Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

Sinh viên làm thêm gia sư - kiếm tiền mùa hè

Chỉ cần gọi điện đến văn phòng là ngay lập tức họ mang đến giới thiệu một hoặc hai người để dạy thử. Những người này đa số là sinh viên, một số ít là giáo viên các trường tiểu học hoặc trung học, nhưng thường là giáo viên hợp đồng, dạy ở trường ít tên tuổi hay “vùng sâu vùng xa” như mạn Hà Ðông, Bưởi, Xuân Ðỉnh, Cầu Giấy ...

Hiện, hàng chục trung tâm gia sư mọc lên khắp nơi, quảng cáo và phát tờ rơi thường xuyên tới tận các trường học. Trên báo Mua và Bán cũng có hẳn một mục lớn dành cho các sinh viên hoặc giáo viên đăng quảng cáo làm gia sư. Gia sư cấp tiểu học chú trọng vào tiếng Việt, luyện chữ đẹp, làm toán nhanh, hoặc dạy ngoại ngữ. Gia sư cấp 2,3 thì rộng hơn, chia ra nhiều môn như toán lý hoá, văn hay ngoại ngữ.

Trình độ khác nhau, thì tiền thù lao cũng khác nhau (và cũng tăng 20% so với hai năm trước). Ở cấp tiểu học gia sư sinh viên giá 25 nghìn đồng/buổi, giáo viên giá 35 nghìn đồng/buổi. Lên cấp 2,3 giá tăng thêm từ 10 - 25 nghìn đồng/buổi. Luyện thi đại học (chủ yếu là gia sư tiếng Anh) giá 60 nghìn đồng/buổi. Nhạc, hoạ, môn năng khiếu, tuỳ trình độ giáo viên mà từ 30 - 50 nghìn đồng/ buổi. Số lượng sinh viên tham gia vào công việc này khá đông.

Không chỉ sinh viên ngoại tỉnh mà một số sinh viên con nhà khá giả ở thành phố vẫn đi dạy thêm để tạo thu nhập và khẳng định mình. Vân, sinh viên đại học ngoại ngữ là một trong số đó. Con nhà khá giả ở thành phố, là sinh viên giỏi, nhưng một tuần cô vẫn đi dạy thêm 3 lớp, 6 buổi, tự kiếm thêm khoảng một triệu đồng/tháng để có tiền cá nhân không phụ thuộc vào bố mẹ.

Với các giáo viên chuyên nghiệp, nhất là giáo viên toán và ngoại ngữ ở mức độ có thể luyện thi chuyển cấp, thi đại học được thì thu nhập rất cao vì giờ học của họ được tính bằng tiền trăm, hoặc vài trăm nghìn/buổi.

“Thị trường” gia sư vẫn mở rộng cửa cho các sinh viên khi nhu cầu khá cao, tuy nhiên chỉ sinh viên một số ngành như toán, ngoại ngữ, văn ... mới dễ kiếm việc dạy thêm. Kế đó là sinh viên một số ngành nghệ thuật, vì người có tiền đang thích cho con học thêm một số môn như đàn, vẽ.



Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

5 nhận xét của Giáo sư ĐH Harvard về giáo dục đại học ở VN

Nhận xét về giáo dục đại học ở Việt Nam, GS Thomas J.Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam của ĐH Harvard, cho rằng có 3 yếu tố đảm bảo giáo dục đại học Việt Nam chưa sụp đổ.

Tuy nhiên GS Thomas J.Vallely cũng chỉ ra 5 ngộ nhận của Việt Nam về việc làm như thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục đại học hiện nay.
GS Thomas J.Vallely.
 
Tháng 11/2008, trong khuôn khổ Chương trình Bồi dưỡng lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Đoàn tham quan và học tập kinh nghiệm các trường đại học, cao đẳng ở Hoa Kỳ do Bộ GD-ĐT tổ chức đã đến thăm ĐH Harvard. Đoàn được trường tiếp đón và báo cáo một chuyên đề nghiên cứu về hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam. Người báo cáo là GS Thomas J.Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam của ĐH Harvard.

Tóm lược nội dung bản báo cáo, vẫn có giá trị tham khảo tại thời điểm này, như sau:

Có 3 yếu tố đảm bảo giáo dục đại học Việt Nam chưa sụp đổ (1):

- Một là, sự bùng nổ Internet ở Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là trong 8 năm trở lại đây. Chúng tôi nhận ra điều này khi phỏng vấn thí sinh Việt Nam đăng ký vào Đại học Harvard. Các thí sinh đã khai thác được kho tàng internet để tìm kiếm thông tin và học tập tốt. Trong nhóm được phỏng vấn, chỉ có khoảng 1% hạn chế về vấn đề này;

- Hai là, nhờ truyền thống hiếu học. Có thể nói, xã hội Việt Nam là một xã hội hiếu học và đặt giá trị của giáo dục rất thiêng liêng. Các bậc phụ huynh sẵn sàng đầu tư cho việc học tập của con cái mình về vật chất lẫn tinh thần;

- Ba là, kỳ thi tuyển sinh đại học ở Việt Nam được tổ chức nghiêm túc. Và do vậy, Việt Nam tuyển được người giỏi thực sự.

