Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Mảnh đất nghèo hiếu học

Mảnh đất thuần nông hiếu học
Thôn Tân Sơn vốn có nguồn gốc từ vùng đất Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh. Năm 1897, do cuộc sống bị chèn ép cực khổ trăm phần, một bộ phận người dân vùng Tam Sơn đã chuyển cư lên lập ấp tại vùng bạt ngàn cỏ gianh là mảnh đất Tân Sơn ngày nay.
Đất lành chim đậu, người dân Tân Sơn cứ thế sinh sôi nảy nở. Mỗi một đứa bé sinh ra đã mang trong mình đức tính cần cù chịu khó, hiếu học của cha ông. Khi cách mạng nổ ra, mảnh đất này nhanh chóng là căn cứ địa cách mạng vững chắc của các đống chí Ngô Gia Tự, Hoàng Quốc Việt, Hà Thị Quế...
  
Với hơn 100 năm lịch sử, trải qua nhiều thế hệ, Tân Sơn trở thành vùng đất học, là nơi sản sinh cho đất nước biết bao thế hệ hiền tài. Thế hệ cha anh có PGS.TS Ngô Văn Hiệu, nguyên Hiệu phó Trường Cao đẳng Mẫu giáo TW; Thạc sĩ Ngô Đức Dương, công tác tại viện Nông nghiệp Việt Nam, là người tạo ra giống đỗ tương DH4 đã được ứng dụng trên toàn quốc; PTS luật học Ngô Đình Trấn hiện công tác tại Tòa án tối cao; TS Ngô Sách Vinh, công tác tại Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Bắc Giang… Ngày nay, thế hệ trẻ Tân Sơn không ngừng thi đua nhau học tập. Năm nào thôn cũng đều đặn có hàng chục em đỗ vào các trường đại học, cao đẳng; thôn chỉ chừng 400 nóc nhà mà hiện có đến 200 em đang là sinh viên học khắp cả nước.

Giáo dục là quan tâm hàng đầu, tri thức mở ra mọi cánh cửa

Tại thôn Tân Sơn, mỗi một dòng họ trong làng đều có quĩ khuyến học riêng, hàng năm trao phần thưởng cho các em là học sinh giỏi các cấp và thi đỗ vào các trường cao đẳng đại học như dòng họ Ngô Sách, Ngô Đức...
  
Những người con của Tân Sơn từ nhỏ đã được đắm mình trong sự hồn hậu của quê hương, được nuôi dưỡng, dạy dỗ nên người. Trong tâm thức của họ, dù đi đâu vẫn không quên nơi chôn rau cắt rốn. Chính họ là những người đã góp tiền tôn tạo lại các công trình đình chùa, nhà văn hóa, đường làng ngõ xóm và đóng góp trực tiếp vào các quỹ khuyến học của dòng họ.
  
Nói về sự học của vùng quê nghèo này, ông Nguyễn Sơn Hà - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Dĩnh - niềm nở chia sẻ: Những năm gần đây, xã Tân Dĩnh đã có những cố gắng vượt bậc trong công tác giáo dục. Hiện toàn xã có 3 trường học từ mầm non đến THCS. Đáng chú ý, cả 3 trường đều đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 và nhiều năm liền đạt danh hiệu lá cờ đầu trong giáo dục của huyện Lạng Giang.
Học sinh nơi chốn nghèo Tân Sơn luôn cùng nhau thi đua để có tương lai tốt đẹp
Kết thúc buổi trò chuyện, ông Hà khẳng định: Dù những khó khăn trước mắt đang hiện hữu nhưng với sự cần mẫn, nỗ lực của người dân nơi đây, chúng tôi sẽ cố gắng hết mình cho sự nghiệp giáo dục địa phương để xứng đáng danh hiệu vùng đất học với khẩu hiệu được đề ra: “Người người - nhà nhà - thôn thôn - xóm xóm thi đua học tập. Có học thì mới có tri thức, có tri thức sẽ mở ra những cánh cửa thành công”.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Trần Trọng Giễn - Giáo sư lỗi lạc của Đại học Memorial


