Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

Học sinh bị mời ra khỏi phòng thi vì nợ tiền ăn

Báo Tuổi trẻ đưa tin, ngày 9/5, nhiều phụ huynh học sinh Trường THCS Tân Phú (phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) cho biết rất bức xúc trước việc con em họ đang thi bị ban giám hiệu trường này đọc tên yêu cầu ra khỏi phòng thi và lùa vào một phòng khác.
Theo các học sinh, ngày 7/5 nhà trường tổ chức thi cuối học kỳ II. Khi vừa hết môn thi thứ nhất, 31 học sinh bán trú của hai khối lớp 6 và lớp 7 chuẩn bị thi môn thứ hai thì giáo viên coi thi được ban giám hiệu yêu cầu đọc tên các học sinh còn nợ tiền cơm tháng 4/2012 và buộc số học sinh này ra khỏi phòng thi khiến không khí trở nên lộn xộn.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383 

Suy nghĩ sâu sắc của nữ sinh 16 tuổi về đường tắt

Đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) từ bài thơ " Đường tắt" của Đặng Chân Nhân:
Luôn có một con đường ở trước bạn
Con đường dài mà bạn đang đi, hướng tới đích
Có một con đường ngắn hơn, cũng ở đó
Con đường nhỏ, ngắn và dễ đi hơn
Nó không dài, không tốn thời gian và không có một chướng ngại vật nào.
Nhưng
Con đường nhỏ ấy
Nó bỏ qua rất nhiều thứ
Nó không cho bạn một tí kinh nghiệm nào
Nó không làm cho bạn mạnh mẽ hơn
Nó không làm cho bạn tốt hơn
Và nó luôn là con đường sai.
Nhưng
Con người vẫn đi con đường nhỏ ấy
Những kẻ trộm đi con đường ấy để trở thành kẻ giàu
Những kẻ lừa dối đi con đường ấy để trở nên thành công
Chúng dễ dàng đạt được những thứ người khác đạt được một cách khó nhọc
Chúng trở nên thành công với nhưng ý nghĩ vô học
Liệu chúng có thể tồn tại?

Đặng Chân Nhân
(Sinh năm 1993)
Bài làm
Có một sự thật luôn tồn tại mà ai cũng biết: rằng nhiều kẻ bằng "ô dù", bằng nịnh nọt, bằng cách này hay cách khác mà trèo lên được chức vụ cao, làm ông to bà lớn, ung dung hưởng kết quả mà lẽ ra phải đánh đổi bằng rất nhiều cố gắng nỗ lực. Ai cũng biết và ai cũng bức xúc. Ai cũng bức xúc nhưng không ai dám nói to. Không ai dám nói to nhưng người ta thì thầm "ông ấy... bà nọ..." và ai cũng tặc lưỡi "biết rồi". Nói như Đặng Chân Nhân là ta đã quen nhìn nhiều người đi "Đường tắt"
"Luôn có một con đường ở trước bạn
Con đường dài mà bạn đang đi, hướng tới đích
Có một con đường ngắn hơn, cũng ở đó
Con đường nhỏ, ngắn và dễ đi hơn
Nó không dài, không tốn thời gian và không có một chướng ngại vật nào"

Mở đầu bài thơ "Đường tắt", Đặng Chân Nhân mở ra trước mắt ta hai con đường với hai viễn cảnh hoàn toàn trái ngược dù nó cũng dẫn tới một đích. Con đường dài là biểu tượng cho hành trình gian khó, phải trải qua bao gian nan thử thách mới có thể gặt hái được thành công. Còn con đường ngắn - đường tắt lại là ẩn dụ cho một hành trình ngắn hơn với những luồn lách, thậm chí gian trá để có thể được hưởng thành quả. Đặng Chân Nhân đã xây dựng một tương quan hoàn toàn đối lập: một bên dài - một bên ngắn; một bên đầy bão tố thử thách - một bên "không có chướng ngại vật nào" và "không tốn thời gian". Đánh vào tâm lí sợ khổ, sợ cực của con người, việc lựa chọn đường tắt quả là có một sức cám dỗ rất lớn.
Nhưng, cái gì cũng có giá của nó!
Lửa thử vàng, phải trải qua khó khăn con người mới có thể trở nên cứng cáp, phát huy hết năng lực bản thân, thậm chí bộc lộ những năng lực tiềm ẩn. Ta có thể sẽ vấp ngã rất đau nhưng giá trị là những bài học thu về. Đi trên con đường dài, vất vả song sẽ giúp ta ngày một trưởng thành hơn. Ta có quyền tự hào vì những gì tự mình gây dựng lấy. Niềm vui, niềm hạnh phúc khi đạt được thành quả cũng trở nên trọn vẹn.
Và như thế có nghĩa là, khi chọn đi con đường tắt, người ta đã bỏ qua tất cả những điều tuyệt vời đó
" Con đường nhỏ ấy
Nó bỏ qua rất nhiều thứ
Nó không cho bạn một tí kinh nghiệm nào
Nó không làm cho bạn mạnh mẽ hơn
Nó không làm cho bạn tốt hơn"

