Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Đề án kết nối đất liền biển đảo giành học bổng 80.000 USD

Đề án dự thi của Tùng được đánh giá cao về tính thực tế và thời sự.

Tạ Đức Tùng - Tân chủ nhân học bổng Panasonic 2013.
Tạ Đức Tùng - Tân chủ nhân học bổng Panasonic 2013.
Dự án gắn kết đất liền - biển đảo
Theo quy định của BGK, mỗi thí sinh sẽ phải nộp một đề tài dự định nghiên cứu ở bậc Thạc sĩ kèm theo hồ sơ xin học bổng. Tùng đã không đắn đo suy nghĩ quyết định lựa chọn đề tài mang tính cộng đồng cao và ý nghĩa nhân văn sâu sắc liên quan đến biển đảo của Tổ quốc.
Xuất phát từ sự đồng cảm với những khó khăn của ngư dân trong việc tiếp nhận thông tin khi đánh bắt xa bờ, cùng những thiệt hại về người và của trong các trận bão biển, Tùng ấp ủ trong đầu ước muốn tạo ra một cầu nối giúp gắn kết chặt chẽ đất liền với các vùng biển đảo của đất nước. Từ những băn khoăn trăn trở đó, Tùng đã cùng các bạn bắt tay thực hiện đề tài xây dựng hệ thống truyền tin từ các trạm đất liền ra các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam trên biển Đông.
Nếu như ở các hệ thống hiện hành, việc truyền tin hoàn toàn dựa trên bộ đàm, dẫn đến khả năng bị nhiễu thông tin rất cao và không thể truyền ra xa bờ được, thì hệ thống mới trong đề án Tùng thực hiện đã ứng dụng công nghệ mã hóa tín hiệu số thành âm thanh và ngược lại để tin tức có thể được truyền đi thông suốt, ổn định.
Với đề tài lớn này, trước khi hoàn thiện thêm để nộp cùng hồ sơ học bổng Panasonic, Tùng đã cùng nhóm bạn của mình thực hiện và giành giải Nhì của cuộc thi Imagine Cup 2012 do Microsoft tổ chức, cũng như bảo vệ xuất sắc đồ án tốt nghiệp của mình. Cũng nhờ vậy, nộp hồ sơ thi học bổng, Tùng có thêm nhiều phần tự tin.
Dù đề án xây dựng hệ thống truyền tin trên biển không phải là một đề tài dễ dàng để thuyết phục Hội đồng xét duyệt học bổng, nhưng với lợi thế của một sinh viên được trang bị nền tảng kiến thức tốt cùng khả năng ngoại ngữ cũng như vốn hiểu biết về văn hóa, con người Nhật Bản, sự tự tin, niềm đam mê theo đuổi đến cùng dự án, Tùng đã xuất sắc bảo vệ thành công đề tài và thuyết phục được các thành viên hội đồng cấp học bổng cho mình sang Nhật tiếp tục học tập, nghiên cứu.
Cơ hội học từ những chuyến đi
Trong suốt bốn năm theo học tại ĐH FPT, Tùng chưa bao giờ bỏ lỡ một cơ hội nào để mở rộng vốn hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm và làm dày thêm CV của mình. Chính điều này đã trở thành "vũ khí" lợi hại giúp Tùng chiến thắng trong vòng phỏng vấn quyết định cuối cùng và ghi điểm cộng để giành học bổng.
Trong 2 lần đặt chân sang Nhật Bản để học tập theo chương trình hợp tác quốc tế của ĐH FPT, Tùng đã tận dụng để học và trải nghiệm tác phong làm việc nghiêm túc của người Nhật từ trang phục khi phỏng vấn đến vị trí ngồi trong phòng họp... Tùng cũng trực tiếp đi tham quan các nhà máy và tận mắt kiểm chứng những nguyên tắc làm việc khoa học mà cậu từng biết đến thông qua lớp học về quy trình sản xuất, quản lý chất lượng mà Nhật Bản áp dụng. 
Tùng cũng tận dụng hết sức kỳ thực tập bắt buộc theo yêu cầu dành cho mọi sinh viên năm thứ ba của ĐH FPT tại FPT Software để trau dồi thêm chuyên môn. Những công cụ lập kế hoạch, quản trị dự án học được ở trường và trong quá trình thực tập ở công ty FPT Software được cậu sử dụng để lập bản định hướng chi tiết, tỉ mỉ nộp cùng hồ sơ, nhằm chứng minh cho Hội đồng xét duyệt học bổng thấy sự quyết tâm và sự chuẩn bị chu đáo - điều người Nhật thật sự coi trọng.
Ngay cả khi còn chưa kịp nhận tấm bằng tốt nghiệp đại học hay ăn mừng chiến thắng suất học bổng 80.000 USD, Tùng vẫn cần mẫn hàng ngày đi làm tại một công ty lập trình nước ngoài để tích lũy thêm kinh nghiệm.
Bí quyết giúp Tùng luôn có nguồn năng lượng dồi dào để làm việc không biết mệt mỏi đơn giản chỉ là luôn tập trung cao độ vào những thứ mình thấy thích và học tập thật chăm chỉ.
Tùng cho biết, sau hai năm theo học Thạc sĩ tại Nhật, Tùng nhất định sẽ quay trở về Việt Nam để mang sức trẻ, trí tuệ trẻ đóng góp vào việc xây dựng và phát triển đất nước. Trước mắt, gần nhất là Tùng trông đợi vào việc đề án của cậu trở thành hiện thực, để thông tin trên mọi vùng biển đảo của Tổ quốc được nối liền thông suốt.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