Giáo sư Trần Trọng Giễn

Năm 1960, là sinh viên xuất sắc của Đại học Khoa Học Tự Nhiên Sài Gòn, đoạt giải thưởng Vật Lý toàn miền Nam lúc bấy giờ, chàng trai Trần Trọng Giễn lên đường di du học cao học chuyên ngành Vật Lý tại Mỹ.
Tốt nghiệp Thạc sĩ với thành tích học tập xuất sắc, Trần Trọng Giễn theo học tiếp và bảo vệ thành công luận văn Tiến sĩ Vật Lý nguyên tử, rồi sang Pháp giảng dạy tại Đại Học Bordeau. Tại Paris, Giáo sư Trần Trọng Giễn lập gia đình với bà Xuân Lan, người từng là học trò của ông. Năm 1966, Giáo sư Trần Trọng Giễn sang Canada, tham gia giảng dạy tại Đại học Memorial cho tới tận bây giờ. Vợ ông, bà Trần Giễn Lan, cũng trở thành Giáo sư ngành điều dưỡng của đại học này.
Là một giáo sư về Vật Lý lý thuyết, lĩnh vực nghiên cứu chính của Giáo sư Trần Trọng Giễn là Vật Lý nguyên tử. Chương trình nghiên cứu của ông chú trọng về tính toán, giải quyết các hiện tượng va chạm của các hạt nguyên tử (atomic collisions). Trong những năm qua, các lý thuyết ông đề ra để tính toán các va chạm nguyên tử và giải thích về các hiện tượng thiên văn học đã được các nhà nghiên cứu thế giới đánh giá cao, và được ứng dụng để thiết kế các dụng cụ cực kỳ chính xác, như những thiết bị lasers, đồng hồ điện tử (atomic clocks)..., và các dụng cụ chẩn đoán và chữa bệnh trong ngành Y.
Nhà khoa học uy tín trên thế giới
Đến nay, Giáo sư Trần Trọng Giễn đã có khoảng 200 báo cáo và công trình khoa học đựợc xuất bản trong các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới, hoặc được mời trình bày tại các hội nghị quốc tế về Vật Lý. Với những thành công trong nghiên cứu, Giáo sư Giễn thường xuyên được các đại học nổi tiếng, như Đại học Harvard, Massasschusett Institute of Technology (Mỹ), University of London (Anh), Đại học Paris (Pháp), Đại học Tokyo (Nhật)... mời đến tham gia các seminar để trao đổi ý kiến và kinh nghiệm. Các kết quả tính toán của ông rất chính xác, rất được tín nhiệm và các nhà khoa học Vật Lý nguyên tử trên thế giới thường dùng kết quả  của ông làm mẫu để so sánh với kết quả của chính mình.
Giáo sư Trần Trọng Giễn đã được Đại học Memorial phong là Giáo sư thực thụ (Full Professor) vào năm 1974. Đây là học vị cao nhất của giáo sư tại các trường đại học theo hệ thống Anh - Mỹ, cũng là học vị có uy tín chỉ dành cho một số rất ít giáo sư. Giáo sư thực thụ là người có quyền giữ công việc của mình ở trường đại học cho đến khi nào không muốn nữa mới thôi. Năm 2002, Giáo sư Giễn còn được Đại học Memorial tôn vinh trao danh hiệu Giáo sư Đại học lỗi lạc trong nghiên cứu (University Research Professor) về các đóng góp cho sự phát triển các phương pháp lý thuyết dùng trong lĩnh vực Vật Lý hạt nhân của ông. Danh hiệu Giáo sư Đại học lỗi lạc trong nghiên cứu dành để tôn vinh những nhà khoa học có nhiều công trạng khảo cứu chất lượng cao được các đồng nghiệp trên thế giới tín nhiệm, khâm phục.