Tôi nghĩ, thứ mất đi có lẽ không chỉ có chừng ấy. Đường tắt dễ đi nhưng lệ phí để đi con đường ấy thực không nhỏ chút nào. Muốn đi đường tắt, người ta phải dùng không biết bao nhiêu là thủ đoạn, hoặc là khom gối mà xin, hoặc là cướp trắng trợn thứ đáng lẽ thuộc về người khác. Hay nói đúng hơn, họ phải bán rẻ nhân cách, bán rẻ những giá trị người của chính mình. Kẻ dám bán có hai loại: kẻ trộm và kẻ lừa dối. Bán đi rồi thì còn lại những gì
"Kẻ trộm đi con đường ấy để trở thành kẻ giàu
Kẻ lừa dối đi con đường ấy để trở nên thành công
Chúng dễ dàng đạt được những thứ người khác đạt được một cách khó nhọc
Chúng trở nên thành công với nhưng ý nghĩ vô học"

Đúng là đi đường tắt thì cái gì cũng dễ. Đi dễ, thành công dễ và mất cũng dễ. Mà đã mất là mất hết. Vì không có năng lực thực sự thì không khả năng giải quyết các yêu cầu công việc ở vị trí đó. Họ lúc nào cũng sống trong lo sợ sẽ có người hạ bệ mình, lúc nào cũng bất an, lúc nào cũng phải tìm cách lấp liếm sự kém cỏi. Nhưng, dù sớm hay muộn, họ chắc chắc cũng sẽ bị lật tẩy.
Câu hỏi cuối bài thơ vang lên đầy day dứt: "Liệu chúng có thể tồn tại?". Đây có thể cũng là một lời nhắc nhở, một lời cảnh báo. Đặng Chân Nhân khẳng định đường tắt "luôn là con đường sai". Nó chỉ đem đến thành công trước mắt mà không thể duy trì lâu dài, hơn nữa cái giá phải trả cho nó là quá lớn. Không chỉ với một người mà với cả cộng đồng, với cả kẻ đi dường tắt và người lựa chọn đường dài. Vì thành công bằng lối tắt là không công bằng với những người đã và đang nỗ lực bằng tất cả khả năng của mình. Nó sẽ khiến những người có năng lực thực sự mất niềm tin, hao mòn ý chí phấn đấu và nhiệt huyết cống hiến cho xã hội. Không dừng lại ở đấy. Hậu quả của nó còn khủng khiếp hơn rất nhiều.
Hãy là một phép nhẩm đơn giản. Rằng những người đi đường tắt thì thường ngồi lên chức vị cao. Ngồi ở chức vị cao thì đưa ra những quyết sách quan trọng. Nhưng vì không có năng lực nên quyết sách quan trọng hay bị sai lầm. Một quyết sách sai lầm thì hậu quả nặng nề của nó cả cộng đồng phải gánh chịu. Hơn nữa những kẻ đi đường tắt sẽ khiến cả xã hội mất cân bằng ghê gớm. Chính vì đi đường tắt, không có năng lực thực sự, nên những kẻ ấy luôn cố gắng tìm cách che đậy sự kém cỏi của mình. Nhu cầu ấy sẽ kéo theo một loạt tệ nạn khác trong xã hội: mua quan bán chức, mua bằng, thi hộ... Những cái giả cứ thế lên ngôi, các giá trị cũng bị làm giả một cách trắng trợn. Niềm tin cũng theo đấy đổ vỡ. Xã hội bị gặm rỗng từ bên trong.
Ta phải nhìn thằng vào sự thật: rằng ngày càng có nhiều người muốn đi đường tắt. Từ cậu học trò không học nhưng muốn thi đỗ nên giờ bài quay cóp cho đến ông bộ trưởng nào đấy với cái bằng trị giá nghìn đô. Nó không ở một cá nhân mà đang lây lan trong cộng đồng như một thứ bệnh dịch. Gần đây người ta xôn xao vì clip ghi hình giám thị đáp bài cho thí sinh, thí sinh ngang nhiên giở tài liệu chép trong kì thi tốt nghiệp THPT. Nó trắng trợn quá. Và sự trắng trợn ấy đã diễn ra từ rất lâu rồi. Vì sao? Vì ai cũng muốn đi đường tắt. Đường tắt đã nhân bản muôn hình vạn trạng trong cuộc sống.
Không phải tự dưng mà những kẻ đi đường tắt có thể tồn tại. Không có người dung túng mở đường thì liệu những kẻ đó có thể đi được? Và, chúng còn được tiếp sức bởi chính cộng đồng. Vì chúng ta thích những thứ hào nhoáng, quá coi trọng bằng cấp mà quên đi giá trị thực sự bên trong. Tâm lí ấy dường như đã ăn sâu vào con người chúng ta.  
Hãy thay đổi.
Vì dẫu biết những kể đi đường tắt sớm muộn cũng bị lật tẩy, bị thay thế nhưng cho đến lúc ấy thì không biết đã kịp gây ra bao nhiêu hậu quả. Có thể khắc phục nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian mà không thể phục hồi nguyên trạng ban đầu. Cùng giống như xây nhà vậy hãy xây cẩn thận ngay từ đâu còn hơn xây rối và sau này phải hì hục sửa chữa,chắp vá.
Bài thơ "Đường tắt" của Đặng Chân Nhân có lẽ sẽ khiến không ít người giật mình trước những suy nghĩ quá đỗi sâu sắc của một cậu bé 15 tuổi. Bởi nó đã vạch ra, phân định rõ ràng cho ta thấy bản chất đúng - sai giữa hai con đường, hai sự lựa chọn, giữa sống giả và sống thật.
Và bạn, bạn sẽ chọn con đường nào?
  • Hoàng Quỳnh Phương
(Lớp 11 Văn, Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi - đường Ngô Quyền - thành phố Hải Dương - tỉnh Hải Dương)