ĐH Tiền Giang: Điểm khối C khả quan hơn năm trước

Thông tin trên được lãnh đạo nhà trường báo cáo với đoàn công tác của Bộ GD-ĐT do Thứ trưởng Bùi Văn Ga dẫn đầu kiểm tra chấm thi tại trường vào sáng ngày 18/7.
Báo cáo với đoàn công tác, lãnh đạo Trường ĐH Tiền Giang cho biết, nhà trường cho tổ chức chấm thi các môn tự luận từ ngày 12/7.
Theo thống kê của trường, tính đến hết ngày 17/7, đối với khối C, trường đã chấm trên 90 bài môn Văn, có 18 bài đạt điểm 5 trở lên (tỷ lệ 20%); môn Lịch sử cũng đã chấm gần 90 bài, có 9 bài điểm 5 trở lên (tỷ lệ 11%) và môn Địa lý có khoảng 17 bài từ 5 điểm trở lên (tỷ lệ khoảng 28%).
Đối với môn Văn khối D, mức điểm từ 5 trở lên chiếm trên 18%. Còn môn Toán khối A, qua thống kê ban đầu, mức điểm từ 5 trở lên chỉ khoảng gần 2%.
Lãnh đạo Trường ĐH Tiền Giang đánh giá, nhìn chung khối C năm nay có phổ điểm trung bình cao hơn năm trước rất nhiều. Dự kiến năm nay trường sẽ tuyển đủ chỉ tiêu.  
Chỉ tiêu của trường ĐH Tiền Giang năm nay tuyển 800 SV cho 7 ngành ĐH và 1.720 cho 14 ngành bậc CĐ. Tỷ lệ thí sinh đến dự thi tại trường năm nay khoảng 80%.

"Có cầu mới, các em sẽ an tâm đến trường hơn"

