Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012
'Du học tại chỗ chất lượng tương đương quốc tế'
Hơn 500 câu hỏi độc giả đặt ra cho ông Chris Jeffery, Giám đốc Học vụ British University Vietnam; nguyên thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trần Xuân Nhĩ và em Nguyễn Ngọc Yến Nga (sinh viên BUV năm 1, chuyên ngành Quản trị Marketing trong buổi tư vấn tuyển sinh du học tại chỗ ngành kinh tế, chiều 17/7. Khẳng định thành công phụ thuộc vào sự nỗ lực của bản thân mỗi người song cả 3 vị khách mời cho rằng cơ hội việc làm đối với các du học sinh lớn hơn những sinh viên không có cơ hội tiếp xúc với kiến thức ngoại. Đồng thời, du học tại chỗ ở Việt Nam, chất lượng cũng không hề kém so với việc du học nước ngoài.
- Chào ông Chris Jeffery, ông có thể giới thiệu đôi nét về chương trình học đại học du học tại chỗ của trường mình? Các chương trình này giống và khác như thế nào các trường đại học khối học kinh tế của Việt Nam (Quân Ngọc, 16 tuổi, Hà Nội)
- Ông Chris Jeffery, Giám đốc Học vụ British University Vietnam: Bằng cấp, chương trình học của các em là của Anh, giống hệt như khi bạn du học bên Anh. Giáo dục và bằng cấp của Anh chú trọng cả kiến thức và kỹ năng. Đại học Anh Quốc Việt Nam chuẩn bị các kỹ năng cần thiết cho các em.
Về cơ bản, các chương trình này rất giống nhau vì cùng cung cấp các bằng cấp về kinh tế. Tuy nhiên, theo tôi, điều khác biệt là tại BUV, 100% chương trình học bằng tiếng Anh với giảng viên quốc tế. Ngoài ra, chương trình học của chúng tôi được xây dựng dựa trên các kỹ năng cần thiết cho sinh viên đi làm sau này.
- Cháu chào bác Nhĩ, cho cháu hỏi ạ, các cháu của bác có ai tham gia khóa học du học tại chỗ không ạ? Bác có nhận xét gì về kết quả học và phương pháp dạy của hình thức này? (Hạnh Lan, 29 tuổi, Hà Nội).
- PGS TS Trần Xuân Nhĩ: Bác cám ơn câu hỏi của cháu. Hiện các cháu của bác còn nhỏ nên chưa có cháu nào đi du học. Theo bác, việc du học tại chỗ là xu thế của nhiều nước đặc biệt là các nước đang phát triển. Các nước bác đi qua như Singapore, Malaysia... đã triển khai thành công mô hình du học tại chỗ. Việc tổ chức du học tại chỗ có khá nhiều lợi ích.
Về mặt kinh phí thì du học tại chỗ sẽ rẻ hơn nhiều so với du học nước ngoài. Học phí các trường khác nhau, nhưng du học tại chỗ có thể rẻ từ một phần ba so với ra nước ngoài. Du học tại chỗ đảm bảo chương trình đào tạo, môi trường học tập như ở nước ngoài. Ngoài ra bạn không phải xa gia đình, không bị sốc văn hóa hoặc bị lôi kéo vào môi trường không tốt khi sống xa gia đình.
- Chị Nga ơi, em rất thích học ngoại ngữ và có ấp ủ giấc mơ du học. Vậy em phải làm gì để tăng khả năng ngoại ngữ? (Vân Hạnh, 18 tuổi, Hà Nội)
- Nguyễn Ngọc Yến Nga (sinh viên BUV năm 1, chuyên ngành Quản trị Marketing): Để tăng cường khả năng ngoại ngữ và giao tiếp để giúp em theo đuổi giấc mơ du học, bạn cần có một chiến lược riêng của mình dựa vào điểm mạnh và yếu của bản thân và đặt ra một mục tiêu thực tế trong một khoảng thời gian cụ thể.
Ví dụ như ngữ pháp có thể học trên lớp, còn kỹ năng nghe, bạn có thể tự rèn luyện bằng cách nghe các chương trình nước ngoài như BBC, TED.com. Ngoài ra, bạn còn có thể tham gia ở các câu lạc bộ ngoại ngữ tại trường hoặc các trung tâm văn hóa.
Để du học nước ngoài hay du học tại chỗ, em đều cần phải đạt được đủ tiêu chuẩn đầu vào về tiếng Anh. Ngoài ra, tùy thuộc vào yêu cầu tuyển sinh của từng trường, họ sẽ cần tiêu chí đặc biệt theo chuyên ngành bạn lựa chọn.
- Chào bác Nhĩ, chúc bác sức khỏe và xin hỏi bác một câu: Nhiều người quan niệm học một ngày Tây hơn học mười ngày ta, quan điểm của bác về điều này như thế nào? (Minh Kha, 33 tuổi, Hà Nội)
- PGS TS Trần Xuân Nhĩ: Theo bác quan niệm như vậy không đúng. Còn tùy vào việc học của bản thân. Nếu ở Tây, bạn không chăm chỉ học tập thì cũng khó có thể thu được kết quả. Còn ở ta nếu bạn chịu khó học tập thì vẫn có thể thu được kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên, đối với việc học ngoại ngữ nếu bạn ở nước ngoài thì môi trường sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh hơn. Ở ta bạn có thể chọn môi trường du học tại chỗ, vì tại đây bạn hoàn toàn tiếp xúc và học tập bằng tiếng Anh. Điều này sẽ giúp bạn tiến bộ như môi trường học ở nước ngoài.
- Thưa ông Chris Jeffery, anh cháu từng du học nước ngoài về với tấm bằng đỏ nhưng trầy chật để xin việc. Du học nước ngoài xin việc còn khó, vậy du học tại chỗ đồng nghĩa với chuyện xin việc khó khăn hơn nữa? Nhà trường có tạo điều kiện việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp? (Quảng An, 17 tuổi, Hà Nội).