Tuy nhiên, báo cáo của Giáo sư Thomas J.Vallely cũng đã chỉ ra 5 ngộ nhận của Việt Nam về việc làm như thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. Năm ngộ nhận đó gồm:

- Một là, bộ tiêu chuẩn mà các trường ở Việt Nam đang áp dụng sẽ tạo ra chất lượng cao. Song, vấn đề khó nhất, lớn nhất là làm thế nào để quản trị, quản lý trường đại học (Việt Nam nên so sánh hệ thống đại học của mình với các nước khác, không nên so sánh mình với mình);

- Hai là, việc tăng nguồn lực vật chất là có thể tạo ra chất luợng cao hơn hiện có. Tôi (Giáo sư Thomas J.Vallely) rất hoài nghi về khả năng Ngân hàng Thế giới cho Việt Nam vay để phát triển giáo dục. Giáo sư cho rằng, nếu tiếp tục thì sẽ không thành công, không hiệu quả mà vấn đề là ở chỗ đổi mới quản trị, quản lý trước rồi mới đến cái khác. Kinh nghiệm ở Trung Quốc là khó áp dụng ở Việt Nam;

- Ba là, Việt Nam có thể cải cách từ từ cũng có thể dẫn đến thành công. (Giáo sư Thomas J.Vallely nói, mỗi lần tôi gặp một quan chức Việt Nam cho rằng, sẽ cải cách từ từ; nếu mỗi lần như vậy cho tôi 1 đô la thì bây giờ tôi đã là người giàu có). Và Giáo sư nói rằng, theo chúng tôi, Việt Nam phải cải cách nhanh chóng, mạnh mẽ như trong nông nghiệp thì mới có thể cải cách giáo dục (Giáo sư nhắc lại câu này khi Giáo sư trả lời với nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tới thăm ĐH Harvard năm 2005);

- Bốn là, thực hiện kiểm định chất lượng như hiện nay là có thể nâng cao chất lượng đào tạo. Chúng ta cần biết rằng, kiểm định chất lượng chỉ có tác dụng khi nó có tính cạnh tranh và phải đi kèm với chế tài phù hợp. Kiểm định chất lượng là một công cụ rất quan trọng để Bộ Giáo dục và Đào tạo điều tiết được quá trình nới lỏng và trao thêm quyền tự chủ cho các trường. Theo chúng tôi, Việt Nam cần xây dựng cơ chế kiểm định chất lượng mới có thể tiếp tục cải cách hệ thống giáo dục đại học. Và chúng ta phải nhớ rằng, cơ chế kiểm định chất lượng chỉ là một công cụ chứ không phải là loại thuốc có thể chữa bách bệnh. Riêng kiểm định chất lượng thôi thì không giải quyết được vấn đề chất lượng. Kiểm định chất lượng chỉ hiệu quả khi các trường phải tự chịu trách nhiệm. Theo cách nói người Mỹ, đó là kiểm định chất lượng “có răng”, nghĩa là phải kèm với xử lý, không phải kiểm xong rồi thôi;

- Năm là, cách tuyển chọn và sử dụng nhân sự như hiện nay. Chẳng hạn, tiêu chuẩn lý lịch gia đình không có chỗ đứng trong khoa học. Hay ông hiệu trưởng mà không có quyền sa thải một cô rót trà thì rất khó nói đến việc nâng cao chất lượng. Ông cho rằng, Việt Nam phải đổi mới nhân sự trong giáo dục đại học mới có thể nâng cao chất lượng giáo dục. Nếu không làm điều này, Việt Nam khó có thể đổi mới đạt hiệu quả được. Việt Nam có nhiều nhà khoa học trẻ rất giỏi. Họ đã rất thành công trong và ngoài nước. Cần dành chỗ đứng cho nhân sự khoa học. Mặc dù Nhà nước phải đóng vai trò chủ chốt trong giáo dục nhưng phải đổi mới về vấn đề này.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Nhiều học giả Trung Quốc không công nhận "đường lưỡi bò"

Trong khi giới tướng lĩnh “diều hâu” cứ leo thang gây hấn, đòi thực hiện chủ quyền trên biển Đông dựa trên cái gọi là “đường chín đoạn”(“đường lưỡi bò”) thì nhiều học giả Trung Quốc vạch rõ con đường tự vẽ trên giấy này vô căn cứ.