Một ngày đầu tháng 7, chúng tôi về xã Thới Hưng (huyện Cờ Đỏ) trong một buổi chiều trời sắp đổ mưa, chứng kiến cảnh người dân hối hả đi qua cầu Cây Điệp chông chênh khiến chúng tôi không khỏi lo lắng.
Nhiều người dân sống ở gần cầu Cây Điệp cho biết, cây cầu này đã có hàng chục năm nay, cầu bắc qua sông KH6, nối ấp 3 và ấp 8 của xã Thới Hưng, phục vụ việc đi lại của gần 1.000 hộ dân ấp 3, ấp 8 do đây là một trong những tuyến đường chính đi về trung tâm xã, trung tâm huyện. Bên cạnh đó, cây cầu cũng là đường đi về của hàng trăm em học sinh (HS) học tại điểm 3 Trường tiểu học Thới Hưng 2 và Trường Mẫu giáo Thới Hưng.
Có cầu mới các em sẽ an tâm đến trường hơn
Do đã xuống cấp nghiêm trọng nên tạm thời xã vận động người dân góp cây sửa lại cả tháng nay nên nhìn từ xa cầu Cây Điệp trông có vẻ chắc chắn...(Ảnh: Huỳnh Hải)
Trò chuyện với PV Dân trí, ông Trần Văn Còn (60 tuổi, nhà ở gần cầu) kể, hàng chục năm trước đây đường đi lại rất khó khăn, chỉ có duy nhất một tuyến đường về trung tâm huyện nên cầu Cây Điệp là công trình phục vụ chính việc đi lại của dân.
Tuy nhiên vào thời điểm đó, do kinh phí hạn hẹp nên chính quyền địa phương chỉ có thể vận động người dân bắc tạm bằng cây ván gỗ. Do đó, qua năm tháng mưa gió và lưu lượng xe cộ nhiều nên cây cầu thường xuyên bị hư hại khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn. “Ước mơ có cầu mới chắc chắn của hàng ngàn người dân nơi đây đã ấp ủ từ lâu nhưng đến giờ vẫn chỉ là mơ ước mà thôi”, ông Còn bộc bạch.
Anh Trần Tấn Nhựt - Bí thư xã Đoàn Thới Hưng cho biết thêm, ông Còn đã chứng kiến hàng chục cảnh người dân té xuống sông khi đi qua cầu những khi cầu xuống cấp. Không chỉ thế, có nhiều em HS đi qua cũng bị té lúc trời mưa trơn trợt. Ông Còn đã nhiều lần phóng xuống sông để cứu các em.
...nhưng lại gần xem thấy cây cầu được lắp ghép từng đoạn rất mong manh. (Ảnh: Huỳnh Hải)
...nhưng lại gần xem thấy cây cầu được lắp ghép từng đoạn rất mong manh. (Ảnh: Huỳnh Hải)
...nhưng lại gần xem thấy cây cầu được lắp ghép từng đoạn rất mong manh. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Ngày chúng tôi đến khảo sát, cầu Cây Điệp đã được sửa chữa lại tạm thời vì đã quá xuống cấp, một phần vì sự an toàn của người qua lại và cũng để phục vụ năm học mới sắp tới. Do đó, nhìn từ xa trông cây cầu có vẻ chắn chắn nhưng lại gần quan sát hết toàn bộ cây cầu thì vẫn còn hết sức sơ sài, mỏng yếu.
Cầu Cây Điệp dài gần 40m, rộng khoảng 1m; mặt cầu, trụ và những thanh đà chủ yếu làm bằng ván lắp ghép. Các trụ chính, đoạn dưới làm bằng trụ ximăng được lấy từ cột điện hỏng, đoạn trên nhiều miếng ván gỗ cũ, được nối với nhau bằng dây chì hoặc ốc vít rất mong manh; lan can cầu chỉ là những sợi dây chì nhỏ căng hai bên chủ yếu để làm “kiểu” chứ không có tác dụng gì.
Khi thấy có PV cùng chính quyền địa phương đến khảo sát, nhiều người dân gần đó tụ tập đến và cùng cho biết ý kiến là đều tỏ ra rất lo sợ khi đi qua cầu. Nhóm người dân ở ấp 8 nhìn nhận, lưu lượng xe qua lại rất đông nhưng những mối lắp ghép lại quá yếu nên ai cũng hồi hộp mỗi khi chạy xe đi qua. “Chúng tôi cứ lo mấy cái ốc vít bị sứt, mấy sợi dây chì bị đứt lúc nào không biết thì hậu quả sẽ khó lường”, một người dân ấp 8 bày tỏ nỗi lo lắng của mình.
...nhưng lại gần xem thấy cây cầu được lắp ghép từng đoạn rất mong manh. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Để giữ vững các trụ cầu, nhiều mảnh ván xiên ngang dọc được chấp nối lại nhưng rất sơ sài, mỏng yếu...
...nhưng lại gần xem thấy cây cầu được lắp ghép từng đoạn rất mong manh. (Ảnh: Huỳnh Hải)
...và lan can cầu là những sợi dây chì nhỏ tí chủ yếu để làm kiểu chứ không có tác dụng gì. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Trong khi đó, phía bên ấp 8 có hai trường học với gần 250 em HS phải thường xuyên đi đến trường hàng ngày. Các em HS cho biết, mỗi khi đi xe đạp, thậm chí đi bộ những lúc trời mưa trơn trợt, cây cầu cao lại không có lan can nên các em lo sợ bị té xuống sông bất cứ lúc nào.
Theo cô Mai Thị Lan - Hiệu trưởng Trường TH Thới Hưng 2, cầu Cây Điệp là một trong những cây cầu chính phục vụ việc đi lại của các em HS thuộc ấp 3, ấp 8 ở xã. Riêng điểm 3 của Trường tiểu học Thới Hưng 2 và trường Mẫu giáo nằm bên ấp 8 đã có gần 250 em thường xuyên qua lại để đến trường hàng ngày.
Cô Lan cho hay, vào mùa mưa, cầu hư hại, chông chênh, trơn trợt khiến các em HS đi lại rất khó khăn. Chính vì thế, nhiều em đã nghỉ học vì sợ không dám đi qua cầu. Do đó, vào mùa mưa, nhà trường đã phải vận động phụ huynh đưa con em đến trường bằng xuồng ghe. “Dù có cây cầu nhưng cũng như không. Biết rằng đi xuồng rất bất tiện và tốn kém nhưng chúng tôi đành chấp nhận vì không thể để các em nghỉ học do sợ qua cầu, cũng vì tương lai của các em mà thôi”, cô Lan chia sẻ.
Cũng theo cô Lan, nếu cầu Cây Điệp được xây mới chắc chắn thì không chỉ giúp các em HS an tâm đến trường mà sẽ còn góp phần giữ sĩ số lớp học của các trường ở địa phương trong năm học mới. “Đây là sẽ là niềm vui lớn nhất của thầy trò chúng tôi”, cô Hiệu trưởng nói.
...nhưng lại gần xem thấy cây cầu được lắp ghép từng đoạn rất mong manh. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Có cầu bê tông mới vững chắc là ước mong của chính quyền địa phương, người dân, giáo viên và hàng em học sinh ở xã Thới Hưng từ nhiều năm nay. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Trao đổi với PV Dân trí, ông Võ Trung Cảnh - Phó Chủ tịch UBND xã Thới Hưng, cho biết: "Cầu Cây Điệp ngoài phục vụ hàng trăm em HS đến trường, còn phục vụ sinh hoạt đi lại của hàng ngàn người dân. Nhiều năm qua chính quyền địa phương cũng hiểu những nỗi lo lắng của người dân nhưng vẫn không biết phải làm thế nào. Do địa phương còn khó khăn, không có kinh phí để xây cầu mới nên chỉ làm tạm thời bằng ván gỗ, hư tới đâu lại vận động dân sửa tới đó".
Theo ông Cảnh, qua tính toán của ngành chức năng thì chi phí để xây cầu mới bằng bêtông vững chắc chỉ khoảng trên dưới 150 triệu đồng, nhưng với một xã nghèo thì con số này là quá lớn. “Vì thế, chúng tôi mong muốn các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm cùng chia sẻ, hỗ trợ địa phương làm một cây cầu mới để phục vụ bà con đi lại, phục vụ các em học sinh an toàn đến trường. Đây là ước mong lớn nhất của chính quyền địa phương, người dân, giáo viên cũng như của hàng trăm em học sinh từ nhiều năm qua”, ông phó chủ tịch xã bày tỏ.
Chia sẻ thêm với chúng tôi, lãnh đạo chính quyền xã Thới Hưng cho hay, với chi phí trên dưới 150 triệu đồng, UBND xã mong muốn các mạnh thường quân có thể hỗ trợ toàn bộ kinh phí hoặc có thể hỗ trợ 70- 80%, còn lại lãnh đạo xã sẽ vận động bà con địa phương đóng góp thêm để sớm xây cây cầu mới thay cho cây cầu cũ thường xuyên hư hỏng này.
Huỳnh Hải

Gặp “cô gái Bạc” Olympic Sinh học quốc tế

Hơn một tuần tham dự cuộc thi Olympic Sinh học quốc tế lần thứ 23 được tổ chức tại Singapore, tối ngày 17/8, em Nguyễn Thu Trang cùng với các thầy cô trong đoàn của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đã về đến nhà trong niềm vui của toàn trường cũng như gia đình.
Gặp “cô gái Bạc” Olympic Sinh học quốc tế
Nụ cười rạng rỡ của Trang khi nhận Huy chương Bạc Olympic Sinh học quốc tế lần thứ 23 (IBO 2012) tại Singapore.