Tìm cơ hội giúp giúp đỡ quê hương
Giáo sư Giễn cùng vợ - bà Trần Giễn Lan, và gia đình
Năm 1991, hai vợ chồng Giáo sư Trần Trọng Giễn trở về thăm quê hương. Đó là lần trở về Việt Nam đầu tiên sau hơn 20 năm sống xa Tổ quốc. Về nước đúng vào thời điểm đất nước đang có nhiều khó khăn, ông mãi trăn trở khi thấy mình chưa đóng góp được gì cho quê hương. Là các trí thức Việt kiều yêu nước đã thành công ở những quốc gia có nền khoa học phát triển, Giáo sư Trần Trọng Giễn cùng vợ ông đều mong muốn làm một điều gì đó cho quê nhà. Từ đó, hằng năm họ đều trở về Việt Nam để tìm hiểu và tìm cách đóng góp khả năng và chất xám của mình để giúp đất nước vượt qua những khó khăn sau chiến tranh.
Năm 1999, Giáo sư Trần Trọng Giễn đã đứng ra cùng Viện Khoa học Việt Nam tổ chức Hội nghị Vật Lý Nguyên tử quốc tế  tại Hà Nội. Với nhận xét rằng "trong giới nghiên cứu Vật Lý quốc tế nhỏ bé này mọi người đều biết về công việc của nhau", Giáo sư Trần Trọng Giễn cho biết ông hy vọng nhiều vào các công trình mà đồng nghiệp ở trong nước đang thực hiện.
"Sinh viên Việt Nam có nhiều khả năng về toán nên ngành Vật Lý lý thuyết của mình rất khá. Khi về Việt Nam, tiếp xúc với Viện Vật Lý Hà Nội và trường Đại học Khoa học tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã đưa một số người sang làm nghiên cứu sinh sau Tiến sĩ", Giáo sư Trần Trọng Giễn cho biết.
Tuy đã về hưu từ năm 2004, nhưng Giáo sư Trần Trọng Giễn vẫn tiếp tục giảng dạy và giúp đỡ các nghiên cứu sinh. Cũng như nhiều giáo sư đầu ngành xuất sắc khác của Canada, vì là người có nhiều công trình khoa học, ông được Trung tâm nghiên cứu quốc gia Canada cung cấp kinh phí hằng năm để nghiên cứu khoa học. Hàng trăm công trình nghiên cứu của Giáo sư vẫn đang được các nhà khoa học tại các trung tâm nghiên cứu hàng đầu trên thế giới, như Đại học Wayne State ở Detroit (Mỹ), áp dụng trong nghiên cứu, giảng dạy về lĩnh vực Vật lý Nguyên tử. Giáo sư Giễn đã dành nhiều học bổng Thạc sĩ, Tiến sĩ, sau Tiến sĩ để đưa những sinh viên Việt Nam sang Canada học tập với sự mong mỏi người Việt Nam tiếp thu được nhiều hơn những thành tựu mới của khoa học.
Giáo sư Trần Giễn Lan, vợ ông cũng có những "chương trình" riêng của mình. Bà thường xuyên về Việt Nam với những dự án hỗ trợ đào tạo nhân viên công tác xã hội, y tế cộng đồng và điều dưỡng - lĩnh vực chuyên môn của bà. Họ là cặp vợ chồng dường như sinh ra là để bù trừ cho nhau: một người mà niềm yêu thích lớn nhất là đắm mình trong các công trình nghiên cứu khoa học và truyền đạt kiến thức cho những thế hệ đi sau, còn một người sôi nổi với các hoạt động xã hội. Nhưng họ lại luôn có tiếng nói chung là đều muốn làm những gì tốt đẹp nhất cho quê hương.
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Bố mẹ nên làm gì khi con trượt Đại học