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383 

Trẻ em Hà Nội đi học nhờ may rủi



Năm 2012, phụ huynh Hà Nội bốc thăm tìm suất vào mẫu giáo cho con. Ảnh: Xã luận

Năm 2012, thành ủy Hà Nội đặt quyết tâm không để phụ huynh phải thức đêm để xin học cho con. Theo yêu cầu của UBND thành phố, nếu quận huyện nào để xảy ra tình trạng đó thì lãnh đạo phòng GD quận, huyện đó phải chịu trách nhiệm. Vì vậy , phương án bốc thăm vốn mới chỉ được một số trường mầm non ở Hà Nội thực hiện ở các năm trước thì năm nay đã được nhiều trường sử dụng rộng rãi.

Như vậy, việc các bé đến tuổi đi học mầm non ở Hà Nội đến tuổi mẫu giáo có được đi học hay không lại tiếp tục phụ thuộc vào sự may rủi. Cách này tuy giảm sự mệt mỏi của phụ hynh nhưng nhiều lãnh đạo phòng giáo dục chia sẻ sự phiền muộn vì không đủ lớp cho các em đến tuổi đi học.

Năm nay ngành giáo dục Hà Nội tiếp tục báo cáo nhiều thành tích đáng kể. Tuy không dẫn đầu như một số năm trước nhưng năm 2012, Hà Nội vẫn nằm trong top 10 tỉnh thành có điểm thi trung bình vào đại học cao nhất, xếp thứ 3 với 12,8 điểm. Hà Nội có đến 33 trường và 59 học sinh đố thủ khoa vào các trường Đại học. Đặc biệt, nhiều trường có chất lượng chưa được nổi bật vẫn có từ 1-3 học sinh đỗ thủ khoa đại học như Trường THPT Đa Phúc (huyện Sóc Sơn), THPT Vân Nội (Đông Anh), THPT Phúc Thọ, THPT Ngọc Tảo (huyện Phúc Thọ)…và một số trường ngoài công lập như THPT Nguyễn Siêu, THPT Lô-mô-nô-xốp, THPT Newton, THPT Vạn Xuân. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hệ THPT là 98,24%, hệ GDTX là 92, 15%.