- Ông Chris Jeffery: Một tấm bằng không phải là điều quan trọng nhất để bạn có được một công việc. Điều quan trọng hơn là kiến thức và kỹ năng bạn được trang bị. Để kiếm được công việc rất khó, đặc biệt kiếm được công việc tốt lại còn khó hơn nữa. Để làm được việc đó, bạn cần trang bị cho mình những công cụ để giúp mình thành công. Tại BUV, những chương trình đang giảng dạy được công nhận trên toàn thế giới (được trường Đại học London và Staffordshire kiểm soát chất lượng và cấp bằng). Chúng tôi có những mối quan hệ với các công ty lớn. Do đó, sinh viên có cơ hội thực tập tại những nơi này ngay từ năm thứ nhất.
- Xin chào bác Nhĩ, nhìn vào thực trạng ngành giáo dục hiện nay của Việt Nam, bác có nhận xét gì khi có ý kiến cho rằng các trường cứ đua mọc ra nhưng nhiều trẻ em không có điều kiện học tập. Vì thế vẫn có cảnh trường quá tải, trường lại thiếu học sinh? (Mạnh Hà, 33 tuổi, Hà Nội.).
- PGS TS Trần Xuân Nhĩ: Hiện, cả nước ta có hơn 400 trường đại học, cao đẳng trong đó có khoảng 20% là trường công lập. Hằng năm, nhà nước tổ chức kỳ thi tuyển sinh khoảng 500 ngàn học sinh trong khi đó có hàng triệu học sinh tốt nghiệp bậc phổ thông. Do vậy, số học sinh không vào được cao đẳng và đại học là tất yếu. Những học sinh này có thể vào học các trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề chứ không nhất thiết phải vào đại học. Thêm vào đó, Bộ giáo dục vẫn có chủ trương liên thông bậc đại học, nên học sinh vẫn có cơ hội học tiếp lên cao hơn.
- Thưa ông Chris, tôi muốn hỏi trình độ tiếng Anh của trường sẽ theo tiêu chuẩn như thế nào? Nếu không đủ tiêu chuẩn tôi sẽ phải thi đầu vào theo hình thức gì để được tuyển sinh vào BUV? (Vân Hương, 30 tuổi Hà Nội).
- Ông Christopher Jeffery: Trình độ tiếng Anh đầu vào British University Vietnam theo chuẩn IELTS là 6.0 ( không kỹ năng nào dưới 5.5). Trong trường hợp chưa đạt điểm IELTS, học sinh có thể tham gia thi kiểm tra tiếng Anh đầu vào và phát triển khả năng tiếng Anh sau khi nhập học Dự bị đại học tại BUV. BUV tổ chức kiểm tra trình độ tiếng Anh cho học sinh vào chiều thứ hai hàng tuần.
- Xin ông Chris Jeffery cho biết điểm mạnh của trường British University Việt Nam so với các trường khác cùng lĩnh vực, khối ngành? (Minh Hạnh, 17 tuổi, Hà Nội)
- Ông Chris Jeffery: Theo tôi, mỗi trường có những ưu điểm riêng. Tuy nhiên, BUV chuyên về chuyên ngành kinh tế và tài chính. Đặc biệt, chương trình của chúng tôi đang giảng dạy được chuẩn hóa và cấp bằng quốc tế. Sinh viên Việt Nam khi theo học BUV có được kiến thức chuẩn quốc tế, đồng thời áp dụng linh hoạt vào môi trường kinh doanh châu Á và Việt Nam.
- Kính gửi bác Nhĩ, bác cho cháu hỏi: Cá nhân bác ủng hộ hình thức học nào? Du học (trong nước và nước ngoài) hay học truyền thống - trường công lập bình thường? (Quảng Ninh, 30 tuổi, TP HCM)
- PGS TS Trần Xuân Nhĩ: Theo bác, thì việc học trong nước, du học hay du học tại chỗ tuy thuộc vào bản thân bạn và kinh tế gia đình. Việc du học tại chỗ hiện khá thuận lợi với một số gia đình có mức thu nhập vừa phải, trong khi bằng cấp nhận được tương đương với du học. Bạn có thể học được một số kiến thức mà các chương trình đào tạo trong nước còn hạn chế.
- Thưa ông Chris Jeffery, cháu muốn hỏi, một khóa học kéo dài bao lâu. Trong quá trình học, cháu có được đi nước ngoài để thực hành, cụ thể là sang Mỹ. Xin cảm ơn ông (Toản Hoàng, 17 tuổi, TP HCM).
- Ông Chris Jeffery: Bằng cấp của Anh thông thường là 3 năm. Phụ thuộc vào trình độ tiếng Anh và bằng cấp, bạn có thể phải học thêm các khóa tiếng Anh và dự bị đại học trước khi vào học chính thức. Việc thực tập tại nước ngoài rất khó vì phụ thuộc vào visa đi làm của các bạn. Tuy nhiên, bằng cấp Anh tại BUV mở ra cánh cửa để bạn có thể dễ dàng đạt được nguyện vọng. Trong quá trình học tại BUV, bạn có thể được học tại nước ngoài và thực tập tại các công ty quốc tế.
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm gia su su pham và gia su ly và gia su tieng trung
Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn
Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568
Mr Quỳnh 0902 898 383
Nhiều đại học sắp công bố điểm
Chiều 18/7, trao đổi với VnExpress.net, hiệu phó ĐH Quảng Nam Huỳnh Trọng Dương cho biết, trường đã hoàn thiện chấm thi, dự kiến chiều 19/7 sẽ công bố điểm. Môn Toán khối A điểm không cao, điểm chuẩn sẽ tương đương năm ngoái.