Không phải chỉ đỗ đại học mới có thể thành công (ảnh minh họa).


Các phụ huynh cần nghĩ thoáng rằng, con đỗ ĐH chưa chắc đã đủ năng lực để hoàn thành chương trình, học giỏi; khi ra trường cũng chưa chắc xin được công việc phù hợp. Vì thế, các phụ huynh cần có cách nhìn thực tế, biết động viên con đi các con đường khác ngoài việc học ĐH. Cha mẹ cần là điểm tựa tinh thần vững chắc cho con, hãy xem chuyện thi trượt ĐH là hết sức bình thường và coi đó là lần thử nghiệm chưa thành công.

Em Lê Minh Giang (quận 12, TP.Hồ Chí Minh) cho biết: “Nếu trượt ĐH, chắc chắn em sẽ bị cha mẹ la mắng, thất vọng và tủi thẹn với thầy cô, bạn bè. Em cảm thấy mất tự tin và không đủ nghị lực để có thể lựa chọn cho mình con đường khác”.

Bà Trần Thảo Linh - giảng viên khoa Tâm lý Trường ĐH KHXHNV (ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) cho biết, khi thí sinh biết mình trượt ĐH, các em sẽ rất buồn, thậm chí suy sụp, thất vọng về bản thân. Nếu như người thân tiếp tục “bồi” thêm sự trách mắng, các em có thể bị trầm cảm, dẫn đến các hành vi quá khích. Nhẹ thì bị chấn động tâm lý, dễ gây gổ, nổi nóng, phản ứng mạnh mẽ với mọi việc xung quanh, theo bạn bè xấu rơi vào các tệ nạn xã hội; nặng thì có thể dẫn tới hành động tự tử.

"Sĩ tử trở nên u uất, phát điên, thậm chí tự tử do trượt ĐH là do rất nhiều nguyên nhân. Một trong số đó là sự kỳ vọng quá lớn của cha mẹ đã tạo áp lực cho con” – bà Linh cho biết.

Bà Linh phân tích thêm, nếu coi kết quả thi ĐH của con là đích đến, là niềm tự hào của gia đình, thậm chí cả dòng họ, rồi chăm chăm ép con học, buộc phải thi trường này hay trường khác theo định hướng của mình, vô tình cha mẹ đã gây ra một áp lực lớn cho con, dẫn đến tình trạng xấu nếu con không đạt được kết quả như mong đợi".

Chỗ dựa cho con

Phụ huynh Lương Thanh Bình (quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh) cho biết, con anh thi ĐH chỉ đạt 20 điểm, nhưng cháu đăng ký ở một trường ĐH lớn, nên cơ hội đỗ không cao. Anh đã tìm hiểu thông tin ngành nghề mà con lựa chọn, nên khá hy vọng. Tuy nhiên, không vì thế mà trách mắng con, dù biết là cũng hơi khó để vào trường này, nhưng vợ chồng anh vẫn hy vọng.


Theo bà Linh, khi con thi trượt, cha mẹ nên gần gũi con để chia sẻ, đồng cảm; cho con một không gian thư dãn thoải mái, bầu không khí gia đình đầm ấm vui vẻ, có thể cùng con đi du lịch... Mỗi gia đình cần vạch ra cho con những viễn cảnh tốt đẹp hơn, từng bước cùng con lập kế hoạch năm mới, có thể sẵn sàng cho một kỳ thi sắp tới, cũng có thể định hướng cho con một nghề phù hợp. Đặc biệt, cha mẹ không nên tỏ thái độ như khinh rẻ, mắng nhiếc, so sánh con với những học sinh khác...
 

Hài hước với những bài văn về thần tượng

Chấm bài thi nghị luận về "mê muội thần tượng", nhóm giáo viên ở miền Trung cho biết, rất nhiều thí sinh bộc lộ tình yêu vô bờ bến với các ban nhạc, diễn viên Hàn Quốc và sẵn sàng bỏ giấy trắng vì không dám động đến thần tượng của mình. Một thí sinh khác viết: "Em thích nhất là mấy anh chị diễn viên Hàn Quốc. Bạn em cũng có rất nhiều người thích và em thấy rằng yêu thích thần tượng chả có gì sai cả nên em cũng không biết phải làm bài văn này như thế nào nữa cả".




Trong khi fan của ban nhạc SuJu viết: "Sao đề Văn lại ra như thế này nhỉ? Chúng em thần tượng và cuồng nhiệt vì những chàng trai SuJu còn hơn khối bạn nam trốn học để chơi game. Em không muốn làm tiếp bài này vì em yêu SuJu", thì nữ sinh khác bày tỏ: "Không có gì là thảm họa cả vì ban nhạc em yêu thích đều đẹp trai, dễ thương, hát hay và sành điệu. Thích là nhích thôi, sao phải suy nghĩ nhiều chứ".

Hay có em buồn bã bày tỏ: "Cô thầy ơi, chắc năm nay em trật đại học rồi. Em có thể kể cả ngày không hết với thầy cô về thần tượng của mình nhưng xin mọi người đừng nói đến từ mê muội ở đây. Hẹn gặp lại ở mùa thi năm sau. Yêu các anh, một lần và mãi mãi...".