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư bách khoaGia sư toángia sư tiếng anh Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383 

Việt kiều và 80 tấm bản đồ

Kể từ khi TS Mai Hồng (viện Nghiên cứu Hán – Nôm) công bố tấm bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ do nhà Thanh (Trung Hoa) ấn hành năm 1904, với chi tiết điểm cực nam của lãnh thổ Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam, thì một người Việt khác đang sống ở Hoa Kỳ cũng bước vào cuộc tìm kiếm những tấm bản đồ tương tự ở hải ngoại. Anh là Trần Thắng, chủ tịch viện Văn hoá giáo dục Việt Nam (IVCE) tại Hoa Kỳ. Cuộc tìm kiếm của anh đã thu được những thành quả ban đầu.
Trần Thắng và cuốn Postal Atlas of China (1933)
Thực ra từ năm 2010, Trần Thắng đã tiếp xúc với những tấm bản đồ liên quan đến vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lúc đó, tôi và các đồng nghiệp ở viện Nghiên cứu phát triển kinh tế – xã hội Đà Nẵng đang triển khai đề tài nghiên cứu Font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa – thành phố Đà Nẵng. Trong quá trình nghiên cứu, tôi được biết một số thư viện ở Hoa Kỳ như thư viện đại học Princeton, thư viện Astor ở New York, thư viện đại học Columbia… đang lưu giữ những tấm bản đồ do phương Tây xuất bản trong các thế kỷ 16 – 19, có vẽ hoặc ghi chú các quần đảo Paracel, Pracel… (Hoàng Sa) và Spartly (Trường Sa) thuộc về chủ quyền của Việt Nam. Tôi nhờ Trần Thắng tìm đến những thư viện trên để xin sao chụp các bản đồ này gửi về cho tôi.
Đến ngày 25/8/2012, Trần Thắng đã mua được 80 bản đồ riêng lẻ được in ấn tại Anh, Ðức, Úc, Canada, Mỹ và Hong Kong trong khoảng thời gian 1626 – 1980. Những bản đồ này gồm hai nhóm: nhóm thứ nhất là những bản đồ Trung Quốc, trên đó, phần lãnh thổ của Trung Quốc luôn được tô khác màu hoặc được giới hạn bằng những đường kẻ đậm nét, để phân biệt với lãnh thổ các nước láng giềng và chung một đặc điểm là cương giới của Trung Quốc chỉ đến cực nam của đảo Hải Nam. Nhóm thứ hai là những bản đồ Việt Nam hoặc bản đồ khu vực Đông Nam Á, trên đó có thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Đặc biệt, Trần Thắng đã phát hiện ba tập atlas (tập bản đồ) do chính quyền Trung Quốc xuất bản trước đây, rất có giá trị trong việc phản biện những đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cuốn thứ nhất là Atlas of the Chinese Empire – Trung Quốc địa đồ, xuất bản năm 1908, in bằng tiếng Anh. Tập bản đồ này gồm một bản đồ tổng thể vẽ toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và 22 bản đồ các tỉnh của Trung Quốc. Các bản đồ đều có kích thước 31 x 41cm. Ðây là tập bản đồ chính thức, được in lần đầu tại Trung Quốc với số lượng giới hạn. Tập bản đồ này do phái bộ The China Inland Mission, có trụ sở ở Thượng Hải, London, Philadelphia, Toronto và Melbourne, biên soạn và phát hành với sự giúp đỡ của tổng cục Bưu chính Thanh triều và sự trợ giúp kỹ thuật của một người Anh tên là Edward Stanford. Tập bản đồ này Trần Thắng mua từ một nhà sưu tập sách cũ ở Anh.