Bà Trịnh Thị Thúy Giang, Trưởng phòng Chính trị công tác HSSV ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho hay, trường bắt đầu chấm bài thi từ 11/7 nên ngày 20/7 sẽ hoàn tất và công bố điểm thi.
ĐH Ngoại thương đã chấm xong các môn tự luận. Trưởng phòng Đào tạo Lê Thị Thu Thủy cho biết, cuối tuần này sẽ công bố điểm thi. Kết quả ban đầu cho thấy, đã có điểm 10 môn Toán khối A, còn các môn trắc nghiệm trường nhờ Cục Khảo thí (Bộ GD&ĐT) chấm nên chưa có kết quả.
Thí sinh sau giờ thi tuyển sinh 2012. Ảnh: Hoàng Hà.
Trưởng phòng Đào tạo ĐH Bách khoa Hà Nội Hoàng Minh Sơn cho hay, trường đã chấm xong các môn trắc nghiệm, riêng môn Toán mới chấm xong 30%. Dù số bài chấm đã gần được 1/3, song các giám thị cho biết mới có một điểm 9,75 môn Toán, chưa có điểm 10.
"Toán khối D chúng tôi sẽ chấm sau khi hoàn thiện khối A. Dự kiến, cuối tháng ĐH Bách khoa Hà Nội mới công bố điểm thi", ông Sơn nói.
Trong khi Trưởng phòng Đào tạo ĐH Kinh tế Quốc dân Nguyễn Quang Dong cho hay, trường đã chấm được khoảng 50% và sẽ công bố điểm vào ngày 25/7 thì ĐH Xây dựng, Điện lực, Đại Nam cũng cho biết sẽ công bố điểm vào giữa tuần sau (ngày 24-26/7).
Các trường phía Nam cũng đang hoàn thiện chấm thi. Theo thầy Trương Hồng Khánh, Trưởng phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng ĐH Kinh tế TP HCM, trường đã chấm được 2/3 số bài thi của gần 14.000 thí sinh. Điểm Toán có sự phân hóa rõ nét hơn và cũng nhỉnh hơn so với những năm trước. Đặc biệt, trường đã có hơn chục bài thi đạt điểm tuyệt đối, bài thi bị điểm 0 vẫn còn nhưng rất ít.
"Mức điểm từ trung bình đến khá chiếm khoảng 75%. Dự kiến, điểm chuẩn năm nay có thể bằng hoặc cao hơn năm ngoái 0,5 điểm", ông Khánh chia sẻ.
Tương tự, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Khoa học tự nhiên TP HCM Nguyễn Kim Quang cho biết, trường đã chấm gần xong bài thi khối A và A1. Kết quả cho thấy có sự phân hóa không đều, cũng có điểm cao điểm thấp, nhưng đa phần là điểm trung bình. Hiện cũng đã có điểm 10 ở môn Toán khối A.
"Đề thi những năm gần đây khó hơn trước nhiều nên các em đạt được mức điểm như vậy cũng là thí sinh có học lực khá", ông Quang chia sẻ.
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoa và Gia sư toán và gia sư tiếng anh
Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn
Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568
Mr Quỳnh 0902 898 383
Lớp học Mini MBA: Giải pháp cho CEO thời khủng hoảng
Thị trường chứng khoán rơi vào suy thoái, khủng hoảng nhà đất, lạm phát tăng cao, nền kinh tế vĩ mô bất ổn…, nhiều nhà doanh nhân đã chuyển hướng sang đầu tư vào tri thức để hạn chế rủi ro và sẵn sàng đón nhận cơ hội khi nền kinh tế phục hồi.
PGS. TS Trương Gia Bình - Trưởng Khoa QTKD (HSB) - ĐHQGHN chia sẻ về nắm bắt cơ hội
PGS. TS Trương Gia Bình - Trưởng Khoa QTKD (HSB) - ĐHQGHN chia sẻ về nắm bắt cơ hội trong khủng hoảng tại chương trình Mini MBA.
Khủng hoảng toàn cầu kéo dài đã đe dọa tới sự ổn định của nền kinh tế và đặt sức ép không nhỏ cho những nhà lãnh đạo. Đối mặt với tình hình này rất nhiều doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng giải thể, phá sản. Có nhiều nguyên nhân gây lên sự khó khăn của các nhà doanh nghiệp, có thể các nhà quản trị gặp vấn đề trong chiến lược kinh doanh, cũng có thể họ chưa hiểu đúng về tư duy quản trị hoặc chính năng lực lãnh đạo trong khủng hoảng của các nhà doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.
“Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang gặp phải hai rủi ro lớn. Thứ nhất là rủi ro hệ thống, nó phụ thuộc cả vào vĩ mô Việt Nam và trên thế giới. Thứ hai là rủi ro phi hệ thống, rủi ro vì năng lực quản trị của từng doanh nghiệp không đạt chuẩn cho nên các doanh nghiệp khác không ảnh hưởng mà mình gặp vấn đề. Trong tình hình này, các doanh nghiệp phải tiếp cận nhanh chóng với tình hình vĩ mô để đưa ra chiến lược phù hợp. Sau khi có chiến lược để giảm thiểu rủi ro thứ nhất thì doanh nghiệp phải tái cấu trúc bộ máy, quy trình, nhân sự, chi phí… để nâng cao khả năng thích nghi trong thời khủng hoảng” - thầy Lê Thẩm Dương, Trưởng Khoa QTKD - Trường ĐH Ngân Hàng TP.HCM, giảng viên của Chương trình Mini MBA – Viện QTKD (FSB) chia sẻ.
Đối với các doanh nhân, các nhà quản lý, thời gian còn quý hơn vàng. Trong khi sự thay đổi của môi trường kinh doanh, suy thoái kinh tế, xu hướng toàn cầu hóa rồi những tiến bộ công nghệ… đòi hỏi họ phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mới. Chương trình Mini MBA được triển khai bởi Khoa QTKD (HSB) - ĐHQGHN và Viện QTKD (FSB) - Trường Đại học FPT đã ra đời nhằm tháo gỡ những trở ngại này.