 Một tàu cá Việt
Một tàu cá Việt Nam bị tàu tuần tra Trung Quốc (trái) áp sát ở quần đảo Hoàng Sa - Ảnh: THX

Điều này có thể thấy rõ tại hội thảo “Chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế” do Viện Nghiên cứu kinh tế và báo mạng Tân Lãng (sina.com.cn), Trung Quốc tổ chức vào tháng 6/2012. Tại hội thảo này, một số học giả nổi tiếng của Trung Quốc đã gióng lên những tiếng nói tỉnh táo, biết tôn trọng lẽ phải và sự thật.

Giáo sư Thịnh Hồng thuộc ĐH Sơn Đông thừa nhận một thực tế: quan điểm về chủ quyền lãnh thổ của người Trung Quốc là có “lệch lạc”. “Chúng ta không nên chỉ nghĩ lợi ích cho mình mà cần phải quan tâm đến lợi ích của toàn thể thế giới bằng cách tuân thủ các quy tắc quốc tế” - giáo sư Thịnh Hồng nhấn mạnh.

Không có chứng cớ

Giáo sư Lý Lệnh Hoa thuộc Trung tâm Tin tức hải dương Trung Quốc cho biết rất nhiều học giả Trung Quốc từng khẳng định “đường chín đoạn” là bản đồ không có thật bởi theo ông, “đường chín đoạn” này do Trung Quốc tự vẽ ra, không hề có kinh độ, vĩ độ cụ thể, cũng không có chứng cứ pháp lý.

Giáo sư Lý nhấn mạnh trong tranh chấp trên biển Đông, Trung Quốc luôn thiếu chứng cứ. Dẫn chứng: Bắc Kinh luôn tuyên bố Trung Quốc “có chủ quyền không thể tranh cãi” đối với bãi cạn Scarborough nhưng lại không đưa ra được bất kỳ bằng chứng cụ thể nào.

“Năm 1947, Trung Quốc đưa bãi cạn Scarborough vào đường chín đoạn, song không đưa ra được con số cụ thể về diện tích bãi cạn này. Trong khi đó, nó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Kiểu lập luận này của Trung Quốc là khập khiễng và áp đặt, không thấu tình đạt lý và Philippines lên tiếng về chủ quyền là chuyện đương nhiên” - giáo sư Lý nói.

Do vậy, theo ông, “đường chín đoạn” chỉ do Trung Quốc đơn phương đưa ra mà không được quốc gia nào thừa nhận. “Khi vẽ đường ranh giới trên biển, chúng ta cần căn cứ theo quy tắc quốc tế, không thể nói căn cứ vào lịch sử, tình trạng giàu nghèo, nhân khẩu của đất nước. Đó không phải là chứng cứ” - giáo sư Lý phân tích.

Trong khi đó, sách giáo khoa Trung Quốc luôn khẳng định đây là vùng biển của Trung Quốc, vô hình trung cung cấp thông tin sai lệch cho người dân. Trong khi đó, một số tờ báo lớn như Thời Báo Hoàn Cầu lại luôn đưa tin về biển Đông một cách thiên lệch, kích động, khuynh loát dư luận, cứ động một chút là đòi “động binh đánh người”.

Ông kiến nghị cần phải giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS), tuyệt đối không sử dụng vũ lực. Trung Quốc cần căn cứ vào UNCLOS để vẽ lại bản đồ biển đảo. “Trung Quốc không thể sử dụng “đường chín đoạn” như hiện nay để tuyên bố chủ quyền” - giáo sư Lý nhấn mạnh. Các nước ven biển Đông cần vạch rõ khu vực đặc quyền kinh tế trước rồi mới tính đến chuyện khai thác chung.

Là người chứ không phải là thú

Cũng đề cập “đường chín đoạn”, giáo sư Thời Đoạn Hoằng  thuộc ĐH Nhân dân Trung Quốc cho rằng Trung Quốc đang đánh lận con đen về đường này. “Toàn bộ biển Đông thuộc về Trung Quốc ư? Gần đây báo chí chúng ta cũng lập lờ về vấn đề này. Nếu nói toàn bộ biển Đông là của Trung Quốc thì cả thế giới sẽ không chấp nhận đâu” - ông nhấn mạnh.