Cuốn thứ hai là Atlas Postal de Chine – Trung Hoa bưu chính dư đồ – Postal Atlas of China do tổng cục Bưu chính, thuộc bộ Giao thông Trung Hoa dân quốc xuất bản tại Nam Kinh năm 1919. Sách được in bằng ba thứ tiếng: Trung – Anh – Pháp. Tập bản đồ này gồm một bản đồ tổng thể và 46 bản đồ các tỉnh, đều có kích thước là 61 x 71cm. Tập bản đồ này thuộc sở hữu của một nhà sưu tập ở Ba Lan và đang được rao bán với giá 5.000 USD.
Cuốn thứ ba cũng có tên Atlas Postal de Chine – Trung Hoa bưu chính dư đồ – Postal Atlas of China, cũng do tổng cục Bưu chính bộ Giao thông Trung Hoa dân quốc xuất bản tại Nam Kinh vào năm 1933. Tập bản đồ này cũng in bằng ba thứ tiếng Trung – Anh – Pháp, gồm một bản đồ tổng thể và 29 bản đồ các tỉnh, bao gồm cả Tây Tạng và Mông Cổ. Các bản đồ được in với kích thước 61 x 71cm. Tấm bản đồ số 23 trong tập bản đồ này là bản đồ tỉnh Quảng Đông, bao gồm cả đảo Hải Nam. Vì đảo Hải Nam không nằm trọn trong bản đồ nên người ta in thêm phần đảo Hải Nam ở góc trái. Trần Thắng đã mua được tập bản đồ này từ một nhà sưu tập ở New York.
Các tập bản đồ này được đặt tên là Trung Hoa bưu chính dư đồ vì đây là sản phẩm của chương trình thiết lập bản đồ bưu chính do nhà Thanh vạch ra vào năm 1906 và được Chính phủ Trung Hoa dân quốc kế tục. Các bản đồ được lập chi tiết ở từng tỉnh, thể hiện rõ các con đường vận chuyển thư từ, công văn trong các tỉnh, thành của Trung Quốc. Vì thế, nơi nào không thuộc lãnh thổ Trung Quốc thì họ không đưa vào các tập bản đồ. Đây là những tài liệu chính thống do Nhà nước Trung Quốc phát hành vào nhiều thời điểm lịch sử khác nhau, và thể hiện rằng Trung Quốc luôn thừa nhận cương vực phía nam của họ chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam.
Hiện tại, Trần Thắng đang vận động bạn bè quyên góp tiền để mua cuốn Atlas Postal de Chine – Trung Hoa bưu chính dư đồ – Postal Atlas of China in năm 1919, vì đây là cuốn sách được in rất ít, có giá trị sử liệu cao.
Được biết, vào tháng 10 hoặc tháng 11 sắp tới, liên đoàn Luật sư Việt Nam sẽ tổ chức hội thảo quốc tế về Biển Đông. Vì thế, luật sư Trương Trọng Nghĩa, phó chủ tịch liên đoàn Luật sư Việt Nam, đã đề nghị Trần Thắng đưa toàn bộ số bản đồ mà anh mua được về Việt Nam, kết hợp với nguồn bản đồ của các nhà sưu tầm và nghiên cứu ở trong nước để tổ chức cuộc triển lãm chủ đề Bản đồ cổ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong khuôn khổ hội thảo này.
Bản đồ tỉnh Quảng Đông trong cuốn Postal Atlas of China xuất bản năm 1933. Phần lãnh thổ cực nam của Trung Quốc trong bản đồ này chỉ đến đảo Hải Nam.
Bản đồ tổng thể vẽ đế quốc Trung Hoa trong cuốn Atlas of the Chinese Empire xuất bản năm 1908.
Bản đồ tổng quát lãnh thổ của Trung Hoa dân quốc trong cuốn Postal Atlas of China xuất bản năm 1933.
Theo Trần Đức Anh Sơn, phó viện trưởng viện Nghiên cứu phát triển kinh tế – xã hội Đà Nẵng (Sài gòn Tiếp thị)