Hình thành trong tâm điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu (năm 2009), chương trình Mini MBA đã đào tạo hơn 30 khóa học cho hơn 1.000 cán bộ quản lý cấp cao của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Tập đoàn điện lực Việt Nam, Công ty Xi Măng Hải Phòng, Tập đoàn FPT, Viễn Thông Hà Nội…
Học viên thảo luận nhóm để tìm giải pháp cho doanh nghiệp trong suy thoái kinh tế.
Học viên thảo luận nhóm để tìm giải pháp cho doanh nghiệp trong suy thoái kinh tế.
Mini MBA được thiết kế đặc biệt dành cho những nhà quản lý tại các doanh nghiệp Việt Nam và những ứng viên cho chức vụ lãnh đạo trong tương lai, với thời gian rút gọn còn 3 tháng gồm 38 buổi học, trong đó, chắt lọc những kiến thức cơ bản, tinh túy nhất của chương trình MBA. Giáo trình của Mini MBA dựa trên nền tảng giáo trình được cập nhật mới nhất của trường Kellogg và UC Berkeley - đây là trường nằm trong top 10 trường đào tạo QTKD danh tiếng nhất của Mỹ.
Với 3 mô-đun chuyên biệt về Tư duy mới trong quản trị - Chiến lược - Năng lực lãnh đạo, 12 chuyên đề hấp dẫn với những kiến thức cập nhật, phong phú, nhiều hội thảo với cơ hội gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm cùng các chuyên gia kinh tế và các CEO thành đạt, Mini MBA là một trải nghiệm tuyệt vời cho những nhà quản trị, các giám đốc điều hành tiềm năng trong tương lai.
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thương và Gia sư toán và gia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thương và Gia sư toán và gia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383
Đề án kết nối đất liền biển đảo giành học bổng 80.000 USD
Đề án dự thi của Tùng được đánh giá cao về tính thực tế và thời sự.
Theo quy định của BGK, mỗi thí sinh sẽ phải nộp một đề tài dự định nghiên cứu ở bậc Thạc sĩ kèm theo hồ sơ xin học bổng. Tùng đã không đắn đo suy nghĩ quyết định lựa chọn đề tài mang tính cộng đồng cao và ý nghĩa nhân văn sâu sắc liên quan đến biển đảo của Tổ quốc.
Xuất phát từ sự đồng cảm với những khó khăn của ngư dân trong việc tiếp nhận thông tin khi đánh bắt xa bờ, cùng những thiệt hại về người và của trong các trận bão biển, Tùng ấp ủ trong đầu ước muốn tạo ra một cầu nối giúp gắn kết chặt chẽ đất liền với các vùng biển đảo của đất nước. Từ những băn khoăn trăn trở đó, Tùng đã cùng các bạn bắt tay thực hiện đề tài xây dựng hệ thống truyền tin từ các trạm đất liền ra các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam trên biển Đông.
Nếu như ở các hệ thống hiện hành, việc truyền tin hoàn toàn dựa trên bộ đàm, dẫn đến khả năng bị nhiễu thông tin rất cao và không thể truyền ra xa bờ được, thì hệ thống mới trong đề án Tùng thực hiện đã ứng dụng công nghệ mã hóa tín hiệu số thành âm thanh và ngược lại để tin tức có thể được truyền đi thông suốt, ổn định.
Với đề tài lớn này, trước khi hoàn thiện thêm để nộp cùng hồ sơ học bổng Panasonic, Tùng đã cùng nhóm bạn của mình thực hiện và giành giải Nhì của cuộc thi Imagine Cup 2012 do Microsoft tổ chức, cũng như bảo vệ xuất sắc đồ án tốt nghiệp của mình. Cũng nhờ vậy, nộp hồ sơ thi học bổng, Tùng có thêm nhiều phần tự tin.
Dù đề án xây dựng hệ thống truyền tin trên biển không phải là một đề tài dễ dàng để thuyết phục Hội đồng xét duyệt học bổng, nhưng với lợi thế của một sinh viên được trang bị nền tảng kiến thức tốt cùng khả năng ngoại ngữ cũng như vốn hiểu biết về văn hóa, con người Nhật Bản, sự tự tin, niềm đam mê theo đuổi đến cùng dự án, Tùng đã xuất sắc bảo vệ thành công đề tài và thuyết phục được các thành viên hội đồng cấp học bổng cho mình sang Nhật tiếp tục học tập, nghiên cứu.
Cơ hội học từ những chuyến đi
Trong suốt bốn năm theo học tại ĐH FPT, Tùng chưa bao giờ bỏ lỡ một cơ hội nào để mở rộng vốn hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm và làm dày thêm CV của mình. Chính điều này đã trở thành "vũ khí" lợi hại giúp Tùng chiến thắng trong vòng phỏng vấn quyết định cuối cùng và ghi điểm cộng để giành học bổng.
Trong 2 lần đặt chân sang Nhật Bản để học tập theo chương trình hợp tác quốc tế của ĐH FPT, Tùng đã tận dụng để học và trải nghiệm tác phong làm việc nghiêm túc của người Nhật từ trang phục khi phỏng vấn đến vị trí ngồi trong phòng họp... Tùng cũng trực tiếp đi tham quan các nhà máy và tận mắt kiểm chứng những nguyên tắc làm việc khoa học mà cậu từng biết đến thông qua lớp học về quy trình sản xuất, quản lý chất lượng mà Nhật Bản áp dụng.
