần nào làm xuống cấp đạo lý nhân văn của dân tộc. Khi nhập vai, cô gái phải "diễn", phải đóng vai người yêu và đôi khi gặp phải những trường hợp trớ trêu. Ví như về nhà người yêu mà gia đình hỏi gì cũng ngớ ra. Hoặc chàng trai thể hiện tình cảm thì cứ run cầm cập vì sợ.

Rồi cảm thấy có lỗi với người yêu (nếu là người đã có người yêu thật). Nếu người yêu cô gái biết bạn gái mình tham gia dịch vụ này, họ dễ cảm thấy bị xúc phạm, không chịu được cảnh người yêu mình đóng thế. Chuyện đổ vỡ trong tình yêu có thể xảy ra.
Những cô gái làm việc này có nguy cơ rủi ro cao. Vì đôi khi người thuê yêu rượu chè vào, tỏ ra không tôn trọng họ, đi quá giới hạn hợp đồng. Theo nhiều chuyên gia tâm lý thì dịch vụ "cho thuê người yêu" sẽ phát triển, nhưng sẽ không giúp con người lấp được chỗ trống khi thiếu vắng tình cảm.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Nhà sư viên tịch, gần 140 nghìn đô

ủ trì một ngôi chùa ở quận Tân Phú (TP.HCM) viên tịch, để lại sổ tiết kiệm trị giá 140 ngàn USD. Đã xảy ra những bất cập về quyền thừa kế số tài sản trên…   
Rắc rối tiền chùa mang… gửi tiết kiệm   
Tháng 5/2008, ni sư Huệ Tịnh, thế danh Đỗ Thị Thiềng, trụ trì chùa Thiên Chánh (đường Khuông Việt, phường Phú Trung, quận Tân Phú, TP.HCM) mất. Khi làm lễ tang, Ban đại diện phật giáo Tân Phú phát hiện ni sư Huệ Tịnh có 5 quyển sổ tiết kiệm mang tên Đỗ Thị Thiềng, số tiền là 138.850 USD, 423 USD tiền mặt và 42 triệu đồng.

Số tài sản này không được bàn giao cho chùa Thiên Chánh, mà do ban đại diện Phật giáo Tân Phú niêm phong, tạm giữ. Sự việc sẽ “trong vòng bí mật” nếu không có thông tin rò rỉ về nguồn tiền hàng tỷ đồng (quy đổi ra VNĐ) mà đại diện Phật giáo Tân Phú tạm giữ. Tin này tới tai bà Đỗ Ngọc Thanh (ngụ tại quận Gò Vấp) là em ruột ni sư Huệ Tịnh, nên sau đó, bà Thanh có đơn gửi Ban đại diện Phật giáo Tân Phú xin lại số tiền trên.
Trong đơn bà Thanh cho rằng, số tài sản mang tên bà Đỗ Thị Thiềng gửi tại ngân hàng Vietcombank là dưới tư cách cá nhân, do vậy căn cứ vào Luật dân sự thì bà là người thừa kế hợp pháp số tài sản trên.
Đơn của bà Thanh không được Ban đại diện Phật giáo Tân Phú chấp thuận… khiến bà và các đồng thừa kế phải khởi kiện vụ việc ra TAND quận Tân Phú, nhờ phân xử.
Sự việc kéo dài nhiều năm, sau nhiều lần hòa giải, thế nhưng vẫn không bên nào nhường bên nào. Trong khi đó, đại diện chùa Thiên Chánh cho biết không tham dự vào vụ việc pháp lý rắc rối này.
“Số tiền ồn ào này nếu được trả về, nhà chùa cũng sẽ không nhận, mà tùy Nhà nước xử lý” - vị đại diện chùa này cho biết      
"Cần phải xác minh nguồn gốc của số tiền" 

Tại buổi hòa giải mới đây, Thượng tọa Thích Thiện Hòa, Phó ban đại diện Phật giáo Tân Phú cho rằng: “Ni sư Huệ Tịnh đã xuất gia theo đạo Phật, coi như cắt đứt với cuộc sống gia đình… Khoản tiền gửi ngân hàng của ni sư Huệ Tịnh là số tiền bá tánh thập phương tự nguyện đóng góp…, là tài sản của cơ sở tôn giáo, nên bà Thanh không thể đòi quyền thừa kế”.
Tuy nhiên, theo ý kiến của Luật sư Bùi Quốc Tuấn (Đoàn Luật sư TP.HCM): “Tại khoản 2, Điều 15, Bộ luật Dân sự năm 2005, thì cá nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự: Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản. Như vậy, 5 cuốn sổ tiết kiệm mang tên cá nhân của người trụ trì ở một ngân hàng nào, thì tài sản đó được khẳng định là tài sản của cá nhân đó. Người trụ trì có quyền sở hữu đối với tài sản trên và được pháp luật bảo vệ. Nếu trụ trì mất mà không để lại di chúc, thì tài sản đó được gọi là di sản và được giải quyết theo qui định Pháp luật thừa kế”.
Còn theo quan điểm của Luật sư Trịnh Thanh (VP Luật sư Người Nghèo TP.HCM), vụ việc này cần phải xét đến tập quán tôn giáo…
“Đây là một vụ án không đơn giản, chỉ căn cứ vào Sổ tiết kiệm đứng tên cá nhân bà Thiềng là các đồng thừa kế đương nhiên được quyền hưởng di sản theo pháp luật. Bởi lẽ pháp luật quy định, quyền thừa kế chỉ phát sinh khi tài sản đó đúng là thuộc sở hữu của người chết để lại. Nếu tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người khác thì phải trả lại cho chủ sở hữu”.  
Theo Luật sư Thanh, để xác định được số tiền nói trên thuộc sở hữu của nhà chùa hay của cá nhân trụ trì, cần phải xác minh nguồn gốc của số tiền. Thông thường khi các phật tử “cúng dường” thì được hiểu là tặng cho nhà chùa để cúng phật, chứ không phải là cho riêng trụ trì hay một ni sư cụ thể nào đó.
Nhìn chung, đây là tập quán tôn giáo đã được mọi người nhìn nhận. Nếu rơi vào tình huống này, dù pháp luật không có quy định điều chỉnh trực tiếp vấn đề tài sản của người tu hành, thì Tòa án vẫn có quyền áp dụng tập quán và quy định tương tự của pháp luật tại điều 3 của Bộ luật dân sự để xác định số tiền thuộc về nhà chùa.

Ngược lại, nếu không chứng minh được nguồn gốc của số tiến nói trên là của nhà chùa thì những người thừa kế mới được chia di sản theo pháp luật.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383