Khi chúng tôi tới gặp Thu Trang tại nhà, với mái tóc ngắn cá tính, trên môi luôn nở nụ cười tươi rói, Trang tâm sự: "Ôn đội tuyển hơn 2 tháng trên Hà Nội em thấy rất nhớ nhà. Nhất là lúc đi thi bên Singapore, bên đó toàn ăn món Ấn Độ nên cũng không quen lắm, được về nhà em cảm thấy rất thoải mái".
Do cha mẹ đi làm ăn ở Slovenia, nên từ nhỏ Trang đã phải sống thiếu tình yêu thương, mỗi năm vào dịp tết Trang mới được gặp bố mẹ một lần. Gia đình có 2 anh em thì anh trai của Trang cũng đang đi du học ở Anh. Cả gia đình chỉ còn mỗi Trang ở nhà, nên em sang nhà bác ruột ở. Sống xa con, nhưng bố mẹ em cũng thường xuyên gọi điện động viên con học hành.
Sống thiếu tình cảm cha mẹ, nhưng nhờ những nỗ lực, phấn đấu Thu Trang có bảng thành tích học tập đáng khâm phục, 12 năm liền là học sinh giỏi toàn diện. Lớp 11 đạt giải nhì Quốc gia môn Sinh học, HC Đồng Olympic Sinh học quốc tế, lớp 12 giải nhất Quốc gia môn Sinh, HC Bạc Olympic Sinh học quốc tế học.
Niềm đam mê của em là đọc sách, nhất là những cuốn sách liên quan đến môn Sinh học, em thường nhờ thầy cô chỉ cho những giáo trình, tài liệu liên quan đến môn Sinh đọc thật kỹ và xem đó là những tài liệu quý giá.
Gặp “cô gái Bạc” Olympic Sinh học quốc tế
Thu Trang (ngoài cùng, bên trái) cùng với 3 thí sinh Việt Nam khác đạt giải trong kỳ thi Olympic Sinh học chụp ảnh lưu niệm.

 Em Nguyễn Thu Trang (áo dài) nhận HC Bạc cùng các bạn ở nước ngoài.
 Em Nguyễn Thu Trang (áo dài) nhận HC Bạc cùng các bạn ở nước ngoài.
Chia sẻ về bí quyết học tập của mình, Trang tâm sự: “Cách học của em thì chủ yếu là đọc sách. Đối với sách là kho tàng kiến thức, đọc xong mình phải hình dung và nhớ được những kiến thức đã đọc. Ngoài ra ở lớp thì nghe kĩ những gì thầy cô giảng, hệ thống hóa lại kiến thức, xem thầy cô nhấn mạnh phần nào. Về nhà ôn lại bài và đọc thêm kiến thức”.
Trang tâm sự, trong tất cả các môn thì em học và đam mê nhất là môn Sinh, dành thời gian nhiều cũng cho môn Sinh. Nhưng không vì thế mà các môn khác em học kém. Bằng chứng là 12 năm học, Trang luôn là học sinh giỏi toàn diện của trường.
“Em rất thích học môn Sinh, bộ môn này tìm hiểu phân tử rất nhỏ như protein, ADN từ những phân tử rất nhỏ ấy hình thành nên nhiều phân tử lớn, trong đó tư duy logic của con người do phân tử cấu thành”, Trang chia sẻ.
Trang cho biết: “Mỗi ngày em học từ 8 giờ tối đến gần 12 giờ sáng rồi nghỉ, sáng mai dậy sớm lo chuẩn bị bữa ăn sáng đến trường. Vì ở nhà bác, nên có chị hơn em một tuổi, chơi thân với nhau nên 2 chị em luôn kèm cặp, động viên nhau học. Năm trước chị ấy đậu đại học, giờ có mình em ở nhà, may mà có bà ngoại ở đây, bà rất thương và quý em nên em đỡ tủi thân”.
Ở nhà, 2 bác đi làm cả ngày nên trong gia đình chỉ còn mỗi bà ngoại ở nhà, nên ngoài thời gian đến trường, lúc rảnh rỗi Trang cũng đỡ đần, giúp bà ngoại những công việc nhà.
Bà Ngô Thị Cúc - bà ngoại Trang tâm sự: “Cháu nó ham học và ngoan ngoãn, nhiều lúc đang học bài, thấy bà nấu cơm nó cũng chạy xuống làm giúp. Hôm nó đi ôn thi, có mỗi mình tôi ở nhà, mà nó đi tận hơn 2 tháng, ở nhà một mình tôi thấy nhớ cháu nó lắm. Nhưng tôi luôn tin tưởng cháu nó sẽ thi đạt được kết quả cao”.
 Em Nguyễn Thu Trang (áo dài) nhận HC Bạc cùng các bạn ở nước ngoài.
Ở nhà, Trang tranh thủ thời gian lên mạng tìm tài liệu phục vụ cho việc học và nghiên cứu về Sinh học.
Nói về ước mơ sau này của mình, Trang cho biết: “Vừa rồi em có đăng ký dự thi vào trường ĐH Khoa học Tự nhiên, khoa Công nghệ sinh học. Vì em chỉ thích mỗi Công nghệ sinh học, nếu có điều kiện thì em sẽ đi du học, còn không em sẽ tiếp tục theo học bên khoa Công nghệ sinh học để tìm hiểu rõ hơn về bộ môn này”.
Trong đợt thi Olympic Sinh học quốc tế lần này, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong có 2 thí sinh tham dự. Trong đó em Nguyễn Thu Trang đạt giải nhì, còn thí sinh khác là Trần Đức Huy cũng đạt được tấm HC Đồng của giải. Một điều đặc biệt là Huy lại là em họ của Trang. Cả 2 chị em đã mang niềm vui, niềm vinh dự, tự hào về cho gia đình và trường lớp.

Những công trình kiến trúc độc đáo thế giới


Những công trình kiến trúc độc đáo thế giới

(Dân trí) - Xây dựng một công trình đẹp và ấn tượng không chỉ đòi hỏi thời gian, tiền bạc, công sức, nó còn cần một kiến trúc sư với phong cách táo bạo và một đầu óc tính toán chính xác.