Thậm chí, một bạn gái khi nhắc đến cầu thủ bóng đá Beckham đã thổ lộ: "Em yêu nhất là cái răng khểnh, cái đầu trọc và cái chân phải điệu nghệ của anh ấy. Một cầu thủ giỏi và đẹp trai như vậy nhưng tiếc rằng lại có vợ con sớm quá. Nếu anh ấy không có vợ con thì em chắc cũng không muốn lấy chồng nữa".

Nhưng đó chỉ là những bài văn cá biệt trong mùa thi năm nay bởi không chỉ đề cập đến các thần tượng trong lĩnh vực âm nhạc, giải trí, nhiều thí sinh cũng đã bày tỏ quan điểm bản thân về các doanh nhân, nhà quản lý nổi tiếng. Và người được lựa chọn nhiều nhất là Bill Gates, bởi các em cho rằng "mình phải luôn nỗ lực hết mình và không ngừng nghỉ để đạt được điều mình mơ ước".

Nhờ việc phân tích thần tượng của dân tộc, không ít thí sinh thi vào ĐH Huế đã được điểm cao. Theo một giáo viên chấm thi, đây là sự sáng tạo, có góc nhìn độc đáo về thuần tượng của giới trẻ, vượt ra khỏi những bài chỉ đơn thuần thần tượng về nhạc Hàn, phim Hàn… một cách chung chung.


Sau khi viết về thần tượng là chính bố, mẹ mình với những lập luận, lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục, không ít thí sinh thi ở Hà Nội đã nhấn mạnh, mê muội thần tượng là thảm họa. Đơn cử, mê muội thần tượng âm nhạc một cách quá đà dẫn đến những việc làm ngu ngốc, hao tiền tốn của như chạy đua theo những đồ dùng mà thần tượng có, hôn ghế mà thần tượng ngồi.

Còn các giáo viên chấm thi tại ĐH Đà Nẵng cho hay, không dừng lại ở việc thần tượng các ngôi sao ca nhạc, diễn viên điện ảnh, nhiều em còn thần tượng chính Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh qua thông tin trên báo đài. Nhiều em dẫn chứng những câu nói trong các cuộc đối thoại trực tiếp của vị lãnh đạo này với dân để cùng tìm ra tiếng nói chung phát triển thành phố bền vững, đáng sống...

Tuy nhiên, cũng có em thẳng thắn thừa nhận, mình không có thần tượng, không cần thần tượng mà vẫn sống tốt vì có mục tiêu, lý tưởng rõ ràng cho cuộc sống.

Về chất lượng điểm thi Văn, sau khi chấm hàng nghìn bài thi của một đại học lớn ở Hà Nội, tổ giáo viên cho biết, nhiều em được điểm 9 nhưng chưa có điểm 10. Ở Huế và Đà Nẵng cũng mới có thí sinh được điểm 9,25 và 9.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Trung Quốc: 22 tuổi được bổ nhiệm làm Giáo sư

 Sinh viên 22 tuổi được phong giáo sư ở Trung Quốc
Liu Lu được gọi là "tiểu Chen Jingrun", theo tên của nhà toán học nổi tiếng nhất Trung Quốc.
Trường đại học Nam Trung (CSU) ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam công bố trong cuộc họp báo chiều thứ ba vừa qua rằng Liu Lu đã được bổ nhiệm là giáo sư của trường đại học này, đưa Liu Lu trở thành vị giáo sư trẻ nhất ở Trung Quốc. Zhang Yaoxue, người đứng đầu CSU cho biết trường đại học sẽ là bệ phóng lớn để Liu Lu phát triển kỹ năng và tự trau dồi mình trong lĩnh vực khoa học.

“Chúng tôi muốn Liu Lu tiếp thu được kiến thức ở cả Trung Quốc và nước ngoài, nắm được những cơ hội lớn mà CSU tạo ra và mang lại cho cậu trong nghiên cứu khoa học. Chúng tôi đưa ra những quyết định như thế bởi chúng tôi muốn tạo cho những người trẻ xuất sắc cơ sở tốt nhất để cho họ hiện thực hóa giấc mơ của họ”.