Từ góc độ một triết lý nhân sinh rất phải đạo, giáo sư Hà Quang Hộ, Viện triết học thuộc ĐH Nhân dân Trung Quốc, nhập đề: “Là người phải có nhân tính. Chúng ta đều là con người chứ không phải loài dã thú sống trong rừng sâu. Trong quan hệ giữa người với người, chúng ta phải tính đến lợi ích của người khác”. Đề cập vấn đề biển Đông, ông vạch rõ: “Nhìn vào bản đồ “đường chín đoạn” do chúng ta vẽ, người dân các nước sẽ phản ứng. Bởi nếu theo cái gọi là “đường chín đoạn” thì đường giới tuyến trên biển của Trung Quốc sẽ liếm tới đường bờ biển của Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Tôi không tin các quốc gia khu vực sẽ chấp nhận bản đồ này. Nếu biển Đông bị vẽ thành một đường biển quốc nội như thế thì các nước có tuyến vận tải đi ngang biển Đông cũng không thể chấp nhận”.

Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên các học giả Trung Quốc lên tiếng nói cảnh tỉnh của mình đối với chính quyền và dư luận Trung Quốc. Vào tháng 6/2011, họ cũng đã nêu lên các ý kiến tương tự. Lần đó, giáo sư Lưu Giang Vĩnh thuộc ĐH Thanh Hoa đã nêu rõ Trung Quốc cần tuân thủ nguyên tắc “cùng hợp tác và phát triển”. Học giả Ngô Sĩ Tồn nhấn mạnh Trung Quốc phải giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Nhà nghiên cứu Tiết Lực thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc đã cảnh báo nếu sử dụng vũ lực trên biển Đông, Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với sức ép to lớn từ cộng đồng quốc tế và như vậy, Trung Quốc đang tự tay hủy hoại môi trường thuận lợi và những cơ hội chiến lược để phát triển đất nước.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Giáo sư Tôn Thất Tùng - "ông tổ" ngành phẫu thuật gan Việt Nam

GS.VS.BS.AHLĐ Tôn Thất Tùng là danh nhân y học, một tri thức tiêu biểu của thời đại Hồ Chí Minh đã giã biệt chúng ta cách đây 30 năm, nhưng nhân dân Việt Nam, các thế hệ thầy thuốc Việt Nam và bạn bè thân thiết trên thế giới vẫn ghi nhớ mãi hình ảnh Giáo sư với tấm lòng tôn kính và biết ơn nhà bác học tài năng, một thầy thuốc kiệt xuất và một nhà giáo đức độ, mẫu mực.
Giáo sư đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động, Huân chương Hồ Chí Minh và Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học & Kỹ thuật. Giáo sư từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế 15 năm (từ 1947 đến 1961), Đại biểu Quốc hội liên tục 6 khóa liền (từ khóa II đến khóa VII).
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh ông tổ ngành phẫu thuật gan Việt Nam
Chân dung Giáo sư - Viện sĩ - Bác sĩ - Anh hùng lao động Tôn Thất Tùng
Xuất thân trong 1 gia đình quan lại ở Huế, Giáo sư là một trong những ông tổ nổi tiếng nhất, tiêu biểu nhất trong phẫu thuật hiện đại về gan. Các công trình của GS Tôn Thất Tùng là nguồn gốc cho nhiều tiến bộ lớn sau này của ngành phẫu thuật gan. Chính Giáo sư đã có công lao lớn trong việc tạo dựng và phát triển phương pháp phẫu thuật gan hiện đại trên toàn thế giới. Thậm chí đến hiện nay, tên của Giáo sư cũng như những công trình của Giáo sư vẫn được vinh danh trong mọi hội nghị về phẫu thuật gan.
Theo GS. Yves Lecompte, nhân chứng về sự phát triển Y học Việt Nam trong thế kỷ qua, người đã cùng GS. Tôn Thất Tùng đưa phẫu thuật tim vào Việt Nam đã có nhận xét: “Anh Tùng đã nhờ tôi giúp anh triển khai kỹ thuật mổ tim hở tại Hà Nội. Vào thời điểm đó (1974), ý tưởng của anh thật điên rồ. Song anh cứ nài nỉ tôi và thuyết phục tôi rằng đây là cơ hội duy nhất để thúc đẩy nền ngoại khoa của Việt Nam có bước nhảy vọt để tiếp cận nền y học của hiện đại, trên con đường thẳng tiến sáng tạo và rằng đó cũng là mục tiêu của anh kể từ khi kết thúc thời kỳ đô hộ Pháp. Tôi đã đồng ý. Và mọi việc đã thành công ngoài mong đợi.
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh ông tổ ngành phẫu thuật gan Việt Nam
Giáo sư lúc còn trẻ
Sự cống hiến của GS. Tôn Thất Tùng còn là những nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực giải phẫu gan và những hệ quả rút ra từ đó cho kỹ thuật phân chia mạch máu trong gan. Đây là 2 kỹ thuật ngoại khoa rất phức tạp không những được Giáo sư hoàn thành mà còn liên kết được 2 kỹ thuật này trong điều kiện hết sức khó khăn tại Việt Nam bấy giờ.
“Đặc biệt, trong phẫu thuật thế giới, số người được Huân chương vàng Lannelongue (Huân chương giải thưởng dành cho những nhà phẫu thuật tài năng nhất trên thế giới của Viện Hàn lâm Y học Pháp) như Giáo sư Tôn Thất Tùng còn quá hiếm, hiếm hơn cả số nhà vật lý được giải thưởng Nobel hay số nhà toán học được giải thưởng Fieds” - lời của cố GS. Hồ Đắc Di.
Từ năm 1946, Tôn Thất Tùng là bác sĩ chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và giáo sư rất được Bác Hồ yêu quý. Chính Bác Hồ là người đã đặt tên cho con trai đầu lòng của Giáo sư - Tôn Thất Bách, người sau này cũng đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực y học, từng là Phó giáo sư, Viện sĩ, Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội giai đoạn 1991-2004.
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh ông tổ ngành phẫu thuật gan Việt Nam
GS. Tôn Thất Tùng (người mặc complet trắng bên trái) hướng dẫn Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Bệnh viện Việt - Đức sau ngày Hà Nội giải phóng (10/10/1954)