Xem thêm thông tin Giải trí của báo Dân trí tại đây
Tòa nhà Nguyên Tử (Atomium)
Những công trình kiến trúc độc đáo thế giới


Nằm ở Brussel, Bỉ, công trình kiến trúc này được xây dựng năm 1958 bởi kiến trúc sư Andre Waterkeyn. Atomium có chiều cao 103m, với các khối hình cầu gắn kết với nhau giống như một tinh thể. Bên trong các khối cầu này đều rỗng, mỗi quả có đường kính 18m, các quả cầu ở xung quanh kết nối với mặt cầu ở trung tâm bằng các đường ống hình trụ có cầu thang dành cho người đi bộ đi ở trong dài 35m. Từ cửa sổ của quả cầu trên đỉnh, du khách có thể nhìn bao quát toàn cảnh Brussel.
Tòa nhà Mã vạch (Barcode)
Những công trình kiến trúc độc đáo thế giới

Nằm ở thành phố St. Petersburg, Nga, tòa nhà mô phỏng một bộ mã vạch khổng lồ. Mỗi cửa sổ khổng lồ tạo thành một vạch trên nền tường màu đỏ rất bắt mắt.
Tòa nhà Sương mờ (Blur)
Những công trình kiến trúc độc đáo thế giới

Được thiết kế bởi hai kiến trúc sư Elizabeth Diller và Ricardo Scofidio, công trình kiến trúc độc đáo này nằm bên hồ Neuchatel thuộc thành phố Yverdon-les-Bains, Thụy Sĩ. Tòa nhà sương mờ được tạo nên từ hai vật liệu chính là các ống dẫn kim loại và các tấm kính lợp ghép lại với nhau tạo thành một nhà triển lãm có chiều dài 100m, rộng 60m và cao 20m nằm trong tầm phun của 31.400 vòi nước lấy nước trực tiếp từ hồ Neuchatel lên.
Qua những vòi phun siêu nhỏ, nước biến thành những hạt li ti trông như một đám mây bao quanh nhà triển lãm. Những vòi phun sương này có thể cảm ứng tự động trước các điều kiện tự nhiên như nhiệt độ, tốc độ gió, hướng gió và độ ẩm để hiệu ứng đám mây luôn luôn trong trạng thái hoàn hảo nhất.
Tòa nhà hình trứng (CyberTecture Egg)
Những công trình kiến trúc độc đáo thế giới

Nằm ở Mumbai, Ấn Độ, tòa nhà hình trứng rộng 32.000 mét vuông là sự kết hợp giữa kiến trúc thị giác và cách sản xuất – sử dụng – tái tạo năng lượng thông minh, thân thiện với môi trường. Tòa nhà được vận hành bằng các hệ thống tự động, áp dụng những phương pháp kỹ thuật mới để giảm lượng điện năng tiêu thụ.
Tòa nhà hình trứng được coi là viên ngọc của thành phố Mumbai. Bên cạnh kiến trúc độc đáo, nó còn mang tinh thần nhân đạo khi trong mỗi phòng vệ sinh đều có những thiết bị kiểm tra sức khỏe, cho phép đo cân nặng và huyết áp của các nhân viên trong tòa nhà. Bác sĩ sẽ được hệ thống này tự động chuyển các thông tin dữ liệu của những nhân viên có các chỉ số sức khỏe bất thường.
Thuyền chở mặt trời
 
Những công trình kiến trúc độc đáo thế giới

Nằm ở quận Gifu, Nhật Bản, tòa nhà mang cái tên kiêu hãnh “thuyền trở mặt trời” được xây bởi công ty Sanyo. Đây là một trong những tòa nhà chạy bằng năng lượng mặt trời đẹp nhất thế giới. “Thuyền chở mặt trời” được xây dựng với mục đích khuyến khích cộng đồng sử dụng năng lượng sạch. Trong “chiếc thuyền” này có một bảo tàng với chủ đề năng lượng mặt trời. Mái nhà phác họa hình con thuyền được lợp từ 5.046 tấm pin, sản xuất ra 630 kW điện năng mỗi ngày, tương đương 530.000 kWh năng lượng sạch mỗi năm.
Tòa nhà hình chiếc giỏ (Basket)
 
Những công trình kiến trúc độc đáo thế giới

Nằm ở Ohio, Mĩ, tòa nhà này là trụ sở chính của công ty Longaberger Basket, chuyên sản xuất các loại làn, giỏ. “Chiếc giỏ” có bảy tầng nhà, trên nóc còn có một cửa mở tự động y như miếng nắp giỏ mà ta có thể lật lên, người đứng trong nhà có thể quan sát hai chiếc quai giỏ qua một lớp kính lợp trên nóc.
Tòa nhà Piano
Những công trình kiến trúc độc đáo thế giới

Nằm ở Tỉnh An Huy, Trung Quốc, tòa nhà nghệ thuật này gồm một “tòa nhà violin” trong suốt, bên trong lắp thang máy để du khách có thể đi lên các tầng của “tòa nhà piano” phía sau. Công trình này được xây dựng bởi chính quyền tỉnh nhằm thu hút du khách đến với vùng đất mới này.
Nhà hát Sầu riêng (Esplanade)
Những công trình kiến trúc độc đáo thế giới

Nằm bên bến cảng của Vịnh Marina, nhà hát được xây trên một mảnh đất rộng 6 hécta bên con sông Singapore. Nhà hát có sức chứa từ 1.600 - 2.000 người tùy thuộc vào diện tích sân khấu có thể thay đổi.
Tòa nhà Lập phương (Cubic)
Những công trình kiến trúc độc đáo thế giới