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383 

Tư tưởng Khổng giáo trong giáo dục đại học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc (TQ) trong những năm gần đây đã thiết lập hàng trăm Học viện Khổng Tử trên toàn thế giới được chính phủ TQ tung hô như những giá trị cốt lõi của TQ hiện đại.
Vậy thực tế chính phủ TQ đã phát triển tư tưởng Khổng giáo như thế nào trong giáo dục đại học?

Khổng Tử (551–479 trước CN)
Mô hình quản lý
Theo lý giải của Gs. Marginson (2011), hệ thống tư tưởng Khổng giáo trong giáo đại học ở TQ và một số quốc gia chịu ảnh hưởng của Khổng giáo ở Châu Á (kể cả Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore, Hong Kong, Nhật, Đài Loan) được phát triển dựa trên bốn yếu tố sau:
- Chính sách quản lý và kiểm soát chặt chẽ của nhà nước thể hiện qua những điều luật, qui định chi tiết và những ưu tiên nghiên cứu chiến lược so với các quốc gia ở Tây Âu (xuất phát từ tư tưởng nhà nước thống nhất “bình thiên hạ”, cấp dưới phục tùng cấp trên).
- Tốc độ phát triển về qui mô của sinh viên và sự đóng góp học phí/ đầu tư cho giáo dục của các hộ gia đình (tức truyền thống “hiếu học” của người dân).
- Sự chọn lựa gắt gao sinh viên qua các kỳ thi tuyển sinh quốc gia (tức xuất phát từ lối thi cử lều chỏng học theo kiểu tầm chương trích cú để ra làm quan, làm “công bộc” cho dân và… kiếm tiền).
- Sự đầu tư rất lớn của nhà nước cho nghiên cứu thông qua việc mở cửa nền kinh tế và nguồn lực thu được từ học phí cũng như các khoản tài trợ của nhà nước nhằm hình thành nên các trường đại học nghiên cứu hàng đầu (tức “vua chăm lo cho con dân” thông qua tiền thuế của người dân và tài nguyên của đất nước).
Nhằm duy trì vai trò của nhà nước trong việc kiểm soát chặt chẽ các cơ sở giáo dục đại học, TQ duy trì sự lãnh đạo toàn diện của Đảng thông qua đảng ủy và hiệu trưởng. Đảng ủy theo đó đóng vai trò giống như hội đồng trường trong việc định hướng chiến lược và ra các quyết định về vấn đề nhân sự. Tuy nhiên, do tất cả các thành viên của Đảng ủy là cán bộ trong trường (internal stakeholders) nhưng lại quản trị nhà trường trong bối cảnh kinh tế thị trường cạnh tranh và toàn cầu hóa nên các trường đại học rất cần các hội đồng trường theo đúng nghĩa, tức thành phần của hội đồng trường bao gồm các chuyên gia về các lĩnh vực, đặc biệt là quản trị, tài chính, kinh doanh, và học thuật trong và ngoài trường, theo đó, số thành viên bên ngoài nhiều hơn số thành viên bên trong. Song song đó, các trường tuy được phần nào được cởi trói nhưng quyền tự do học thuật, đặc biệt đối với các ngành khoa học xã hội luôn là điều cấm kỵ trong xã hội TQ nhằm đảm bảo sự “ổn định để phát triển” theo tư tưởng của Khổng giáo chứ không phải “phát triển để ổn định” theo quan điểm của các nước phương Tây.
Tuy nhiên, chính phủ TQ đã khôn khéo trong việc học hỏi và sử dụng các hình thức quản trị tiên tiến theo hệ tự do mới (neo-liberalism) hay quản lý công mới (new public management) từ phương Tây nhằm cải cách hệ thống giáo dục đại học của quốc gia (Mok 2009) theo hướng cận thị trường (quasi-market) với sự tham gia quản lý và kiểm soát của nhà nước (state control). Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học được trao quyền làm ăn kinh tế và mở rộng hoạt động doanh nghiệp, đồng thời chuyển từ nghiên cứu riêng lẻ đơn ngành theo mô thức 1 (mode 1) sang nghiên cứu liên kết đa ngành theo mô thức 2 (mode 2) (Gibbons et al. 1994), kết hợp với kiểm định chất lượng và hình thành cơ chế đảm bảo trách nhiệm xã hội và giải trình.
Mặc dù TQ sao chép và gián tiếp sử dụng mô hình quản lý công mới của các nước phương Tây nhưng nhà nước vẫn duy trì kiểm soát chi tiết chương trình giảng dạy, bổ nhiệm nhân sự cấp cao, kể cả định hướng nghiên cứu (Huang 2009; Newby et al. 2009; Oba 2007; Yamamoto 2007:82) với lập luận nếu nhà nước không duy trì chính sách quản lý nhà nước tập quyền thì sẽ rất dễ dẫn đến sự phân chia cát cứ và bạo động. Điều này trái ngược với mô hình giáo dục đại học Anh-Mỹ - tức các cơ sở giáo dục đại học được giao nhiều quyền tự chủ hơn trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng với sự hỗ trợ, giám sát của nhà nước nhưng phải đi đôi với trách nhiệm xã hội và giải trình. 

Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383 

Thanh niên là sức mạnh quốc gia

Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy

Trung Quốc không  đáng sợ

Thưa ông, trước tình hình Trung Quốc ngày càng lộ rõ quyết tâm độc chiếm Biển Đông, xuất hiện nhiều cách nghĩ và tâm thế khác nhau của người trẻ. Quan điểm của ông thế nào?

Năm nay tôi đã 80 tuổi Âm lịch, hiện vẫn còn tham gia giảng dạy nên tiếp xúc rất nhiều với giới trẻ, nhất là với sinh viên.

Theo nhận xét chủ quan của tôi, hiện nay, giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là giới sinh viên, có hai khuynh hướng tâm lý khá rõ ràng đối với Trung Quốc: Một là miệt thị, coi thường, bài bác, ghét bỏ Trung Quốc; hai là sợ Trung Quốc, vì thấy họ đông, mạnh, với tiềm lực quân sự vượt trội so với chúng ta.

Cả hai quan điểm đó, nếu không có sự uốn nắn, dẫn dắt kịp thời thì nó sẽ đưa đến những hệ quả rất bất lợi cho đất nước, bởi vì thanh niên chính là người chủ đất nước sau này, là những người phải trực tiếp đứng ra đối phó với cường quốc láng giềng. Bài toán tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc không thể giải trong ngày một ngày hai, nên thế hệ thanh niên ngày nay đương nhiên phải tiếp nối các thế hệ đi trước gánh vác trách nhiệm này.