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Giáo sư Ngô Bảo Châu qua lời kẻ của mẹ

Mẹ của GS Ngô Bảo Châu - PGS.TS. Trần Lưu Vân Hiền hẹn tiếp tôi vào giờ nghỉ trưa tại Trường Trung cấp y dược Lê Hữu Trác (Hà Nội), nơi bà đang làm Phó Hiệu trưởng. Trước đây, bà công tác ở Bệnh viện Y học cổ truyền TW. PGS. Trần Lưu Vân Hiền đón tôi bằng một nụ cười nhẹ nhõm. Bà mang vẻ đẹp thanh lịch của người con gái Hà thành.
Tôi hỏi bà, cảm xúc của bà thế nào khi Ngô Bảo Châu đã quá nổi tiếng và được rất nhiều người yêu mến? PGS. Trần Lưu Vân Hiền giọng bâng khuâng: "Mới đây, trả lời PV Báo Thanh niên, Châu bảo, "Bổ đề cơ bản" là người bạn thân thiết của Châu suốt 15 năm qua, nhưng khi Châu chứng minh được bổ đề này thì nó lại là của mọi người, không còn là của riêng Châu nữa. Cô cũng vậy. Mừng cho con nhưng thấy lòng một chút hụt hẫng, trống trải, Châu được nhiều người biết đến thì cảm giác không thuộc về riêng mình nữa. Thỉnh thoảng cô điện thoại cho Châu nói đùa, mẹ quen với tuổi già cô đơn rồi, mẹ phải điện thoại cho con không con thành "vĩ nhân" mất, chẳng còn thời gian trò chuyện".
GS Ngô Bảo Châu và mẹ.
1. Đúng là đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ. Tôi chợt nhớ tới câu nói của ai đó khi ngồi nghe PGS. Trần Lưu Vân Hiền kể về năm tháng tuổi thơ của Ngô Bảo Châu. Suốt câu chuyện, tôi thấy bà lúc nào cũng thương Châu, xa xót khi thấy anh bận bịu làm toán, ôm đầu trước bài toán khó, ngay cả bây giờ khi anh đã 37 tuổi, đã có gia đình và ba đứa con gái xinh xắn, từ lâu đã quen cuộc sống tự lập xa gia đình. Có lẽ bởi trong thẳm sâu trái tim người mẹ, bà thấy Châu vẫn bé bỏng. Bà kể với tôi, nhiều lúc bà còn lo sợ, không muốn anh học nhiều như vậy vì sợ anh học toán nhiều thành lẩn thẩn thì khổ.
PGS. Trần Lưu Vân Hiền sinh Ngô Bảo Châu vào năm 1972 tại Hà Nội, thời điểm giặc Mỹ đang điên cuồng ném bom miền Bắc. Bố anh, GS.TSKH. Ngô Huy Cẩn vắng nhà liên miên, khi thì đi dạy học cho một số trường quân đội, khi thì đi làm nghiên cứu sinh ở Nga, thành ra mẹ trở thành người bạn thân thiết của Châu từ nhỏ. Châu yêu mẹ, sống tình cảm và đặc biệt, anh rất "tâm đầu ý hợp" với ông ngoại là ông Trần Lưu Hân, một cựu học sinh trường Bưởi và là người mở trường tư thục đầu tiên ở Hà Nội.
Kể về chuyện học của Ngô Bảo Châu, PGS. Trần Lưu Vân Hiền tâm sự, Châu thông minh từ nhỏ, cái gì cũng biết. Học mẫu giáo, các cô giáo gọi Châu là "viên ngọc". Những giờ có giáo viên dự, cô nào cũng muốn có Châu trong lớp. Châu học không phải vì yêu cầu của nhà trường mà là vì nhu cầu của bản thân Châu. Châu học một cách mê đắm, say mê môn toán từ nhỏ. Châu bảo mẹ, có đồng nào mẹ cứ mua sách toán về cho con, sách viết bằng tiếng gì cũng được, cả tiếng Ba Lan, nếu có Châu cũng luận ra được hết.
Có lần, Châu đi thi Olimpic toán học quốc tế trở về, mẹ dọn bàn học cho Châu. Chỉ riêng giấy nháp Châu làm toán đã chất một đống lớn. Mẹ nhìn mà chỉ thấy lòng rưng lệ vì thấy con học vất vả quá. Còn Châu mủm mỉm cười trêu mẹ: "Với đống giấy nháp này, con cũng xứng đáng được giải nhất mẹ nhỉ". Quả thật, năm đó (1988) Châu giành huy chương vàng với số điểm tuyệt đối 42/42. Năm sau, Châu lại tiếp tục đi thi Olimpic toán quốc tế và một lần nữa đăng quang huy chương vàng.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