Kiến trúc sư Piet Blom đã nảy ra ý tưởng về những ngôi nhà hình lập phương từ năm 1970 và đã xây một số căn nhà như thế ở thành phố Helmond. Khi chính quyền thành phố Rotterdam thuê ông thiết kế những ngôi nhà phía trên cây cầu dành cho người đi bộ, ông đã nghĩ ngay tới nhà hình lập phương.
Vườn Địa đàng (Eden)
Những công trình kiến trúc độc đáo thế giới

Tòa nhà Thiên đàng là một điểm hấp dẫn khách du lịch khi tới Anh bởi đây là nhà kính lớn nhất thế giới. Bên trong Vườn Địa đàng, các nhà khoa học trồng đủ các loại thực vật thu thập được từ khắp mọi nơi trên hành tinh này.
Rừng Xoắn ốc
Những công trình kiến trúc độc đáo thế giới

Tòa nhà Walkspirale là một khu trung cư phức hợp ở Darmstadt, Đức, được xây vào những năm 90 của thế kỷ trước. Tên tiếng Anh của tòa nhà dịch ra có nghĩa là khu rừng uốn lượn hình xoắn ốc, nó gợi lên nét đặc trưng của công trình này với những mái nhà uốn lượn từ thấp tới cao và đều trồng cây xanh trên nóc. Tòa nhà được xây dựng rất kỳ công trong 10 năm với sự tham gia của họa sĩ thiết kế ý tưởng người Áo Friedensreich Hundertwasser, thiết kế kiến trúc người Đức Heinz M. Springmann, và hoàn tất bởi công ty xây dựng Bauverein Darmstadt vào năm 2000.
Tòa nhà Robot
Những công trình kiến trúc độc đáo thế giới

Nằm ở quận trung tâm thương mại Sathorn của thủ đô Bangkok, Thái Lan, đây là trụ sở của Ngân hàng Á Châu, được thiết kế bởi kiến trúc sư Sumet Jumsai với ý tưởng về những máy tính điện tử, công cụ không thể thiếu trong ngành tài chính ngân hàng. Tòa nhà Robot là một công trình đi ngược lại phong cách tân cổ điển thường thấy ở những công trình kiến trúc lớn. Càng lên cao, càng tầng càng chạy thụt vào, kết hợp với cột ăng-ten, và hai ô vòm khiến ngôi nhà trông y hệt một chú robot. Đương nhiên thiết kế này có những tác dụng thực tế trong quá trình sử dụng. Được hoàn thành năm 1986, đây là một trong những tòa cuối cùng được thiết kế theo phong cách hiện đại ở Bangkok.
Tòa tháp Uốn lượn (Rotating)
Những công trình kiến trúc độc đáo thế giới

Nằm ở thành phố Dubai, thuộc các tiểu vương quốc Ả rập, các tầng nhà của tòa tháp ấn tượng này chạy tự động xung quanh một trục chính tâm khiến hình dáng bên ngoài của tòa tháp không ngừng biến đổi. Mỗi tầng có một tốc độ xoay và hướng chuyển động riêng khiến cả tòa nhà có sức chống chịu cao với động đất.
Cầu Banpo
Những công trình kiến trúc độc đáo thế giới

Cầu Banpo nằm ở thành phố Seoul, Hàn Quốc, đây là cây cầu có hệ thống đài phun nước dài nhất thế giới. Nó cũng từng xuất hiện trong sách Kỷ lục Guinness Thế Giới với gần 10.000 đèn LED chạy dọc hai bên thân cầu dài 1.140 m tạo ra những màn trình diễn ánh sáng tuyệt đẹp trên nền nước tung bọt trắng xóa. Để tạo ra đài phun nước này, người ta phải chạy liên tục 38 máy bơm công suất lớn với 190 tấn nước hút lên trong một phút và bắn xa 43 mét tính từ thân cầu.
Biệt thự Palais Bulles
Những công trình kiến trúc độc đáo thế giới

Nằm ở thành phố Cannes của nước Pháp, vào đầu những năm 80, nhà thiết kế thời trang Pierre Cardin muốn tìm mua một ngôi nhà làm nơi nghỉ hè cho mình ở thành phố Cannes. Trong quá trình tìm kiếm, ông đã thích mê công trình của nhà thiết kết Antti Lovag. Nhưng người chủ của ngôi nhà Bong Bóng này đã chết trước khi nó được hoàn thành và công trình đành dang dở, Cardin liền mua lại và mời kiến trúc sư Antti tiếp tục hoàn thiện nốt ngôi nhà cho ông với ý tưởng tất cả các đường nét nội, ngoại thất của nó đều phải là những đường cong.
Lò lửa mặt trời (Solar Furnace)
Những công trình kiến trúc độc đáo thế giới

Nằm ở quận Odeillo thuộc tỉnh Pyrenees-Orientales của Pháp, tòa nhà được thiết kế như một tấm gương cầu lõm, tập trung ánh sáng vào một điểm cầu lõm duy nhất. Đây là gương cầu lớn nhất thế giới, nó được hoàn thành vào năm 1970.
Công viên Parc Guell
Những công trình kiến trúc độc đáo thế giới

Nằm ở thành phố Barcelona, Tây Ban Nha, đây là khu vui chơi phức hợp xây trên ngọn đồi Carmel thuộc quận Gracia, công viên Parc Guell là một tác phẩm nghệ thuật được thiết kế tài tình khiến du khách ngỡ như mình đang lạc vào một xứ sở thần tiên với những màu sắc tươi sáng và mùi hương quyễn rũ của các loài hoa được trồng tại công viên.
Bảo tàng Montreal
Những công trình kiến trúc độc đáo thế giới

Đây là một viện bảo tàng dành riêng để nói về các vấn đề môi trường tại thành phố Montreal, bang Quebec, Canada.
Viện bảo tàng “Có tin nổi không” (Ripley’s Believe it or Not)
Những công trình kiến trúc độc đáo thế giới

Cũng nằm ở Canada, viện bảo tàng này có kiến trúc kỳ lạ y như cái tên của nó: “Trời ơi, có tin nổi không?!”. Tòa nhà khiến người ta tưởng nó bị “vật ngã” bởi một con tinh tinh, ngoài ra còn có một người khác (một bức tượng khác) đang treo mình trên sợi dây thả xuống từ cần cẩu để leo lên mái nhà.
Đền thờ bông sen (Lotus Temple)
Những công trình kiến trúc độc đáo thế giới

Nằm ở Delhi, Ấn Độ, ngôi đền có hình dáng một bông sen. Nó được hoàn thiện năm 1986 và phục vụ cho các nghi lễ thờ Mẫu của người Ấn Độ.