Tùng cũng tận dụng hết sức kỳ thực tập bắt buộc theo yêu cầu dành cho mọi sinh viên năm thứ ba của ĐH FPT tại FPT Software để trau dồi thêm chuyên môn. Những công cụ lập kế hoạch, quản trị dự án học được ở trường và trong quá trình thực tập ở công ty FPT Software được cậu sử dụng để lập bản định hướng chi tiết, tỉ mỉ nộp cùng hồ sơ, nhằm chứng minh cho Hội đồng xét duyệt học bổng thấy sự quyết tâm và sự chuẩn bị chu đáo - điều người Nhật thật sự coi trọng.
Ngay cả khi còn chưa kịp nhận tấm bằng tốt nghiệp đại học hay ăn mừng chiến thắng suất học bổng 80.000 USD, Tùng vẫn cần mẫn hàng ngày đi làm tại một công ty lập trình nước ngoài để tích lũy thêm kinh nghiệm.
Bí quyết giúp Tùng luôn có nguồn năng lượng dồi dào để làm việc không biết mệt mỏi đơn giản chỉ là luôn tập trung cao độ vào những thứ mình thấy thích và học tập thật chăm chỉ.
Tùng cho biết, sau hai năm theo học Thạc sĩ tại Nhật, Tùng nhất định sẽ quay trở về Việt Nam để mang sức trẻ, trí tuệ trẻ đóng góp vào việc xây dựng và phát triển đất nước. Trước mắt, gần nhất là Tùng trông đợi vào việc đề án của cậu trở thành hiện thực, để thông tin trên mọi vùng biển đảo của Tổ quốc được nối liền thông suốt.
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạm và Gia sư lý và gia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383
Tạ Đức Tùng - Tân chủ nhân học bổng Panasonic 2013.
Dự án gắn kết đất liền - biển đảoTheo quy định của BGK, mỗi thí sinh sẽ phải nộp một đề tài dự định nghiên cứu ở bậc Thạc sĩ kèm theo hồ sơ xin học bổng. Tùng đã không đắn đo suy nghĩ quyết định lựa chọn đề tài mang tính cộng đồng cao và ý nghĩa nhân văn sâu sắc liên quan đến biển đảo của Tổ quốc.
Xuất phát từ sự đồng cảm với những khó khăn của ngư dân trong việc tiếp nhận thông tin khi đánh bắt xa bờ, cùng những thiệt hại về người và của trong các trận bão biển, Tùng ấp ủ trong đầu ước muốn tạo ra một cầu nối giúp gắn kết chặt chẽ đất liền với các vùng biển đảo của đất nước. Từ những băn khoăn trăn trở đó, Tùng đã cùng các bạn bắt tay thực hiện đề tài xây dựng hệ thống truyền tin từ các trạm đất liền ra các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam trên biển Đông.
Nếu như ở các hệ thống hiện hành, việc truyền tin hoàn toàn dựa trên bộ đàm, dẫn đến khả năng bị nhiễu thông tin rất cao và không thể truyền ra xa bờ được, thì hệ thống mới trong đề án Tùng thực hiện đã ứng dụng công nghệ mã hóa tín hiệu số thành âm thanh và ngược lại để tin tức có thể được truyền đi thông suốt, ổn định.
Với đề tài lớn này, trước khi hoàn thiện thêm để nộp cùng hồ sơ học bổng Panasonic, Tùng đã cùng nhóm bạn của mình thực hiện và giành giải Nhì của cuộc thi Imagine Cup 2012 do Microsoft tổ chức, cũng như bảo vệ xuất sắc đồ án tốt nghiệp của mình. Cũng nhờ vậy, nộp hồ sơ thi học bổng, Tùng có thêm nhiều phần tự tin.
Dù đề án xây dựng hệ thống truyền tin trên biển không phải là một đề tài dễ dàng để thuyết phục Hội đồng xét duyệt học bổng, nhưng với lợi thế của một sinh viên được trang bị nền tảng kiến thức tốt cùng khả năng ngoại ngữ cũng như vốn hiểu biết về văn hóa, con người Nhật Bản, sự tự tin, niềm đam mê theo đuổi đến cùng dự án, Tùng đã xuất sắc bảo vệ thành công đề tài và thuyết phục được các thành viên hội đồng cấp học bổng cho mình sang Nhật tiếp tục học tập, nghiên cứu.
Cơ hội học từ những chuyến đi
Trong suốt bốn năm theo học tại ĐH FPT, Tùng chưa bao giờ bỏ lỡ một cơ hội nào để mở rộng vốn hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm và làm dày thêm CV của mình. Chính điều này đã trở thành "vũ khí" lợi hại giúp Tùng chiến thắng trong vòng phỏng vấn quyết định cuối cùng và ghi điểm cộng để giành học bổng.
Trong 2 lần đặt chân sang Nhật Bản để học tập theo chương trình hợp tác quốc tế của ĐH FPT, Tùng đã tận dụng để học và trải nghiệm tác phong làm việc nghiêm túc của người Nhật từ trang phục khi phỏng vấn đến vị trí ngồi trong phòng họp... Tùng cũng trực tiếp đi tham quan các nhà máy và tận mắt kiểm chứng những nguyên tắc làm việc khoa học mà cậu từng biết đến thông qua lớp học về quy trình sản xuất, quản lý chất lượng mà Nhật Bản áp dụng.
Tùng cũng tận dụng hết sức kỳ thực tập bắt buộc theo yêu cầu dành cho mọi sinh viên năm thứ ba của ĐH FPT tại FPT Software để trau dồi thêm chuyên môn. Những công cụ lập kế hoạch, quản trị dự án học được ở trường và trong quá trình thực tập ở công ty FPT Software được cậu sử dụng để lập bản định hướng chi tiết, tỉ mỉ nộp cùng hồ sơ, nhằm chứng minh cho Hội đồng xét duyệt học bổng thấy sự quyết tâm và sự chuẩn bị chu đáo - điều người Nhật thật sự coi trọng.
Ngay cả khi còn chưa kịp nhận tấm bằng tốt nghiệp đại học hay ăn mừng chiến thắng suất học bổng 80.000 USD, Tùng vẫn cần mẫn hàng ngày đi làm tại một công ty lập trình nước ngoài để tích lũy thêm kinh nghiệm.