Sau sự bổ nhiệm trên, Liu Lu sẽ nhận được 1 triệu Tệ (160.000 USD) phần thưởng. Một nửa cậu sẽ dùng để thực hiện các nghiên cứu khoa học, một nửa để cải thiện cuộc sống hiện nay. CSU cũng sẽ giới thiệu Liu là ứng viên cho Chương trình thanh niên quốc gia, chỉ giới hạn trong 1.000 thành viên.
 Sinh viên 22 tuổi được phong giáo sư ở Trung Quốc
Cùng với bằng chứng nhận Liu Lu nhận được phần thưởng trị giá 1 triệu tệ.

Liu Lu trở nên nổi tiếng nhờ giải được Seetapun Enigma, vấn đề toán học nổi tiếng hóc búa, được nhà toán học người Anh David Seetapun là người đầu tiên đưa ra. 3 học giả ở Học viện khoa học Trung Quốc đã đề nghị cho Liu làm tiến sỹ mà không cần phải thi. Liu Lu được đặt biệt danh là “tiểu Chen Jingrun”, theo tên của nhà toán học nổi tiếng nhất Trung Quốc.


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Quy trình phức tạp bổ nhiệm Phó giáo sư/Giáo sư tại Đại học Liège - Bỉ

Chính vì công việc chuẩn bị hồ sơ khá phức tạp, còn nhiều việc hứng thú và cần làm hơn, cho nên có những nhà khoa học suốt đời không xin chức giáo sư hay phó giáo sư mà vẫn được cộng đồng khoa học thế giới kính nể.
1. Về phương diện pháp lý, dường như chỉ có vài luật định và điều kiện :
- Môn học thiếu người dạy, cái chỗ cần tuyển dụng phải được công bố ra quảng đại quần chúng để ai cũng có thể xin đăng ký ứng cử vào chức đó - kể cả những nhà khoa học ở nước ngoài.
- Ứng viên phải hội đủ những điều kiện tối thiểu - cho chức phó giáo sư thì ít nhất phải có bằng tiến sĩ chẳng hạn.
- Đại học có quyền tự quản, tức là cho mỗi trường hợp bổ nhiệm. Phân khoa phải lập ra một ủy ban nghiên cứu hồ sơ khoa học của các ứng viên. Thành phần của Ủy ban này - ít nhất là năm người -  gồm những giáo sư cùng ngành, dĩ nhiên là họ không chuyên khoa cùng với những ứng viên vì mỗi giáo sư đều có chuyên khoa của mình, nhưng họ có khả năng phản biện và thẩm định. Hơn nữa, Ủy ban này phải hỏi ý kiến của tối thiểu là hai giáo sư chuyên khoa hàng quốc tế thuộc ngành của ứng viên, một đang làm việc tại Bỉ và một ở nước ngoài.
- Ủy ban sau khi cứu xét, phỏng vấn ứng cử viên sẽ báo cáo và đề nghị cho Phân Khoa. Thông thường thì Phân khoa chấp thuận đề nghị của Ủy ban, bầu chấp thuận một trong những ứng viên, đề nghị lên Hội đồng quản trị của Đại học phê chuẩn.
- Phó giáo sư mới sẽ được bổ nhiệm bởi một sắc lệnh do Vua ký - nước Bỉ là một quốc gia quân chủ lập hiến, Đại học Liège lại là một Đại học công lập.
2. Phải công bố ra quảng đại quần chúng nhu cầu cần một giáo sư, qua các kênh truyền thông và qua Công báo – Le Moniteur – đó là một cách đi tìm người tài.