ĐH Cần Thơ: Dự kiến điểm chuẩn cao hơn năm ngoái

Tại buổi kiểm tra, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã đi khảo sát một số phòng chấm thi các môn tự luận Toán, Văn, Sử, Địa. Thứ trưởng Ga đã trò chuyện, hỏi thăm các cán bộ chấm thi về tình hình đáp án, phổ điểm cũng như những khó khăn trong việc chấm thi.
Các cán bộ chấm thi tại ĐH Cần Thơ cho biết, công tác chấm thi được hỗ trợ tích cực từ Trường ĐH Cần Thơ nên những ngày chấm thi diễn ra suôn sẻ. Cho đến thời điểm này vẫn chưa có sự cố nào xảy ra trong lúc chấm các môn tự luận.
ĐH Cần Thơ: Dự kiến điểm chuẩn cao hơn năm ngoái
Thứ trưởng Bùi Văn Ga trao đổi với cán bộ chấm thi môn Lịch Sử tại Trường ĐH Cần Thơ chiều ngày 18/7. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Theo báo cáo của lãnh đạo Trường ĐH Cần Thơ, kỳ tuyển sinh năm nay có 73.529 thí sinh (TS) đăng ký dự thi vào trường; số TS đến dự thi là 62.178 TS. Trong đó, khối A: 32.018/37.689 TS, khối A1: 25/29 TS, khối B: 14.319/16.749 TS, khối C: 5.739/7.080 TS, khối D1: 9.449/11.278 TS, khối D3: 42/45 TS, và khối T: 586/659 TS dự thi.
Trường ĐH Cần Thơ tiến hành chấm thi từ ngày 14/7. Đối với các môn trắc nghiệm Lý, Hóa, Sinh, Anh văn cho đến thời điểm này đã tiến hành quét xong, đang kiểm dò. Dự kiến ngày 20/7, trường sẽ gửi dữ liệu cho Bộ GD-ĐT.
Đối với các môn tự luận Toán, Văn, Sử, Địa, trường mời 543 cán bộ (trong đó mời 471 cán bộ chấm thi từ các trường THPT thuộc các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, TP Cần Thơ và 72 giảng viên của trường ĐH Cần Thơ) tham gia công tác chấm thi.
Đến thời điểm này, trường đã chấm xong vòng 1 tất cả các môn tự luận (trừ môn Toán khối D) và đang tiến hành chấm vòng 2 để thống nhất điểm. Dự kiến ngày 19/7 chấm xong môn Sử, ngày 20/7 chấm xong môn Địa, ngày 22/7 chấm xong các môn Toán và Văn.
Lãnh đạo Trường ĐH Cần Thơ cho hay, dự kiến trường chấm xong tất cả các môn vào ngày 22/7 và trường sẽ công bố kết quả vào ngày 25/7/2012.
ĐH Cần Thơ: Dự kiến điểm chuẩn 2012 cao hơn năm ngoái
Cán bộ chấm thi tại ĐH Cần Thơ đang tích cực chấm điểm các môn tự luận, dự kiến hoàn thành trước ngày 22/7. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Qua chấm các môn tự luận, PGS.TS Đỗ Văn Xê - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ cho biết, qua lấy ngẫu nhiên 20 túi bài chấm thi các môn, kết quả nhìn chung cho thấy tỷ lệ điểm trên 5 của năm nay so với năm 2011 tương đương hoặc có cao hơn.
Cụ thể, với môn Toán khối A cao nhất là 8,25 điểm và thấp nhất là 0 điểm (trong đó từ 5- 6,5 điểm trở lên khoảng 2,79% - 10,67%); môn Toán khối B điểm cao nhất là 10 điểm và thấp nhất là 0 điểm (trong đó từ 5 - 6,5 điểm trở lên khoảng 5,6% - 18,2%); môn Văn khối C điểm cao nhất 7,5 điểm và thấp nhất là 0,25 điểm (trong đó từ 5 - 6,5 điểm trở lên khoảng 2,5% - 29,2%); môn Văn khối D điểm cao nhất 8,5 điểm và thấp nhất là 0,50 điểm (mức từ 5 - 6,5 điểm trở lên khoảng 17,5% - gần 60%); môn Sử điểm cao nhất 8 điểm và thấp nhất 0 điểm (mức từ 5 - 6,5 điểm trở lên khoảng 3,54% - 16,40%); môn Địa điểm cao nhất 8,5 điểm và thấp nhất 0,5 điểm (từ 5 - 6,5 điểm trở lên khoảng 7,50% - gần 34%).
PGS.TS Đỗ Văn Xê cho biết, nhìn chung với mức điểm thống kê có được, năm nay điểm chuẩn dự kiến của trường sẽ cao hơn năm trước từ 0,5 đến 1 điểm.
ĐH Cần Thơ: Dự kiến điểm chuẩn 2012 cao hơn năm ngoái
Tại buổi làm việc với lãnh đạo Trường ĐH Cần Thơ, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết Bộ sẽ có mức điểm sàn hợp lý để các trường có nguồn tuyển dồi dào trong năm nay. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Tại buổi làm việc với Trường ĐH Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đánh giá cao công tác chấm thi tại ĐH Cần Thơ diễn ra đúng quy chế, an toàn, nghiêm túc.
Thứ trưởng Ga cho hay, đề thi năm nay không phải dễ mà có tính phân loại rất rõ ràng. Qua phổ điểm mà các trường thống kê đã cho thấy điều này, với sự phân hóa của các trường tốp trên, tốp dưới. “Điều đó cũng cho thấy thí sinh đã biết chọn trường để thi đúng với năng lực của mình chứ không phải chọn tràn lan như những năm trước”, Thứ trưởng Ga nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng cho rằng, qua khảo sát cho thấy khối C năm nay có điểm tốt hơn năm trước rất nhiều. Các môn Sử, Địa có điểm trung bình từ 5 trở lên cũng nhiều hơn. Cụ thể với môn Sử, ĐH Cần Thơ năm trước điểm từ 5 trở lên chỉ có 2,7% trong khi thống kê năm nay là trên 16%. Thứ trưởng Ga đánh giá, nhiều khả năng Trường ĐH Cần Thơ sẽ tuyển đủ chỉ tiêu vào trường ngay trong đợt 1.
“Dự kiến trước 10/8 Bộ sẽ tổ chức xét và công bố điểm sàn, sau đó các trường sẽ đưa ra điểm chuẩn và xét tuyển. Với kết quả số điểm ở mức khả quan thì Bộ sẽ có mức điểm sàn hợp lý để các trường có nguồn tuyển dồi dào trong năm nay”, Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định.
Huỳnh Hải