Bí quyết giúp Tùng luôn có nguồn năng lượng dồi dào để làm việc không biết mệt mỏi đơn giản chỉ là luôn tập trung cao độ vào những thứ mình thấy thích và học tập thật chăm chỉ.
Tùng cho biết, sau hai năm theo học Thạc sĩ tại Nhật, Tùng nhất định sẽ quay trở về Việt Nam để mang sức trẻ, trí tuệ trẻ đóng góp vào việc xây dựng và phát triển đất nước. Trước mắt, gần nhất là Tùng trông đợi vào việc đề án của cậu trở thành hiện thực, để thông tin trên mọi vùng biển đảo của Tổ quốc được nối liền thông suốt.
Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạm và Gia sư lý và gia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383
ĐH Tiền Giang: Điểm khối C khả quan hơn năm trước
Thông
tin trên được lãnh đạo nhà trường báo cáo với đoàn công tác của Bộ
GD-ĐT do Thứ trưởng Bùi Văn Ga dẫn đầu kiểm tra chấm thi tại trường vào
sáng ngày 18/7.
Báo
cáo với đoàn công tác, lãnh đạo Trường ĐH Tiền Giang cho biết, nhà
trường cho tổ chức chấm thi các môn tự luận từ ngày 12/7.
Theo
thống kê của trường, tính đến hết ngày 17/7, đối với khối C, trường đã
chấm trên 90 bài môn Văn, có 18 bài đạt điểm 5 trở lên (tỷ lệ 20%); môn
Lịch sử cũng đã chấm gần 90 bài, có 9 bài điểm 5 trở lên (tỷ lệ 11%) và
môn Địa lý có khoảng 17 bài từ 5 điểm trở lên (tỷ lệ khoảng 28%).
Đối
với môn Văn khối D, mức điểm từ 5 trở lên chiếm trên 18%. Còn môn Toán
khối A, qua thống kê ban đầu, mức điểm từ 5 trở lên chỉ khoảng gần 2%.
Lãnh
đạo Trường ĐH Tiền Giang đánh giá, nhìn chung khối C năm nay có phổ
điểm trung bình cao hơn năm trước rất nhiều. Dự kiến năm nay trường sẽ
tuyển đủ chỉ tiêu.
Chỉ
tiêu của trường ĐH Tiền Giang năm nay tuyển 800 SV cho 7 ngành ĐH và
1.720 cho 14 ngành bậc CĐ. Tỷ lệ thí sinh đến dự thi tại trường năm nay
khoảng 80%.
"Có cầu mới, các em sẽ an tâm đến trường hơn"
Một ngày đầu tháng 7, chúng tôi về xã
Thới Hưng (huyện Cờ Đỏ) trong một buổi chiều trời sắp đổ mưa, chứng kiến
cảnh người dân hối hả đi qua cầu Cây Điệp chông chênh khiến chúng
tôi không khỏi lo lắng.
Nhiều người dân sống ở gần cầu Cây
Điệp cho biết, cây cầu này đã có hàng chục năm nay, cầu bắc qua sông
KH6, nối ấp 3 và ấp 8 của xã Thới Hưng, phục vụ việc đi lại của gần
1.000 hộ dân ấp 3, ấp 8 do đây là một trong những tuyến đường chính đi
về trung tâm xã, trung tâm huyện. Bên cạnh đó, cây cầu cũng là đường đi
về của hàng trăm em học sinh (HS) học tại điểm 3 Trường tiểu học Thới
Hưng 2 và Trường Mẫu giáo Thới Hưng.
Do
đã xuống cấp nghiêm trọng nên tạm thời xã vận động người dân góp cây
sửa lại cả tháng nay nên nhìn từ xa cầu Cây Điệp trông có vẻ chắc
chắn...(Ảnh: Huỳnh Hải)
Trò chuyện với PV Dân trí,
ông Trần Văn Còn (60 tuổi, nhà ở gần cầu) kể, hàng chục năm trước đây
đường đi lại rất khó khăn, chỉ có duy nhất một tuyến đường về trung tâm
huyện nên cầu Cây Điệp là công trình phục vụ chính việc đi lại của dân.
Tuy nhiên vào thời điểm đó, do kinh
phí hạn hẹp nên chính quyền địa phương chỉ có thể vận động người dân bắc
tạm bằng cây ván gỗ. Do đó, qua năm tháng mưa gió và lưu lượng xe cộ
nhiều nên cây cầu thường xuyên bị hư hại khiến việc đi lại gặp nhiều khó
khăn. “Ước mơ có cầu mới chắc chắn của hàng ngàn người dân nơi đây đã
ấp ủ từ lâu nhưng đến giờ vẫn chỉ là mơ ước mà thôi”, ông Còn bộc bạch.
Anh Trần Tấn Nhựt - Bí thư xã Đoàn
Thới Hưng cho biết thêm, ông Còn đã chứng kiến hàng chục cảnh người dân
té xuống sông khi đi qua cầu những khi cầu xuống cấp. Không chỉ thế, có
nhiều em HS đi qua cũng bị té lúc trời mưa trơn trợt. Ông Còn đã nhiều
lần phóng xuống sông để cứu các em.
...nhưng lại gần xem thấy cây cầu được lắp ghép từng đoạn rất mong manh. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Ngày chúng tôi đến khảo sát, cầu Cây
Điệp đã được sửa chữa lại tạm thời vì đã quá xuống cấp, một phần vì sự
an toàn của người qua lại và cũng để phục vụ năm học mới sắp tới. Do đó,
nhìn từ xa trông cây cầu có vẻ chắn chắn nhưng lại gần quan sát hết
toàn bộ cây cầu thì vẫn còn hết sức sơ sài, mỏng yếu.