Hơn nữa, đứng trên bình diện luật pháp, điều này bảo đảm tính công khai của sự việc, không để chỗ cho những dàn xếp nội bộ kém minh bạch và không công bằng. Cách đây vài năm trường chúng tôi đã bổ nhiệm một phó giáo sư xã hội học người Pháp, gốc Tunisia. Năm rồi, một phó giáo sư người Canada được bổ nhiệm ở Liège ở phân khoa Kỷ sư.
3. Bằng Tiến sĩ là điều kiện tối thiểu
Nếu bằng Tiến sĩ này đã được cấp ở Đại học Liège thì ứng viên phải có ít nhất một quá trình làm việc nghiên cứu ở nước ngoài. Bảo đảm chỗ đứng của Đại học trên bình diện quốc tế thì giáo sư phải là dân “quốc tế” cũng là điều hợp lý thôi.
Dĩ nhiên, sau bằng Tiến sĩ phải có ít nhất là hai năm nghiên cứu sâu nữa - post doctorat - và  phải có những bài báo khoa học. Một thí dụ : năm nay, một phó giáo sư Vật lý, người gốc Việt Nam, mới vừa được bổ nhiệm ở Liège. Nhà khoa học trẻ này có trên 30 công trình nghiên cứu đã đăng báo.
4. Ủy ban cứu xét hồ sơ các ứng viên là những người đồng hàng.
Tiếng Pháp gọi là nomination par les pairs. Việc này thể hiện tính tự lập, tự quản và dân chủ của Đại học. Truyền thống, tinh thần trách nhiệm, trung thực,... là những điều kiện cần có để bảo đảm diễn biến tốt trong phán xét của Ủy ban. Dĩ nhiên làm sao loại bỏ hoàn toàn những vị nể tình cảm giữa bạn bè hay những liên hệ về chính kiến. Nhưng Ủy ban có ít nhất là 5 thành viên, lại cộng thêm vào đó 2 ý kiến quốc tế và bổn phận phải trình với Hội đồng Phân khoa một báo cáo minh bạch có chứng cớ, ... giảm thiểu được phần nào những bất bình thường có thể xảy ra.
5. Bậc hạng giáo sư  ít nhất là 3 hạng :
Phó giáo sư hay chargé de cours.
Giáo sư   - professeur  thông thường là sau ít nhất l0 năm thâm niên.
Giáo sư thường – professeur ordinaire - cho người chủ nhiệm ngành.
Từ 5 năm nay, ở Liège không có bổ nhiệm giáo sư chủ nhiệm ngành vì từ mỗi môn độc lập với nhau chứ không nằm chung trong một “ngành”. Trong tương lai, có thể chức này sẽ bị bãi bỏ như chức giáo sư émérite - xứng danh trọn đời cho các giáo sư về hưu hồi xưa - đã bị bải bỏ cách đây gần hai mươi năm. 
Phó giáo sư được bổ nhiệm tạm thời cho 5 năm, sau đó gia hạn hay tự nguyện rời Đại học. Thủ tục gia hạn đơn giản hơn, chỉ cần hồ sơ ghi rỏ những sinh hoạt, nghiên cứu và các bài báo khoa học đã đăng trong thời gian vừa qua. Phân khoa quyết định, không cần một Ủy ban để cứu xét hồ sơ như  lần đầu.
Số giáo sư ở Đại học Liège là do luật định. Phải chờ một giáo sư tại chức về hưu hay rời Đại học mới được bổ nhiệm một phó giáo sư khác lên hàng giáo sư.
Bên cạnh đó, cũng dạy Đại học nhưng có những chức như giảng sư - maitre de conférences, giáo sư không chính qui professeur extraordinaire, giáo sư thỉnh giảng - professeur invité thông thường là không có lương mà chỉ có thù lao.
6. Giáo sư Đại học là một nghề, một chức danh hay một chức vụ?
Cách đây 30 năm, chức giáo sư Đại học ở Bỉ rất là danh giá nhưng hiện thời, cái “tiếng thơm” của chức này không còn to như thế nữa.
Một giáo sư Đại học có ít nhất là ba công việc: Giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng.
Tức là công việc rất nặng nề, đi sớm về trễ, làm việc trong ngày lễ, ngày nghỉ. Không có luật nào bắt buộc số giờ tối thiểu phải làm nhưng bổn phận của một giáo sư Đại học thông thường là để “trả lời những chờ đợi của người chung quanh” - đó gần như là định nghĩa không thành văn của tự do đại học – liberté académique – không ai ra lệnh hay kiểm soát nhưng học trò chờ đợi bài giảng tốt, nghiên cứu sinh cần được giúp đở, một Đại học khác mời đi làm séminaire, một hội hè gì đó cần một thuyết trình giáo dục có tính quảng đại quần chúng, sinh hoạt của các Hội khoa học, ... Đó là chưa kể đến những nghiên cứu tìm tòi của riêng bản thân mà mình đam mê và vẫn theo đuổi tiếp tục làm ... ngoài giờ . Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Chuyện làm thêm của sinh viên ở Đà Nẵng