"Phát hoảng" với với cách giải quyết Đề án cấp học bổng du học hết chỉ tiêu!

Cú “sốc” đột ngột
Cuộc gặp giữa phụ huynh, sinh viên (SV) trúng tuyển học bổng ngân sách nhà nước theo đề án 322 không được cử đi học năm 2012 với lãnh đạo Cục Đào tạo nước ngoài - Bộ GD-ĐT diễn ra trong không khí căng thẳng bởi thông báo của Bộ GD-ĐT gây ra một cú sốc lớn cho hơn 40 SV đang trong giai đoạn hoàn tất thủ tục du học trong năm nay tại các nước Pháp, Canada và Mỹ.
Vấn đề dẫn đến tình trạng bức xúc này là việc Bộ GD-ĐT thông báo về việc dừng tuyển sinh cũng như tạm dừng đưa ứng viên đi du học trong năm 2012 kèm theo phương án giải quyết được đưa ra là đợi đến khi đề án mới được phê duyệt hoặc lựa chọn các học bổng khác. Trong đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu ứng viên phải thông báo lựa chọn của mình trước ngày 1/6/2012 nếu không sẽ coi như không có nhu cầu đi du học.
Phụ huynh của Vũ Kiều Linh, SV ĐH Ngoại thương cho biết: "Thời hạn Bộ GD-ĐT đưa ra như vậy là “đánh đố” ứng viên. “Phần lớn các ứng viên chưa đi du học được đều thuộc khối tiếng Pháp. Trong khi danh sách Bộ GD-ĐT đưa ra chỉ còn có Ma-rốc là dùng ngôn ngữ này. Thử hỏi nếu là con cháu của mình, có phụ huynh nào yên tâm khi đáng nhẽ con mình được sang Pháp du học nay lại thay bằng Ma-rốc. Đấy là chưa kể chính sách của nhà nước là đưa các ứng viên tài năng học hỏi ở các nước tiên tiến. Vậy nếu như chuyển địa chỉ như vậy, mục tiêu này có đạt được không, có lãng phí công sức, nhân tài hay không?”.
Trao đổi với Dân trí, sinh viên Dương Thanh buồn rầu tâm sự:“Đầu năm 2011, tôi nhận được học bổng 322 - học bổng đi học đại học ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước. Cả nước chỉ có 94 SV được chọn, đó là những SV xuất sắc nhất. Tôi khăn gói từ Sài Gòn ra Hà Nội để tham gia khoá bồi dưỡng ngoại ngữ của Bộ tổ chức. Một năm học tiếng là một năm khó khăn chồng chất. Tôi nhận được học bổng đi Pháp nên phải học tiếng Pháp từ đầu. Vừa học tôi lại vừa phải đi gia sư, kiếm việc làm thêm để trang trải sinh hoạt phí đắt đỏ ở Hà Nội, tiền thi lấy chứng chỉ, tiền phỏng vấn với đại diện campusfrance... bao nhiêu là thứ tiền! Tôi vẫn hay bấm bụng chặc lưỡi “Thôi thì ráng hết năm nay, năm sau sang Pháp rồi Nhà nước sẽ chu cấp cho mình, sẽ tập trung được vào việc học!”. Sau bao cố gắng, tôi nhận được thư chấp nhận từ một trường đại học khá tốt ở Pháp. Ngày 15/5/2012, tôi nhận được thông báo dừng học bổng. Cục Đào tạo nước ngoài giải thích là kinh phí đã hết nên chúng tôi chỉ còn 2 lựa chọn. Một là, chúng tôi phải quyết định chuyển sang các nước khác Lào, Campuchia, Srilanka, Ma-rốc, Nga, Cuba... khi mà mọi thủ tục với trường ở Pháp của tôi đã hoàn tất, Hai là quay trở lại trường đại học mà tôi đã bỏ dở gần 2 năm”.
 