Cầu Cây Điệp dài gần 40m, rộng khoảng
1m; mặt cầu, trụ và những thanh đà chủ yếu làm bằng ván lắp ghép. Các
trụ chính, đoạn dưới làm bằng trụ ximăng được lấy từ cột điện hỏng, đoạn
trên nhiều miếng ván gỗ cũ, được nối với nhau bằng dây chì hoặc ốc vít
rất mong manh; lan can cầu chỉ là những sợi dây chì nhỏ căng hai bên chủ
yếu để làm “kiểu” chứ không có tác dụng gì.
Khi thấy có PV cùng chính quyền địa
phương đến khảo sát, nhiều người dân gần đó tụ tập đến và cùng cho biết ý
kiến là đều tỏ ra rất lo sợ khi đi qua cầu. Nhóm người dân ở ấp 8 nhìn
nhận, lưu lượng xe qua lại rất đông nhưng những mối lắp ghép lại quá yếu
nên ai cũng hồi hộp mỗi khi chạy xe đi qua. “Chúng tôi cứ lo mấy cái ốc
vít bị sứt, mấy sợi dây chì bị đứt lúc nào không biết thì hậu quả sẽ
khó lường”, một người dân ấp 8 bày tỏ nỗi lo lắng của mình.
Để giữ vững các trụ cầu, nhiều mảnh ván xiên ngang dọc được chấp nối lại nhưng rất sơ sài, mỏng yếu...
...và lan can cầu là những sợi dây chì nhỏ tí chủ yếu để làm kiểu chứ không có tác dụng gì. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Trong khi đó, phía bên ấp 8 có hai
trường học với gần 250 em HS phải thường xuyên đi đến trường hàng ngày.
Các em HS cho biết, mỗi khi đi xe đạp, thậm chí đi bộ những lúc trời mưa
trơn trợt, cây cầu cao lại không có lan can nên các em lo sợ bị té
xuống sông bất cứ lúc nào.
Theo cô Mai Thị Lan - Hiệu trưởng
Trường TH Thới Hưng 2, cầu Cây Điệp là một trong những cây cầu chính
phục vụ việc đi lại của các em HS thuộc ấp 3, ấp 8 ở xã. Riêng điểm 3
của Trường tiểu học Thới Hưng 2 và trường Mẫu giáo nằm bên ấp 8 đã có
gần 250 em thường xuyên qua lại để đến trường hàng ngày.
Cô Lan cho hay, vào mùa mưa, cầu hư
hại, chông chênh, trơn trợt khiến các em HS đi lại rất khó khăn. Chính
vì thế, nhiều em đã nghỉ học vì sợ không dám đi qua cầu. Do đó, vào mùa
mưa, nhà trường đã phải vận động phụ huynh đưa con em đến trường bằng
xuồng ghe. “Dù có cây cầu nhưng cũng như không. Biết rằng đi xuồng rất
bất tiện và tốn kém nhưng chúng tôi đành chấp nhận vì không thể để các
em nghỉ học do sợ qua cầu, cũng vì tương lai của các em mà thôi”, cô Lan
chia sẻ.
Cũng theo cô Lan, nếu cầu Cây Điệp
được xây mới chắc chắn thì không chỉ giúp các em HS an tâm đến trường mà
sẽ còn góp phần giữ sĩ số lớp học của các trường ở địa phương trong năm
học mới. “Đây là sẽ là niềm vui lớn nhất của thầy trò chúng tôi”, cô
Hiệu trưởng nói.
Có
cầu bê tông mới vững chắc là ước mong của chính quyền địa phương, người
dân, giáo viên và hàng em học sinh ở xã Thới Hưng từ nhiều năm nay.
(Ảnh: Huỳnh Hải)
Trao đổi với PV Dân trí,
ông Võ Trung Cảnh - Phó Chủ tịch UBND xã Thới Hưng, cho biết: "Cầu Cây
Điệp ngoài phục vụ hàng trăm em HS đến trường, còn phục vụ sinh hoạt đi
lại của hàng ngàn người dân. Nhiều năm qua chính quyền địa phương cũng
hiểu những nỗi lo lắng của người dân nhưng vẫn không biết phải làm thế
nào. Do địa phương còn khó khăn, không có kinh phí để xây cầu mới nên
chỉ làm tạm thời bằng ván gỗ, hư tới đâu lại vận động dân sửa tới đó".
Theo ông Cảnh, qua tính toán của ngành
chức năng thì chi phí để xây cầu mới bằng bêtông vững chắc chỉ khoảng
trên dưới 150 triệu đồng, nhưng với một xã nghèo thì con số này là quá
lớn. “Vì thế, chúng tôi mong muốn các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm
cùng chia sẻ, hỗ trợ địa phương làm một cây cầu mới để phục vụ bà con đi
lại, phục vụ các em học sinh an toàn đến trường. Đây là ước mong lớn
nhất của chính quyền địa phương, người dân, giáo viên cũng như của hàng
trăm em học sinh từ nhiều năm qua”, ông phó chủ tịch xã bày tỏ.
Chia sẻ thêm với chúng tôi, lãnh đạo
chính quyền xã Thới Hưng cho hay, với chi phí trên dưới 150 triệu đồng,
UBND xã mong muốn các mạnh thường quân có thể hỗ trợ toàn bộ kinh phí
hoặc có thể hỗ trợ 70- 80%, còn lại lãnh đạo xã sẽ vận động bà con địa
phương đóng góp thêm để sớm xây cây cầu mới thay cho cây cầu cũ thường
xuyên hư hỏng này.
Huỳnh Hải
Gặp “cô gái Bạc” Olympic Sinh học quốc tế
Hơn một tuần tham dự cuộc thi Olympic Sinh học quốc tế
lần thứ 23 được tổ chức tại Singapore, tối ngày 17/8, em Nguyễn Thu
Trang cùng với các thầy cô trong đoàn của Trường THPT chuyên Lê Hồng
Phong đã về đến nhà trong niềm vui của toàn trường cũng như gia đình.