Làm thêm là chuyện rất bình thường đối với sinh viên (SV), thế nhưng chưa bao giờ việc làm thêm lại “nóng” như hiện nay. Sau Tết, giá cả leo thang khiến không ít SV phải chạy vạy tìm việc làm thêm để chống chọi với cơn bão giá. 
Vừa treo tấm bảng tuyến nhân viên chưa đầy 3 giờ đồng hồ, chủ quán café trên đường Tôn Đức Thắng (gần trường ĐH Sư phạm, TP Đà Nẵng) đã phải cất tấm biển vì đã tuyến đủ nhân viên. Chủ quán café này cho biết: “Vì lượng SV đến xin việc quá đông nên chỉ trong chốc lát chúng tôi đã tuyển đủ, hầu hết là những SV trước đây đã từng làm nhân viên cho quán”.
Hoa - sinh viên ĐH Sư phạm (Đà Nẵng) may mắn tìm được việc làm nhân viên phục vụ tại quán cafe đối diện cổng trường.
Tất tả đạp xe từ Trường ĐH Sư phạm xuống quận Hải Châu (TP Đà Nẵng) xin làm cho một quán bún trên đường Hùng Vương, SV Nguyễn Thị Thanh, khoa Tiểu học mặt nhăn nhó: “Lúc sáng vừa nghe đứa bạn cùng lớp nói quán đang tuyển nhân viên, mình đạp xe chạy một mạch xuống đến nơi chưa kịp chào hỏi thì bà chủ lắc đầu kêu đủ người rồi”. Thanh cho biết mình đã chạy tìm việc từ 3 ngày trước đến nay nhưng vẫn không thể tìm được việc làm, ban đầu chỉ tìm những việc gần trường nhưng giờ bất kể chỗ nào cũng vẫn không được.
Hai nữ sinh viên trường CĐ KTKH Đà Nẵng bán dầy dép thuê tại chợ Hòa Khánh (TP Đà Nẵng).
Để tiết kiệm công sức đi tìm việc nhiều SV lân la cả ngày trên mạng vẫn không tìm được việc. Duy Khang, SV khoa Điện tử viễn thông trường ĐHBK (Đà Nẵng) cho biết: “Học về công nghệ thông tin, muốn làm một công việc liên quan đến vi tính nhưng lân la mãi cả tuần trên mạng vẫn không tìm được, khi có gọi điện đến người ta lại bảo đủ rồi, không thì cũng ý này ý kia để từ chối vì không tin năng lực của SV”.
Tại TP Đà Nẵng, nhiều trung tâm gia sư dán biển, phát tờ rơi, đăng tin nhan nhản khắp các trường ĐH nhưng khi SV đến tìm việc thì chỉ nhận được những cái lắc đầu. Nguyễn Thanh Nhàn, SV khoa Toán ĐHSP, phàn nàn: “Mình theo tờ rơi quảng cáo phát trước cổng trường của một trung tâm gia sư ở đường Trần Cao Vân, nhưng khi đến thì trung tâm này bảo hiện đã hết suất dạy và bảo chờ đến lúc nào có sẽ gọi”.
Thông báo tuyển dụng được dán khắp nơi nhưng sinh viên vẫn khó tìm được việc.
Thu nhập làm thêm ít ỏi nhưng nhiều SV vẫn phải đi làm thêm vì không dám xin thêm bố mẹ. Bạn Trần Thị Hồng, SV Trường CĐ Kinh tế - kế hoạch cho biết: “Làm từ 17 giờ đến 22 giờ cho một quán café trên đường Nguyễn Lương Bằng, mỗi tháng mình nhận được 650.000 đồng. Vậy nhưng ông chủ chỉ trả 80% để giữ lại tháng sau trả vì sợ mình nghỉ việc tuyển nhân viên mới lại mất thời gian đào tạo”.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383