Cùng chung sự thất vọng này, thủ khoa ĐH Ngoại thương năm 2010 Tăng Văn Bình thuộc diện nhận học bổng đề án 322 và đã vượt qua được kỳ thi, lấy được chứng chỉ ngoại ngữ và gửi hồ sơ sang Mỹ để xét du học ngành Kinh tế. Trường học tại Mỹ đã đồng ý tiếp nhận và gửi thư mời nhập học. Bình chỉ chờ làm visa để sang nhập trường nữa là hoàn tất. Tương tự, Phạm Đức Hùng, huy chương vàng Olympic quốc tế môn Toán năm 2009, Hùng đã bảo lưu kết quả ĐH Ngoại thương để học ngoại ngữ theo đề án 322. Hiện Hùng hoàn tất hoàn tất hồ sơ để sang học tại một trường ĐH ở Mỹ, nhưng nay ước mơ này không còn.
 
Cũng buồn, thất vọng, sinh viên Thu Phương bức xúc: “Nằm ngoài 2.000 chỉ tiêu nên chúng tôi không còn cơ hội được cấp học bổng tại nước đã đăng kí nữa. Hoặc nếu muốn du học, thì phải chuyển qua học bổng hiệp định mà chính phủ Việt Nam kí với chính phủ các nước khác. Vậy là chúng tôi sẽ phải lựa chọn một điểm đến mới và làm lại tất cả từ con số không. Thực sự, trong gần hai năm qua, chúng tôi chưa nghĩ mình sẽ đến một nước nào khác với nguyện vọng ban đầu. Bây giờ còn không đến 2 tuần cho thời hạn 1/6 mà Bộ GD-ĐT đưa ra cho chúng tôi, chúng tôi vẫn chưa biết nên chọn nước nào trong số Nga, Cuba, Maroc… để hoàn tất hồ sơ đăng kí mới và nếu được chấp nhận thì từ nay đến ngày nhập học, chỉ còn 3 tháng để chuẩn bị tất cả”.
 
“Sốc” với cách giải quyết Đề án cấp học bổng du học hết chỉ tiêu!
Nỗi thất vọng trên gương mặt của các ứng viên du học theo đề án 322.
 
Trình với Chính phủ đề xuất phương án giải quyết!
 
Theo thống kê, hiện có 47 SV học đại học, ngoài ra còn hàng chục người học thạc sĩ bị trì hoãn kế hoạch du học bằng ngân sách nhà nước.
Giải thích của lãnh đạo Cục Đào tạo với nước ngoài về Đề án 322 là đến nay đã hoàn thành chỉ tiêu đào tạo cho giai đoạn 2 với 2.000 người, vì vậy Bộ GD-ĐT không được phép cử thêm người đi học mới trong năm 2012 và không được nhà nước cấp kinh phí để cử người đi học mới theo Đề án này nữa. Hiện nay Chính phủ đã đồng ý giao Bộ GD-ĐT xây dựng Đề án mới thay thế cho Đề án 356 (322) và trình Chính phủ trong tháng 6/2012. Năm 2013, nếu Đề án mới được phê duyệt thì sẽ tiếp tục cử các ứng viên đã trúng tuyển theo quyết định của nhà nước nhưng chưa đi học. Như vậy, nếu ứng viên không lựa chọn đi học ngay trong năm 2012 theo các chương trình học bổng khác thì họ vẫn có thể chờ năm sau đi học theo Đề án mới.
Tuy nhiên, các ứng viên có mặt trong buổi trao đổi ngày 21/5 đều không đồng ý với phương án này. Họ cho rằng việc chuẩn bị để đi du học đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian. Phương án hiện tại mà Bộ đưa ra không có tính thuyết phục, họ cho rằng ngay khi Bộ GD-ĐT nắm được tình hình của đề án thì cũng không kịp thời thông báo cho ứng viên để tìm ra phương án giải quyết hợp lý. Cùng thống nhất chung đề xuất với Bộ GD-ĐT và Chính phủ, các ứng viên đưa ra nguyện vọng được xét duyệt đúng thủ tục, đúng địa chỉ đã xét duyệt.
Trả lời các phụ huynh và sinh viên, ông Nguyễn Xuân Vang - Cục trưởng Cục đào tạo nước ngoài cho biết: “Khi thông báo tuyển sinh cho đề án 322 sắp kết thúc, để không bị gián đoạn việc cử giảng viên đi học nước ngoài, chúng tôi đã tính đến chuyện “gối” vào đề án học 911 (cho đối tượng học tiến sĩ làm giảng viên, đã được phê duyệt song chưa dược cấp kinh phí) nên tuyển vượt số lượng đi học tiến sĩ để “đón đầu”. Việc xác định chỉ tiêu là có kế hoạch, song do một số thủ tục cho đề án 911 chưa hoàn tất nên các chỉ tiêu đi học tiến sĩ “gối đầu” đã “chiếm dụng” bất đắc dĩ chỉ tiêu của đề án 322. Họ sẽ được chuyển sang đi học theo đề án 911 ngay trong năm 2012 khi đề án này được cấp kinh phí. Bộ GD-ĐT đã xây dựng đề án mới tương tự đề án 322 (trừ đối tượng giảng viên đi học tiến sĩ được thực hiện tiếp với đề án 911), sẽ trình Chính phủ phê duyệt vào tháng 6” và khi Đề án mới được phê duyệt sẽ có kinh phí cử những người trúng tuyển còn lại đi học.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Công thức thành công của Oxford và Cambridge