Chúng ta phải thật hiểu Trung Quốc thì mới thấy rằng đó là một nỗi sợ hãi không đáng có. Trung Quốc đúng là một nước lớn, đất rộng, người đông, có nền văn hóa lâu đời, có sức mạnh mềm tương đối nổi bật.

Trong hơn 30 năm cải cách, mở cửa vừa qua họ đã phát triển rất nhanh và trở thành công xưởng của thế giới. Đi đâu cũng thấy hàng Trung Quốc, nơi nào cũng thấy Trung Quốc xâm nhập. Nhưng Trung Quốc cũng có những điểm yếu, có "gót chân Achilles".

Các bạn trẻ có thể không biết, tôi từng sống qua thời kỳ sau 1975, do một số sai lầm về chính sách nên kinh tế và đời sống trong nước rất khó khăn nhưng chúng ta không e ngại bất cứ quốc gia nào.

Bây giờ, chúng ta có thể còn khó khăn nhưng tính theo thu nhập đầu người thì cũng đã thoát nghèo, tiềm lực của chúng ta đã khá hơn trước rất nhiều. Chúng ta cũng có quan hệ ngoại giao rộng mở, là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế chủ chốt. Nên không có lý do gì chúng ta phải sợ. Tôi tôn trọng vai trò nước lớn của Trung Quốc, những lợi ích chính đáng của Trung Quốc nhưng tôi không sợ.

Thế còn về xu hướng miệt thị?

Tôi đã ở Trung Quốc khá nhiều năm, từng tận mắt nhìn thấy sự viện trợ to lớn của nhân dân Trung Quốc dành cho Việt Nam

Thời kỳ 1966 - 1967, Trung Quốc vừa mới thoát ra khỏi cuộc "Đại nhảy vọt", người dân đói rách vô cùng. Một năm, mỗi người dân Trung Quốc chỉ được phát một thước Trung Quốc vải, tức là 33 cm, để vá quần áo rách. Thế nhưng người ta vẫn viện trợ cho mình rất nhiều vải. Có những thứ mà họ chưa trang bị được hết cho quân đội của họ, còn chưa có cái mới, họ lấy cái vừa trang bị cho bộ đội của họ để viện trợ cho ta. Tất nhiên, những người lãnh đạo của họ bấy giờ có thể có những mưu tính nhưng nhân dân họ đã hy sinh rất nhiều để viện trợ cho chúng ta. Chúng ta phải ghi nhớ công ơn đó.

Vậy nên chuyện mình miệt thị với nhân dân Trung Quốc, theo tôi là không nên. Chúng ta phải sống hòa thuận, tôn trọng và nếu nhân dân bạn chưa hiểu, chúng ta phải tuyên truyền, làm rõ những hiểu lầm không đáng có giữa hai bên.

Cường quốc nào cũng có lúc suy yếu

Rất nhiều người thắc mắc rằng, làm thế nào để lấy lại các đảo ở Hoàng Sa và giữ vững các đảo của ta trước lòng tham của Trung Quốc?

Riêng về Biển Đông, phải rất rõ ràng. Hoàng Sa mà họ chiếm từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa tháng 1/1974 thì dứt khoát là của Việt Nam, không tranh cãi. Bởi vì khu vực đó là người Pháp giao lại cho chính quyền miền Nam Việt Nam theo Hiệp định Genève năm 1954 và họ tiếp quản suốt từ năm 1956 cho đến tận năm 1974. Khi tôi nói điều này thì tất cả nhân dân, nhà bình luận thế giới đều phải thừa nhận là đúng.

Thời cơ để chúng ta đòi lại các đảo đã mất, sẽ đến. Ta phải chuẩn bị. Đời tôi không làm được, thì đời con, đời cháu tôi phải làm. Cường quốc nào cũng có lúc suy yếu, chứ không riêng gì Trung Quốc. Phải dạy thanh niên rằng, đó là lãnh thổ thiêng liêng, là chủ quyền của Việt Nam. Giữ vững chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa và các khu vực hợp pháp trên Biển Đông là nhiệm vụ cha truyền, con nối. Chúng ta phải xây dựng lực lượng mạnh mẽ, rèn luyện ý chí, sẵn sàng chớp lấy thời cơ chứ đừng để thanh niên quên mất. Chúng ta phải thu hồi bằng cách kết hợp đủ các biện pháp khi thời cơ đến.



Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư sư phạmGia sư lýgia sư tiếng trung Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383

Dựa vào đâu để cân nhắc bỏ hay giữ “học lễ”?

Thống nhất nghĩa gốc của “lễ” để khỏi bàn cãi vô bổ
Cứ làm như chúng ta có quyền đưa ra khái niệm “lễ” cho thời hiện đại. Không đâu! Chữ “lễ” (trong “tiên học lễ”) là di sản ngàn năm, sửa đổi tuỳ tiện là mắc tội. Sửa đổi đến mất cả nghĩa gốc thì tội nặng lắm. Với di sản vật thể cũng vậy. 
Ngày xưa, tổ tiên ta học “Lễ” đúng với nghĩa gốc của Lễ; và học “Văn” cũng đúng nghĩa của Văn (để làm quan văn). Ngày nay, vẫn y nguyên “tiên học lễ, hậu học văn” nhưng cách giải thích thì đủ kiểu. Ngoài ra, nhiếu ý kiến khăng khăng “phải học lễ”, nhưng học gì, thì bỏ lửng… Chỉ khổ các cháu: bị thúc “học đi” mà chẳng biết học gì, ở đâu, ai dạy...
Trước năm 1945, “lễ” được dạy ngay từ bậc tiểu học, trong môn Luân Lý (gọi tắt của Luân Thường và Đạo Lý). Học sinh dưới 10 tuổi phải học ứng xử trong nhiều mối quan hệ - chủ yếu là quan hệ với người “bậc trên” - gồm tới mấy chục bài. Dẫu vậy, cái quy tắc cốt lõi toát ra từ các bài vẫn thể hiện trung thành nghĩa gốc của khái niệm “lễ”.
Ngày nay, hô hào học sinh cả nước học “lễ” mà không có nội dung học , không có sách giáo khoa, và bói không ra thầy dạy “lễ”.    
Khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn ở Văn Miếu- Quốc Tử Giám
Cái quy tắc cốt lõi
Phương châm “tiên học lễ, hậu học văn” thâm nhập nước ta rất sớm: trước khi ta có Văn Miếu. Không thể thay đổi bất cứ chữ nào trong cụm từ 6 chữ này mà không làm biến dạng (kể cả làm méo mó, xuyên tạc) nghĩa gốc của cụm từ.
Bởi vậy, không thể tuỳ tiện giải thích chữ “lễ” khi nó nằm ở phương châm trên.
“Lễ” đưa quy tắc ứng xử (giao tiếp), trước hết là với bậc trên, rồi đến bậc ngang hàng và bậc dưới. Trẻ em chủ yếu ứng xử với bậc trên.
Vậy thì quy tắc thép khi ứng xử với “bậc trên” là: Kính cẩn (khúm núm) và Tuân phục (cấm cãi). Thay đổi quy tắc này thì chữ “lễ” của đức Khổng Tử sẽ thành chữ “lễ” mà cá nhân ông A hay bà B nào đó, đang tuỳ tiện sử dụng ở thời nay.
Bởi vậy làm rõ khái niệm mà “lễ” vốn có, chúng ta sẽ dễ thống nhất:
1)    được phép thay đổi “lễ” tới mức nào (để nghĩa gốc vẫn còn);
2)    Cần duy trì nó, hay cần thay thế nó. 
Té ra, một đứa trẻ có vô thiên lủng “bậc trên”
- Với người lớn, “bậc trên” cũng đủ nhiều.
Không chỉ có thần linh và Quân - Sư - Phụ... Mà ngay trong những quan hệ tưởng như bình đẳng, vẫn có trên - dưới: Anh là bậc trên của em (quyền huynh thế phụ), chồng bậc trên của vợ (xuất giá tòng phu). Vẫn phải áp dụng quy tắc kính cẩn và tuân phục.
- Với đứa trẻ, số “bậc trên” còn nhiều kinh khủng.
Đứa trẻ vừa sinh ra (khóc oe oe) đã thấy quanh mình toàn là bậc trên: anh chị, cha mẹ, ông bà… Bước chân vào mẫu giáo cũng vẫn vậy: Bạn ngang tuổi thì ít (chỉ 1-2 triệu), nhưng các anh chị lớp trên rất nhiều (20 triệu) và người lớn càng nhiều (60-70 triệu)…


Công ty gia sư Easy-learn gồm những đội ngũ gia sư chất lượng cao bao gồm Gia sư ngoại thươngGia sư toángia sư tiếng pháp Cam kết mang lại kết quả học tập hoàn hảo cho con em bạn Liên Hệ Mr Tú 0946.486.568 Mr Quỳnh 0902 898 383