Nụ cười rạng rỡ của Trang khi nhận Huy chương Bạc Olympic Sinh học quốc tế lần thứ 23 (IBO 2012) tại Singapore.
Khi chúng tôi tới gặp Thu Trang tại nhà, với mái tóc
ngắn cá tính, trên môi luôn nở nụ cười tươi rói, Trang tâm sự: "Ôn đội
tuyển hơn 2 tháng trên Hà Nội em thấy rất nhớ nhà. Nhất là lúc đi thi
bên Singapore, bên đó toàn ăn món Ấn Độ nên cũng không quen lắm, được về
nhà em cảm thấy rất thoải mái".
Do cha mẹ đi làm ăn ở Slovenia, nên từ nhỏ Trang đã phải
sống thiếu tình yêu thương, mỗi năm vào dịp tết Trang mới được gặp bố
mẹ một lần. Gia đình có 2 anh em thì anh trai của Trang cũng đang đi du
học ở Anh. Cả gia đình chỉ còn mỗi Trang ở nhà, nên em sang nhà bác ruột
ở. Sống xa con, nhưng bố mẹ em cũng thường xuyên gọi điện động viên con
học hành.
Sống thiếu tình cảm cha mẹ, nhưng nhờ những nỗ lực, phấn đấu Thu
Trang có bảng thành tích học tập đáng khâm phục, 12 năm liền là học sinh
giỏi toàn diện. Lớp 11 đạt giải nhì Quốc gia môn Sinh học, HC Đồng
Olympic Sinh học quốc tế, lớp 12 giải nhất Quốc gia môn Sinh, HC Bạc
Olympic Sinh học quốc tế học.Niềm đam mê của em là đọc sách, nhất là những cuốn sách liên quan đến môn Sinh học, em thường nhờ thầy cô chỉ cho những giáo trình, tài liệu liên quan đến môn Sinh đọc thật kỹ và xem đó là những tài liệu quý giá.
Thu Trang (ngoài cùng, bên trái) cùng với 3 thí sinh Việt Nam khác đạt giải trong kỳ thi Olympic Sinh học chụp ảnh lưu niệm.
Em Nguyễn Thu Trang (áo dài) nhận HC Bạc cùng các bạn ở nước ngoài.
Chia sẻ về bí quyết học tập của mình, Trang tâm sự:
“Cách học của em thì chủ yếu là đọc sách. Đối với sách là kho tàng kiến
thức, đọc xong mình phải hình dung và nhớ được những kiến thức đã đọc.
Ngoài ra ở lớp thì nghe kĩ những gì thầy cô giảng, hệ thống hóa lại kiến
thức, xem thầy cô nhấn mạnh phần nào. Về nhà ôn lại bài và đọc thêm
kiến thức”.
Trang tâm sự, trong tất cả các môn thì em học và đam mê nhất là môn
Sinh, dành thời gian nhiều cũng cho môn Sinh. Nhưng không vì thế mà các
môn khác em học kém. Bằng chứng là 12 năm học, Trang luôn là học sinh
giỏi toàn diện của trường.“Em rất thích học môn Sinh, bộ môn này tìm hiểu phân tử rất nhỏ như protein, ADN từ những phân tử rất nhỏ ấy hình thành nên nhiều phân tử lớn, trong đó tư duy logic của con người do phân tử cấu thành”, Trang chia sẻ.
Trang cho biết: “Mỗi ngày em học từ 8 giờ tối đến gần 12 giờ sáng rồi nghỉ, sáng mai dậy sớm lo chuẩn bị bữa ăn sáng đến trường. Vì ở nhà bác, nên có chị hơn em một tuổi, chơi thân với nhau nên 2 chị em luôn kèm cặp, động viên nhau học. Năm trước chị ấy đậu đại học, giờ có mình em ở nhà, may mà có bà ngoại ở đây, bà rất thương và quý em nên em đỡ tủi thân”.
Ở nhà, 2 bác đi làm cả ngày nên trong gia đình chỉ còn mỗi bà ngoại ở nhà, nên ngoài thời gian đến trường, lúc rảnh rỗi Trang cũng đỡ đần, giúp bà ngoại những công việc nhà.
Bà Ngô Thị Cúc - bà ngoại Trang tâm sự: “Cháu nó ham học và ngoan ngoãn, nhiều lúc đang học bài, thấy bà nấu cơm nó cũng chạy xuống làm giúp. Hôm nó đi ôn thi, có mỗi mình tôi ở nhà, mà nó đi tận hơn 2 tháng, ở nhà một mình tôi thấy nhớ cháu nó lắm. Nhưng tôi luôn tin tưởng cháu nó sẽ thi đạt được kết quả cao”.
Ở nhà, Trang tranh thủ thời gian lên mạng tìm tài liệu phục vụ cho việc học và nghiên cứu về Sinh học.
Nói về ước mơ sau này của mình, Trang cho biết: “Vừa rồi em có đăng
ký dự thi vào trường ĐH Khoa học Tự nhiên, khoa Công nghệ sinh học. Vì
em chỉ thích mỗi Công nghệ sinh học, nếu có điều kiện thì em sẽ đi du
học, còn không em sẽ tiếp tục theo học bên khoa Công nghệ sinh học để
tìm hiểu rõ hơn về bộ môn này”.Trong đợt thi Olympic Sinh học quốc tế lần này, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong có 2 thí sinh tham dự. Trong đó em Nguyễn Thu Trang đạt giải nhì, còn thí sinh khác là Trần Đức Huy cũng đạt được tấm HC Đồng của giải. Một điều đặc biệt là Huy lại là em họ của Trang. Cả 2 chị em đã mang niềm vui, niềm vinh dự, tự hào về cho gia đình và trường lớp.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)