Hà Nội cải tạo, xây mới 724 trường mầm non

Hà Nội cải tạo, xây mới 724 trường mầm non

(Dân trí) - Thời gian tới, Hà Nội đặt mục tiêu cải tạo và xây mới hơn 700 trường mầm non, trong đó có 500 trường công lập, 224 trường ngoài công lập. Quy mô trường không quá 20 nhóm lớp/trường; số trẻ trung bình từ 30 - 35 trẻ/lớp.

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường học thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Hà Nội đặt mục tiêu phát triển mạng lưới trường, lớp đảm bảo cơ cấu hợp lý theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa, chuẩn hóa… góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố.
Thiếu trường, thiếu lớp khiến người Hà Nội phải xếp hàng đăng đơn cho con đi học.
Thiếu trường, thiếu lớp khiến người Hà Nội phải xếp hàng đăng đơn cho con đi học.
Đối với giáo dục mầm non, tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đi học đến năm 2015, số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đi học đạt ít nhất 35%, trẻ mẫu giáo đạt 90%, trong đó trẻ 5 tuổi đạt 100%; đến năm 2020, trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đạt trên 60%, mẫu giáo đạt 95% và duy trì 100% trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo.
Mỗi xã, phường, thị trấn, khu đô thị mới có ít nhất 1 trường mầm non công lập. Quy mô trường không quá 20 nhóm lớp/trường. Số trẻ trung bình từ 30 đến 35 trẻ/nhóm lớp. Diện tích tối thiểu cho 1 học sinh khu vực nội thành là 8m2, ngoại thành là 12m2. Đối với trường xây mới thực hiện theo tiêu chuẩn xây dựng tối thiểu là 15m2.
Hà Nội cho biết, toàn thành phố cần cải tạo và xây mới 724 trường mầm non giai đoạn 2011 - 2030, trong đó trường công lập 500 trường, ngoài công lập 224 trường. Cụ thể, giai đoạn 2011 - 2020 xây mới, cải tạo 300 trường công, 102 trường ngoài công lập; giai đoạn 2021 - 2030 là 200 trường công và 122 trường ngoài công lập.
Giáo dục tiểu học, Hà Nội phấn đấu đến năm 2015 cơ bản các trường học được xây dựng kiên cố hóa, hiện đại hóa. Mỗi xã, phường, thị trấn, khu đô thị mới có ít nhất 1 trường tiểu học công lập. Quy mô mỗi trường không quá 30 lớp và trung bình 30 học sinh/lớp. Diện tích tối tiểu cho 1 học sinh khu vực nội thành là 6m2, ngoại thành 10m2; đối với trường xây mới thực hiện theo tiêu chuẩn xây dựng tối thiểu 15m2/học sinh.
Toàn thành phố sẽ cải tạo và xây mới 234 trường tiểu học giai đoạn 2011 - 2030, trong đó giai đoạn 2011 - 2020 là 114 trường (công lập là 74 trường, ngoài công lập 40 trường); giai đoạn 2021 - 2030 là 120 trường (công lập 70 trường, ngoài công lập 50 trường).
Đối với trung học cơ sở, trong giai đoạn 2011 - 2030, thành phố đặt mục tiêu cải tảo, xây mới 108 trường, trong đó giai đoạn 2011 - 2020 là 50 trường (công lập 35 trường, ngoài công lập 15 trường); giai đoạn 2020 - 2030 là 58 trường (công lập 35 trường, ngoài công lập 23 trường).
Quy mô mỗi trường trung học cơ sở không có 45 lớp; trung bình 30 học sinh/lớp. Diện tích tối thiểu cho 1 học sinh nội thành 6m2, ngoại thành là 10m2; với trường xây mới thực hiện theo tiêu chuẩn xây dựng tối tiểu 15m2/học sinh.
Với giáo dục phổ thông giai đoạn 2011 đến 2030, toàn thành phố sẽ cải tạo và xây mới 112 trường, trong đó giai đoạn 2011 - 2020 là 50 trường (công lập 20 trường, ngoài công lập 30 trường), giai đoạn 2021 - 2030 là 62 trường (công lập 20 trường, ngoài công lập 42 trường). Hà Nội cũng đặt mục tiêu quy mô không quá 45 lớp/trường; trung bình cũng không quá 40 học sinh/lớp.