Không chỉ là hai trường đại học hàng đầu nước Anh với bề dày lịch sử và chất lượng giảng dạy, Oxford và Cambridge còn có chung rất nhiều truyền thống thú vị, độc đáo.
Phương thức học tập “1-1”

Rất hiếm các trường trên thế giới có khả năng theo đuổi phương thức một giảng viên kèm trực tiếp cho một học trò như tại Oxbridge (Oxford và Cambridge). Cả 2 trường đại học đều coi  đây là cách học tập hiệu quả nhất. Trong khi tại Oxford, cách giảng dạy này được gọi là “gia sư cá nhân” thì tại Cambridge đó là “giám sát học tập”.

Trường ĐH Oxford

Các cuộc đua thuyền

Rất nhiều trường đại học có các cuộc đua thuyền truyền thống nhưng rất ít trường đạt đến được quy mô của Oxbridge. Cuộc đua thuyền hàng năm giữa 2 trường đại học này nổi tiếng trên toàn thế giới, thu hút hàng ngàn người tới theo dõi và được truyền hình trực tiếp trên vô tuyến.

Những câu hỏi phỏng vấn kỳ quặc

Hiếm có trường đại học nào phỏng vấn những thí sinh dự thi những câu hỏi kỳ quặc và có vẻ không liên quan như Oxbridge. Ví dụ như: “Hãy kể cho tôi về một quả chuối?” “Bạn hay mơ gì nhất?”. Bạn có câu trả lời cho những câu hỏi này?

Cuộc đua thuyền hàng năm của 2 trường rất quy mô

Những môn thể thao “hiếm”

Chỉ tại 2 ngôi trường này, sinh viên mới có cơ hội tham gia những trò chơi đã “tuyệt chủng” như Fives là điển hình. Fives được coi là môn thể thao khai sinh ra rất nhiều trò chơi của hiện tại. Bạn đã từng nghe về môn thể thao này chưa? Nếu chưa, hãy thử khám phá nhé.

Ai giỏi được mặc áo xanh

Những chiếc áo đồng phục màu xanh của trường được dành riêng cho những vận động viên xuất sắc nhất trong các cuộc thi đấu hàng năm. Vì vậy, màu áo xanh đồng nghĩa với sự chiến thắng và là niềm tự hào của sinh viên Oxbridge.

Trường đại học Cambridge

Lực lượng cảnh sát riêng

Từ năm 2003, cả 2 ngôi trường này đều có lực lượng cảnh sát riêng, chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh trong toàn bộ khu vực bao quanh trường, quy mô không khác gì với một thành phố nhỏ!

Đi thi mặc quần áo sẫm màu

Không ai biết những luật lệ này có từ khi nào nhưng nếu một sinh viên Oxbridge trót mặc quần áo “sặc sỡ” vào ngày thi học kỳ thì sẽ ngay lập tức được mời về thay đồ và không được phép tham dự kỳ thi. Thông thường, sinh viên nam sẽ được yêu cầu mặc áo sơ mi trắng, comple và cà vạt đen. Sinh viên nữ diện áo sơ mi trắng với quần hoặc váy tối màu.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383